Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 49 - 51)

4. Kết cấu của luận văn

2.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với cả nước, huyện An Nhơn bắt đầu chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986. Thời kỳ 1986 – 1990 là thời kỳ đan xen giữa 2 cơ chế, từ năm 1991 nền kinh tế của huyện bắt đầu đi vào ổn định và có sự tăng trưởng.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện An Nhơn thời kỳ 2003 – 2007, theo giá cố định

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 BQ tăng toàn huyện BQ tăng của tỉnh

(%) (%) Tổng sản phẩm 461.258 533.295 570.910 625.340 692.107 10,7 10,8 - Nông nghiệp 308.375 353.106 349.043 331.708 339.871 2,5 7,4 - Lâm nghiệp 3.276 3.705 4.550 5.179 6.033 16,5 1,9 - Thuỷ sản 2.173 2.493 3.008 2.572 2.720 5,8 4,8 - Công nghiệp 99.409 117.514 144.829 196.031 245.824 25,4 16,1 - T. mại – D.vụ 48.025 56.477 69.480 89.850 110.713 23,2 12,9 Nguồn: [4], [27], [38]

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện An Nhơn luôn duy trì và phát triển ở mức cao, bình quân giai đoạn 2003 – 2007 là 10,7%, xấp xỉ với tốc độ tăng bình quân chung cả tỉnh (10,8%). Tổng sản phẩm trên địa bàn An Nhơn năm 2007 đạt 692.107 triệu đồng, chiếm gần 11% GDP của cả tỉnh. Giai đoạn 2003 – 2007 là thời kỳ có mức tăng trưởng khá cao, tương đối ổn định và ổn định hơn so với thời kỳ trước [38].

Công nghiệp của An Nhơn thời kỳ này cũng có bước phát triển quan trọng GDP của ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 25,4%. Về giá trị tuyệt đối GDP ngành công nghiệp năm 2007 tăng 2,47 lần so với năm 2003.

Sau công nghiệp, ngành Thương mại dịch vụ đã bắt đầu khai thác được những thế mạnh và đã đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 23,2% trong giai đoạn 2003 – 2007.

Ngành nông nghiệp, do điều kiện sản xuất khó khăn hơn, đặc biệt là dịch bệnh xảy ra trong ngành chăn nuôi, mức tăng trưởng đạt được 2,5% trong giai đoạn 2003 – 2007 và thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh (7,4%).. Tuy nhiên về số tuyệt đối, năm 2007 tăng hơn so với năm 2003 là 31.496 triệu đồng.

Bảng 2.3: Cơ cấu tổng sản phẩm của huyện An Nhơn qua các năm (theo giá hiện hành)

ĐVT: %

Ngành kinh tế 2003 2004 2005 2006 2007 1. Nông nghiệp 60,40 57,30 52,50 48,65 46,60

2.Lâm nghiệp 0,50 0,74 0,74 0,63 0,60 3.Thuỷ sản 0,47 0,56 0,38 0,52 0,50 4.Công nghiệp 27,67 29,92 33,28 35,93 37,50 5.Thương Mại - Dịch vụ 10,96 11,48 13,10 14,27 14,80 Cộng 100 100 100 100 100 Nguồn: [27], [38]

Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy, cơ cấu ngành kinh tế của huyện An Nhơn đạt được những chuyển biến tích cực theo xu thế tiến bộ. Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong đó nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm và góp phần khá quan trọng trong việc cân đối lương thực trên địa bàn huyện, công nghiệp và dịch vụ tạo nguồn tích lũy để đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w