4. Kết cấu của luận văn
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
An Nhơn là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Nam tỉnh Bình Định, cách thành phố Qui Nhơn 25km về phía Tây Bắc. An Nhơn có trung tâm huyện là thị trấn Bình Định đã từng là trung tâm tỉnh lỵ trước đây, có thị trấn Đập Đá và xã Nhơn Hậu từng là kinh đô thịnh vượng của vương triều Champa (từ năm 982 đến năm 1470). Huyện có tổng diện tích tự nhiên 242,2km2, có 13 xã và 2 thị trấn [27].
Phía Bắc giáp huyện Phù Cát, Phía Tây giáp huyện Tây Sơn, Phía Nam giáp huyện Vân Canh, Phía Đông giáp huyện Tuy Phước. Huyện An Nhơn nằm trên trục quốc lộ 1A và quốc lộ 19 nối liền các tỉnh Tây nguyên với cảng Quy Nhơn qua địa bàn huyện, cùng với tuyến đường sắt Bắc Nam, đường hàng không với sân bay Phù Cát và đường biển với cảng Quy Nhơn. Viện nghiên cứu giống cây trồng Duyên Hải Nam trung bộ, Trại Thực nghiệm chăn nuôi thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn và Trường Trung Học Kinh tế Kỹ Thuật Bình Định đều đóng trên địa bàn huyện An Nhơn. Với vị trí đó, đã tạo cho An Nhơn điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có trồng cỏ chăn nuôi bò. Một mặt tiếp nhận
cũng chịu những sức ép về quá trình đô thị hoá, về sự gia tăng mật độ dân số; về ô nhiễm do tác động của các chất thải, về yêu cầu cải thiện môi trường và tăng thu nhập cho hộ nông dân.
2.1.1.2. Địa hình và đất đai
a) Địa hình
Đại bộ phận diện tích của An Nhơn nằm ở vùng đồng bằng trải rộng trên lưu vực hạ lưu sông Kôn là một trong hai con sông lớn đi qua địa phận An Nhơn. Một phần nhỏ phía Nam huyện là khu vực đồi núi thấp bán sơn địa.
Nhìn chung, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Sự chênh lệch độ cao không lớn, địa hình bằng phẳng, đất đai khá màu mỡ, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
b) Đất và tình hình sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên 24.217 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 11.487 ha, chiếm 48,74% tổng diện tích tự nhiên; là huyện có diện tích đất gieo trồng cao nhất trong tỉnh, nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người chỉ có 650m2/người, thấp hơn so với bình quân của tỉnh (770m2/người) [4].
Một cách khái quát, tài nguyên đất của huyện An Nhơn phong phú, đa dạng và đang phát huy thế mạnh về đất đai của một huyện đồng bằng. So với dân số trong huyện thì quỹ đất An Nhơn ít, phân bố không đều giữa các xã. Tuy nhiên, đất đai ở An Nhơn cũng phù hợp với yêu cầu sinh trrưởng và phát triển của các loại cỏ.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện An Nhơn 2005 – 2007
ĐVT: ha
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Tổng số 24.217 24.217 24.217
1. Đất nông nghiệp 11.786 11.786 11.487 - Cây hàng năm 9.711 9.711 9.689 - Cây lâu năm 1.801 1.801 1.798 - Đất nông nghiệp khác 274 274 - 2.Đất nuôi trồng thuỷ sản 17 17 17 3. Đất Lâm nghiệp 3.315 3.315 3.447 - Rừng tự nhiên 442 442 442 - Rừng trồng 2.873 2.873 3.005 4. Đất chuyên dùng 3.929 3.929 4.232
6. Đất chưa sử dụng 4.338 4.338 4.203
- Đất bằng 876 876 869
- Đất đồi núi 2.569 2.569 2.437 - Đất chưa sử dụng khác 893 893 897
Nguồn: [27]
Những năm gần đây nhu cầu đất đai trên các lĩnh vực tăng cao. Vì vậy quỹ đất phát triển nông nghiệp của huyện giảm mạnh từ 11.786 ha năm 2005 xuống chỉ còn 11.487 ha năm 2007. Việc hình thành các khu công nghiệp, các nhà máy và ngay trên phạm vi từng xã, thị trấn, thị tứ hình thành nên các khu dân cư đã xâm lấn các bãi cỏ tự nhiên và đất sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy cần phải xây dựng một mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó có vấn đề trồng cỏ nuôi bò để một mặt khai thác các tiềm năng đất đai một cách có hiệu quả, mặt khác giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường ở địa phương.
