HÌNH và THỂ CÁCH của TAM ĐOẠN LUẬN

Một phần của tài liệu Giáo trình luận lý học (Trang 29 - 32)

Trong một TAM ĐOẠN LUẬN, phân biệt HÌNH và THỂ CÁCH. Hình là do cách xếp đặt các từ ngữ trong tiền đề, theo vị trí Chủ từ và Thuộc từ. Bố cục các mrệnh đề theo hai phương diện

phẩm và lượng xác định những thể cách (hay mẫu) Tam đoạn luận.

A. HÌNH

Thực tế, xét vị trí của trung từ ở tiền đề. Có 4 vị trí làm thành 4 hình tam đoạn luận:

1. Vị trí M làm chủ từ ở Đại đề Thuộc từ ở Tiểu đề: Chủ từ - Thuộc từ: M ⊂ P

S ⊂ M S ⊂ P 2. Vị trí M làm Thuộc từ ở trong hai tiền đề: Thuộc từ - Thuộc từ: P ⊂ M

S ⊂ M S ⊂ P 3. Vị trí M làm Chủ từ ở trong hai Tiền đề:

Chủ từ - Chủ từ: M ⊂ P

M ⊂ S S ⊂ P

4. Vị trí M làm Thuộc từ ở Đại đề và Chủ từ ở Tiểu đề Thuộc từ - Chủ từ: P ⊂ M

M ⊂ S (đây là hình 1 đảo ngược).

S ⊂ P

B. THỂ CÁCH

Trên nguyên tắc, mỗi hình có thể có 16 thể cách, vì mỗi tiền đề có thể là A, E, I hay O:

Đại đề: A E I O Tiểu đề: A E I O A E I O A E I O A E I O Và 4 hình có tất cả 64 thể cách. Nhưng, chỉ có 19 thể cách hợp lệ, được phân phối như sau:

HÌNH 1 Đ T K HÌNH 2 Đ T K (4) A A A (4) E A E E A E A E E A I I E I O E I O A O O HÌNH 3 A A I HÌNH 4 A A I Tiền đề

(6) E A O (5) A E E

I A I I A I

O A O E A O

E I O E I O

C. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH 1, HÌNH 2 VAØ HÌNH 3

1. Đặc điểm

a) - Hình 1: Đại đề phổ quát, Tiểu đề khẳng định. b) - Hình 2: Đại đề phổ quát, 1/2 Tiền đề phủ định. c) - Hình 3: Tiểu đề khẳng định, Hậu đề đặc thù.

2. Giải thích

a) - Hình 1:

- Nếu Đại đề đặc thù, chúng ta có những thể cách sau đây: + IAI: lỗi luật về trung từ.

+ IEO: lỗi luật về hậu đề. + OAO: lỗi luật về trung từ.

Các Tiền đề I I, I O và OE, OI, O O: đương nhiên là bất hợp lệ. Vậy, Đại đề phải phổ quát.

- Nếu Tiền đề phủ định, chúng ta có những thể cách sau đây: + EAE và EAO: lỗi luật về trung từ, OAO cũng thế. + Những thể thức E E và E O: bất hợp lệ. Không thể có

những tiền đề với đại đề đặc thù được, như vừa kể trên. Do đó, Tiểu đề phải khẳng định.

b) - Hình 2:

- Nếu Đại đề đặc thù, chúng ta có: với Tiểu đề phổ quát: + I A I, OA O: lỗi luật về Trung từ, về Hậu đề.

+ IEO: lỗi luật về Hậu đề. Nên, Đại đề phải phổ quát. - Nếu hai Tiền đề khẳng định, và theo hình 2, M làm Thuộc từ ở hai Tiền đề, các thể cách lỗi luật về Trung từ.

Vậy phải có một trong hai Tiền đề phủ định mà thôi: cả hai phủ định là đương nhiên bất hợp lệ.

- Nếu Tiền đề phủ định, thì Đại đề phải khẳng định, và Hậu đề lại phải phủ định. Kết quả là Hậu đề lớn hơn Tiền đề: lỗi luật về Hậu đề. Nên, Tiền đề phải khẳng định.

- Vì Tiểu đề phải khẳng định, và do đó Tiểu từ S làm Thuộc từ ở Tiểu đề có ngoại hàm đặc thù, cho nên ở Hậu đề, S phải là đặc thù, và Hậu đề phải đặc thù.

Lưu ý: Hình 4 là hình 1 đảo ngược, gọi hình Galianô, tên của y sĩ Galianô (131-200). Các học giả cổ điển gạt bỏ hình này, vì kết luật gián tiếp, sánh với hình 1. Lại không có đặc điểm nào.

Một phần của tài liệu Giáo trình luận lý học (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w