Tượng trưng và luận lý

Một phần của tài liệu Giáo trình luận lý học (Trang 71 - 72)

II. PHẠM VI TRIẾT HỌC

2. Tượng trưng và luận lý

Một điểm đáng lưu ý ngay là: tri thức tượng trưng không đi theo đường lối suy diễn luận lý. Trong tượng trưng, thực tại xuất hiện ngay trong cái nhìn trực giác, khỏi cần lần mò dò dẫm. Dấu tượng trưng sử dụng chiếc cầu giác quan để đi sâu vào nội địa tâm trí. Cho nên, lối tri thức này đòi hỏi một cái nhìn cảm thông, và khợi động nơi con người những động lực tiềm tàng như: sợ hãi hay ước vọng thầm kín. “Nhà soạn nhạc có tài diễn ta,û bằng âm thanh, những gì giác quan không thể giải thích được. Biểu lộ những bí ẩn nhân sinh sâu xa hơn chính những bí ẩn của bản thân”. Trong một tác phẩm nghệ thuật, hiện tượng vật lý biểu lộ thực tại siêu vật lý. Những tâm tình đặc biệt nhất của tác giả đều có chứa đựng một cái gì đó, vượt qua chính kinh nghiệm bản thân của tác giả. Thính giả thưởng thức nhạc phẩm, như được tiếp xúc với một tâm hồn, để rồi khám phá ra chính tâm hồn mình và còn được đưa đi xa hơn nữa: đi vào tâm hồn của con người vĩnh cửu, vượt thời gian và không gian. Chúng ta có thể áp dụng cái nhận xét của một học giả về thế giới âm nhạc, cho thế giới tượng trưng. Đang khi tư tưởng luận lý nhằm nêu ra đề tài và đúc kết thành hệ

thống mạch lạc, tư tưởng tượng trưng chỉ nhằm gợi ra, dẫn dụ mà thôi. Do đó khó giải thích ý nghĩa tượng trưng.

Trong lãnh vực triết học, tư tưởng có giới hạn và thống nhất các ý nghĩa của một từ ngữ. Đối lại, dấu tượng trưng gồm một trật nhiều ý nghĩa, có khi lại trái nghịch nhau nữa. Theo luận lý học, mọi sự đều qui về những nguyên lý hiển nhiên và được dẫn tới những kết luận chính xác. Hoạt động của giác quan chỉ cần thiết ở giai đoạn tiếp thu các dữ kiện cụ thể, để tiến xa hơn. Trái lại, trong lãnh vực tượng trưng, giác quan luôn luôn cộng tác chặt chẽ với tinh thần. Chúng ta có thể nói: tư tưởng luận lý, qua trung gian của ngôn ngữ, bắt buộc phải trình bày, diễn giải, và như thế, cắt xén thực tại và chỉ có thể biểu lộ thực tại một cách tuần tự phiếm diện mà thôi. Một triết gia như Henri Bergson đã nhận thấy điều ấy. Tri thức tượng trưng đi sâu vào thực tại và bao quát toàn diện. Ý tưởng nhắm lý trí, tuy cần nhờ giác quan nâng đỡ, nhưng vẫn phải vượt qua lãnh vực khả giác. Khoa học chỉ nhằm cái phổ quát. Dấu tượng trưng huy động cả sinh hoạt giác quan lẫn sinh hoạt tinh thần.

Một phần của tài liệu Giáo trình luận lý học (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w