Huyền thoại và Lịch sử

Một phần của tài liệu Giáo trình luận lý học (Trang 81 - 82)

II. TƯ TƯỞNG HUYỀN THOẠI

3. Huyền thoại và Lịch sử

Huyền thoại thuật lại một biến cố đã xảy ra, để làm sáng tỏ hiện tại và hậu lai. Do đó, không thể quả quyết rằng: huyền thoại không phải là một câu chuyện lịch sử, hoặc chỉ là một sản phẩm của óc tưởng tượng. Người ta thấy trong huyền thoại, người thái cổ để ý đặc biệt tới những địa điểm, tên tuổi, thời đại, theo kiểu chép sử. Ví dụ đề tài huyền thoại về con người phải chết, mặt trăng bị vết nám…, chúng ta thấy theo tâm trạng người xưa, đề tài có thể chứng minh, vì thực sự: con người có chết thật, mặt trăng có vết nám thật. Tuy nhiên, huyền thoại không phải là một biên bản tài liệu lịch sử: cách thuật lại những sự kiện lịch sử của họ

chứa đựng sắc thái đặc biệt. Vả lại, quan niệm về sử học theo kiểu khoa học khách quan chỉ mới xuất hiện ở thế kỷ 19 này mà thôi. Theo họ, huyền thoại là một lịch sử kiểu mẫu. Bất cứ một huyền thoại nào cũng thuật lại một biến cố đã xảy ra “trong thời kỳ đó” (in illo tempore). Biến cố trở thành biến cố kiểu mẫu cho mọi hành động, mọi hoàn cảnh trong mai hậu. Do đó, biến cố sơ khai là một kiểu mẫu: mọi biến cố sau, chỉ là lặp lại cái biến cố đầu tiên mà thôi. Do sự lặp lại đó, huyền thoại đưa con người vào trong thời kỳ phi thời gian. Trong bầu khí và tư tưởng huyền thoại, con người vượt qua thời gian và không gian.

Như thế, chúng ta biết được rằng: người xưa cũng quan tâm đến những sự kiện đã xảy ra thực sự, nhưng đồng thời, vai trò lịch sử kiểu mẫu gán cho các biến cố ấy cho chúng ta thấy rằng: họ còn lưu ý đến những thực tại chứa đựng trong đó nữa. Theo tác giả dẫn thượng, Mircea Eliade, nếu người thái cổ ghi nhận vai trò kiểu mẫu của huyền thoại, là vì họ có khuynh hướng thể hiện một khuôn mẫu lý tưởng, cảm nghiệm một kiếp sống trường cửu ngay trong hiện tại trần thế này.

Một phần của tài liệu Giáo trình luận lý học (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w