2.1.1.3. Khí hậu thời tiết
- Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, Bình Định nói chung và An Nhơn nói riêng chịu ảnh hưởng bởi hai mùa khí hậu rõ rệt:
+ Mùa khô hanh kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8: Lượng mưa ít, nhiệt độ cao, hơi nước bốc nhanh, nắng nhiều, ít gió bão. Lượng mưa chỉ chiếm từ 13 – 15 % tổng lượng mưa cả năm.
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm 65 - 85% tổng lượng mưa cả năm, thường tập trung vào 2 tháng 10 và 11 chiếm 40 – 60% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ thấp, độ bốc hơi ít, số giờ nắng ít và ít bão.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình 26,5oC, các tháng có nhiệt độ thấp là tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Các tháng nóng nhất là từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiệt độ cao nhất 36,2oC và thấp nhất 20oC. Số giờ nắng tập trung từ tháng 3 đến tháng 8, trung bình mỗi ngày nắng 8 giờ, tổng số giờ nắng trong năm 2303,8 giờ.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình hằng năm là 80%, vào các tháng mùa mưa (Tháng 9 – tháng 12) thì độ ẩm cao hơn (78,9% – 86,7%). Độ ẩm trung bình thấp nhất là 61,7%.
- Chế độ mưa: ở An Nhơn mùa mưa thường tập trung vào các tháng 9, 10,11,12, chiếm 65 – 85% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 2,3,4, lượng mưa trung bình 28,5mm/ tháng. Số ngày mưa/năm là 125,6 ngày, tổng lượng
- Chế độ gió, bão: Gió đông Bắc phổ biến vào các tháng 9 đến tháng 12, gió Đông Nam từ tháng 3 đến tháng 8. Bão chủ yếu xuất hiện vào tháng 9 tháng 10 và thường kèm theo mưa lớn. Tốc độ gió bình quân cả năm 2,1m/s, lớn nhất tháng 11 và 12, thấp nhất là tháng 5 và 9.
2.1.1.4. Nguồn nước và thuỷ văn
- Sông ngòi ở An Nhơn phần trung lưu ngắn và dốc, phần hạ lưu hầu hết chảy ra đồng bằng ven biển. Dòng chảy có các con sông chịu ảnh hưởng của mưa là chính. Ba nhánh của sông Kôn chia cắt huyện thành một mạng lưới tưới tiêu thuận lợi là Đập Đá, Tân An và Gò Găng. Tổng chiều dài là 27km, cung cấp nước cho 2/3 diện tích tưới tiêu trong toàn huyện qua 2 hệ thống tưới là trạm bơm điện và đập dâng.
- Nguồn nước ngầm ở An Nhơn khá dồi dào, có độ cao 2m đến 8m và là huyện đồng bằng nên nguồn nước dễ khai khác và sử dụng có hiệu quả vào mục đích sản xuất và sinh hoạt.
Tóm lại: Với vị trí địa lý, khí hậu – thời tiết và thủy văn của huyện An Nhơn rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Là điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ và cũng thuận lợi để phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặt biệt là các khu sản xuất tập trung qui mô lớn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với cả nước, huyện An Nhơn bắt đầu chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986. Thời kỳ 1986 – 1990 là thời kỳ đan xen giữa 2 cơ chế, từ năm 1991 nền kinh tế của huyện bắt đầu đi vào ổn định và có sự tăng trưởng.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện An Nhơn thời kỳ 2003 – 2007, theo giá cố định
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 BQ tăng toàn huyện BQ tăng của tỉnh
(%) (%) Tổng sản phẩm 461.258 533.295 570.910 625.340 692.107 10,7 10,8 - Nông nghiệp 308.375 353.106 349.043 331.708 339.871 2,5 7,4 - Lâm nghiệp 3.276 3.705 4.550 5.179 6.033 16,5 1,9 - Thuỷ sản 2.173 2.493 3.008 2.572 2.720 5,8 4,8 - Công nghiệp 99.409 117.514 144.829 196.031 245.824 25,4 16,1 - T. mại – D.vụ 48.025 56.477 69.480 89.850 110.713 23,2 12,9 Nguồn: [4], [27], [38]
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện An Nhơn luôn duy trì và phát triển ở mức cao, bình quân giai đoạn 2003 – 2007 là 10,7%, xấp xỉ với tốc độ tăng bình quân chung cả tỉnh (10,8%). Tổng sản phẩm trên địa bàn An Nhơn năm 2007 đạt 692.107 triệu đồng, chiếm gần 11% GDP của cả tỉnh. Giai đoạn 2003 – 2007 là thời kỳ có mức tăng trưởng khá cao, tương đối ổn định và ổn định hơn so với thời kỳ trước [38].
