Thái Lan

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 39 - 41)

4. Kết cấu của luận văn

1.5.1. Thái Lan

Ngành nông nghiệp Thái Lan chiếm 11% GDP của toàn bộ nền kinh tế. Cơ cấu sản xuất và mức độ phát triển khác nhau giữa các vùng: Đông Bắc, miền Bắc, miền Nam, miền Trung. Mỗi vùng tập trung chuyển mạnh các ngành có lợi thế, hình thành các mũi nhọn sản xuất và xuất khẩu; đồng thời chủ trương đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Ngoài các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế như: lúa, ngô, thuỷ hải sản, gà đông lạnh, đường, cà phê... hiện nay, Thái Lan đang thực hiện chương trình “mỗi làng mỗi sản phẩm”, Chính phủ nước này đã chọn 100 sản phẩm từ 500 sản phẩm đủ chất lượng để bán ra thị trường thế giới từ năm 2002.

Để giúp nông dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Chính phủ Thái Lan đã ban hành các chính sách tạo điều kiện cho nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí sản xuất như cam kết phát triển cơ sở hạ tầng ở cấp làng, chương trình cấp nước, cấp điện về làng; thành lập hệ thống tín dụng và chính sách tín dụng có khả năng đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp. Hầu hết 74.881 làng đều mở tài khoản được hỗ trợ cho nông nghiệp từ Chính phủ. Chiến lược phát triển theo hướng thị trường mà Thái Lan đã theo đuổi trong suốt 3 thập kỷ qua

nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, quản lý ngành và nền kinh tế vĩ mô lành mạnh [19].

1.5.2. Malaysia

Trong những thập kỷ qua, Malaysia đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân giảm dần. Trong thời gian đó, Malaysia phát triển và đa dạng hoá cây công nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của Malaysia không nhiều, chỉ chiếm 14,9% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích bình quân đầu người có 0,25 ha đất canh tác. Trước đây phần lớn đất được giành để trồng cao su, cọ dầu và lúa. Nhưng từ khi chuyển dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 1985 – 1995 diện tích lúa gần như giữ nguyên khoảng 670.000 ha (để đảm bảo an ninh lương thực), còn diện tích cao su bắt đầu giảm thay vào đó diện tích cọ dầu tăng từ 1,4 lên 2,5 triệu ha; rau tăng từ 31.000 ha lên 42.000 ha; các loại cây ăn quả như dừa, chuối, đu đủ, sầu riêng cũng tăng nhanh; các loại cây dừa, ca cao, hồ tiêu, thuốc lá... có xu hướng giảm.

Việc đa dạng hoá cây trồng diễn ra mạnh mẽ đã góp phần rất lớn vào việc phát triển nông nghiệp, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho trên 700 ngàn hộ gia đình và trên 400 ngàn công nhân, lao động [19].

1.5.3. Trung Quốc

Sau hơn 20 năm cải cách và mở cửa, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Thế nhưng để đối phó với những tác động bất lợi của hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh một loạt các biện pháp, điều chỉnh chính sách trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Những hướng tập trung là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho nhân dân, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của nông sản.

Hiện nay với mức tăng bình quân hàng năm là 2,4% cao hơn mức tăng dân số. Tuy vậy, trước việc thi hành các quy định của tổ chức Thương mại thế giới WTO và sự canh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, Trung Quốc đã nỗ lực triển khai điều chỉnh chính sách về cơ cấu nông nghiệp từ năm 1999. Các điều chỉnh này không thuần tuý chỉ là tăng hay giảm sản lượng mà tập trung vào cân đối tổng thể, vừa đảm bảo nguồn cung, vừa nâng cao chất lượng, không chỉ diễn ra trong một vài vùng mà được triển khai trên phạm vi cả nước.

Một trong những thành công của công cuộc điều chỉnh là xây dựng được cơ cấu cây trồng hợp lý, giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc chiếm 30,6% tổng diện tích trồng trọt.

Thành công thứ hai là ngành chăn nuôi; nhờ thức ăn dồi dào, phong phú, tất cả các vùng đều phát triển chăn nuôi. So với năm 1998, năm 2001, sản lượng thịt đạt 6,23 triệu tấn tăng 10% ; sản lượng trứng tăng 2,7 triệu tấn tương ứng với 13,4%; thuỷ sản 4,73 triệu tấn tăng 12,1%.

Thứ ba: chất lượng nông sản tăng đáng kể. Diện tích lúa có chất lượng cao chiếm 50% diện tích lúa. Lúa mì chất lượng cao chiếm 25% diện tích lúa mì. Diện tích hạt cải dầu chất lượng cao chiếm 56%; ngô có chất lượng đặc biệt cũng phát triển mạnh.

Các sản phẩm tươi sống như gia cầm, thuỷ sản, rau và quả cũng có sự tăng trưởng mạnh về chất lượng. sản phẩm “sạch” ngày càng được mọi người quan tâm.

Thứ tư: Các vùng đất chuyên canh cũng được xác định rõ nét, vùng An Huy chiếm tới 65,7% diện tích trồng lúa cả nước; vùng đồng bằng Châu thổ Hoàng Hà chiếm 60% diện tích lúa mì cả nước. Ở vùng đông Bắc và 3 tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Hà Nam chiếm 55% diện tích ngô cả nước. Diện tích hạt cải dầu tập trung ở dọc theo vùng An Huy, lạc ở vùng Hoàng Hà và đậu tương ở vùng Đông Bắc.

Đồng thời với điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Trung quốc điều chỉnh một loạt các chính sách về: thương mại hàng nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, chính sách đô thị hoá nông thôn, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững, cải cách hệ thống quản lý nông nghiệp [19].

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 39 - 41)