Công nghiệp của An Nhơn thời kỳ này cũng có bước phát triển quan trọng GDP của ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 25,4%. Về giá trị tuyệt đối GDP ngành công nghiệp năm 2007 tăng 2,47 lần so với năm 2003.
Sau công nghiệp, ngành Thương mại dịch vụ đã bắt đầu khai thác được những thế mạnh và đã đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 23,2% trong giai đoạn 2003 – 2007.
Ngành nông nghiệp, do điều kiện sản xuất khó khăn hơn, đặc biệt là dịch bệnh xảy ra trong ngành chăn nuôi, mức tăng trưởng đạt được 2,5% trong giai đoạn 2003 – 2007 và thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh (7,4%).. Tuy nhiên về số tuyệt đối, năm 2007 tăng hơn so với năm 2003 là 31.496 triệu đồng.
Bảng 2.3: Cơ cấu tổng sản phẩm của huyện An Nhơn qua các năm (theo giá hiện hành)
ĐVT: %
Ngành kinh tế 2003 2004 2005 2006 2007 1. Nông nghiệp 60,40 57,30 52,50 48,65 46,60
2.Lâm nghiệp 0,50 0,74 0,74 0,63 0,60 3.Thuỷ sản 0,47 0,56 0,38 0,52 0,50 4.Công nghiệp 27,67 29,92 33,28 35,93 37,50 5.Thương Mại - Dịch vụ 10,96 11,48 13,10 14,27 14,80 Cộng 100 100 100 100 100 Nguồn: [27], [38]
Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy, cơ cấu ngành kinh tế của huyện An Nhơn đạt được những chuyển biến tích cực theo xu thế tiến bộ. Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong đó nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm và góp phần khá quan trọng trong việc cân đối lương thực trên địa bàn huyện, công nghiệp và dịch vụ tạo nguồn tích lũy để đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.
2.1.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện An Nhơn
Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện An Nhơn qua các năm
ĐVT: %
Ngành sản xuất 2003 2004 2005 2006 2007 1.Trồng trọt 61,81 58,14 59,14 52,38 48,50 2. Chăn nuôi 32,34 37,16 36,90 43,32 47,00 3. Dịch vụ nông nghiệp 5,85 4,70 3,96 4,30 4,50 Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: [27], [38]
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; An Nhơn có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hoá theo hướng CNH, HĐH. Khai thác những lợi thế đó, những năm gần đây nông nghiệp An Nhơn đang có những chuyển biến đáng ghi nhận. Kết quả phát triển sản xuất nông nghiệp những năm qua có thể khái quát như sau:
Sản xuất nông nghiệp đang tăng trưởng với tốc độ thấp. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm thời kỳ 2003 – 2007 tăng 2,5% /năm (bảng 2.2).
Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 32,34% năm 2003 lên 47% năm 2007, tỷ trọng ngành trồng
trọt giảm dần từ 61,81% năm 2003 xuống 48,5% năm 2007. Nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng (bảng 2.2). Các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, dịch vụ nông nghiệp phát triển khá toàn diện. Tuy nhiên, với một huyện đồng bằng như An Nhơn thì việc phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản không phải là đơn giản.
a) Trồng trọt
Thời gian qua diện tích gieo trồng cây lương thực tương đối ổn định, dao động trong khoảng từ 18 – 21 nghìn ha. Trong đó lúa ổn định trong khoảng 18 – 20 nghìn ha. Do được tập trung phát triển sản xuất lương thực theo chiều sâu, chuyển vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng tỷ lệ giống mới có năng suất cao (85 -90%) nên sản lượng lương thực không ngừng tăng lên, mặc dù diện tích trồng lúa có giảm. Năm 2006, sản lượng lương thực quy thóc là 97.933,3 tấn (tăng 1,3 lần so với năm 2003). Lương thực quy thóc bình quân đầu người đạt 243,9 kg/ người [27]; [38].
Năng suất lúa tăng lên, từ 48,6 tạ/ha năm 2003 lên 51,7 tạ/ha năm 2006. Trong vòng 10 năm gần đây năng suất lúa tăng bình quân gần 3 lần. Sản lượng lúa cũng không ngừng tăng lên. Năm 2006 đạt 94.063,3 tấn; tăng 1,32 lần so với năm 2003 [27]; [38].
Tuy nhiên, một số cây trồng bố trí trên đất xấu thường năng suất không cao và bấp bênh. Do đó cần phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất trồng trọt hợp lý hơn.
b) Chăn nuôi
Những năm qua phát triển chăn nuôi không được thuận lợi, dịch bệnh gia tăng, nhưng nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật và chính sách phát triển chăn nuôi của nhà Nước nên người dân đã biết chuyển dần từ hình thức chăn nuôi mang tính truyền thống, nuôi tận dụng, quảng canh, quy mô nhỏ sang sản xuất chăn nuôi hàng hoá chất lượng cao có quy mô của một gia trại và trang trại ở một số địa phương trong huyện.
Chăn nuôi đang từng bước trở thành một ngành sản xuất chính. Trong đó đại gia súc phát triển ở vùng gò đồi, chăn nuôi gia cầm, tiểu gia súc phát triển ở vùng đồng bằng. Mức tăng bình quân hàng năm của đàn gia súc là 12,8%, trong đó đàn bò tăng 16,81%, đàn lợn tăng 6,9% [26].
c) Dịch vụ nông nghiệp
Trong những năm qua, dịch vụ nông nghiệp huyện An Nhơn chủ yếu phát triển ở các thị trấn, thị tứ và ở khu vực kinh tế tập thể. Gần đây đã hình thành nên loại hình hợp tác xã điện. Dịch vụ nông nghiệp vẫn chủ yếu là cung cấp các yếu tố đầu vào cho các hộ nông dân. Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy, trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp ổn định ở mức thấp qua các năm từ 4,5% – 5,5%. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối vẫn tăng hàng năm [27].
Tóm lại, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã thu được những kết quả khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá ổn định, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, sản xuất phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá.
2.1.2.3. Tình hình dân số và lao động
Theo số liệu thống kê năm 2007, dân số An Nhơn 189.906 người; mật độ dân cư trung bình 784 người/km2, đứng thứ 2 trong tỉnh (sau thành phố Quy Nhơn) cao gấp 3 lần mật độ dân cư bình quân của tỉnh. Trong đó, khu vực nông thôn là 151.971 người chiếm 80,024% dân số cả huyện [27].
Bảng 2.5. Dân số và lao động huyện An Nhơn (2005 - 2007)
ĐVT: người
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 I. Dân số trung bình 187.737 188.719 189.906 Chia theo giới tính
- Nam 90.918 91.515 92.641
- Nữ 96.819 97.204 97.265
2. Chia theo khu vực
- Thành thị 36.815 37.428 37.935 - Nông thôn 150.922 151.291 151.971 II. Lao Động 110.101 110.892 111.979 1. Trong độ tuổi lao động 104.016 104.739 105.805 + % Dân số trong độ tuổi lao động 55,7 55,5 55,7 - Trong đó có khả năng lao động 100.896 101.597 102.631 - Ngoài độ tuổi có tham gia lao động 9.205 9.295 9.348
2. Lao động đang làm việc trong các ngành : 100.518 101.643 102.514 - Ngành Nông Lâm nghiệp – Thủy sản 68.824 68.505 68.215 - Ngành Công nghiệp – Xây dựng 15.634 16.550 17.250 - Ngành Thương mại dịch vụ 9.943 10.280 10.850 3. Lao động dự trữ 9.583 9.249 9.465 - Đang đi học 6.950 7.025 7.085 - Nội trợ và chưa có việc làm 2.633 2.224 2.380
Nguồn: [27]
Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy, dân số ở độ tuổi lao động năm 2007 của Huyện là 105.805 người chiếm 55,7% dân số. Trong đó lao động đang làm việc trong các