Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 35 - 143)

4. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ

TRỒNG TRỌT SANG TRỒNG CỎ ĐỂ CHĂN NUÔI BÒ 1.3.1. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên

Giống như các đối tượng khác của sản xuất nông nghiệp, việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Vì cỏ là sinh vật sống, ngoài những quy luật sinh học chung của giới thực vật, cỏ còn có những đặc điểm riêng. Vì vậy ở mỗi vùng khác nhau thì số lượng, chất lượng và khả năng sản xuất của cỏ cũng khác nhau.

- Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng lớn đến trồng cỏ, khi chúng tác động không thuận lợi sẽ làm giảm năng suất và chất lượng của cỏ, tăng chi phí trồng cỏ.

Ngoài ra, khí hậu thời tiết có ảnh hưởng đến sự phát triển của bò và các loại thức ăn xanh khác, nghĩa là tác động gián tiếp đến chăn nuôi bò thông qua nguồn thức ăn.

- Đất đai và nguồn nước: Đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến chăn nuôi bò và trồng cỏ. Diện tích đất là yếu tố quyết định phương thức chăn nuôi, số lượng đàn bò và trồng cỏ. Bên cạnh đất thì nguồn nước cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến trồng cỏ thông qua các đặc tính lý hoá học của chúng. Ngoài hai yếu tố chủ yếu trên, trồng cỏ nuôi bò còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên khác như vị trí địa lý, địa hình…

Tóm lại, nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đối với trồng cỏ để hiểu rõ hơn sự tác động của các yếu tố tự nhiên đó, từ đó có thể đề ra các biện pháp tác động nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời hạn chế tối đa các yếu tố ảnh hưởng bất lợi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

1.3.2. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội

Chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò chịu tác dụng của các yếu tố kinh tế xã hội như vốn, lao động, thị trường tiêu thụ và các chính sách kinh tế.

- Vốn: Mặc dù trồng cỏ ở nước ta chủ yếu tận dụng đất đai, nhưng khi quy mô nuôi bò tăng, đòi hỏi phải đầu tư thâm canh thì nó chịu ảnh hưởng của nguồn vốn. Hơn nữa hệ số quay vòng vốn và thời gian nuôi bò để có sản phẩm thường dài hơn các loại gia súc khác nên không phù hợp với tâm lý của người dân, nhất là người nghèo. Điều này lý giải tại sao ở những vùng sâu xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, mặc dù có nhiều đồng cỏ nhưng rất nhiều hộ lại không nuôi bò [13].

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi bò: Thị trường là yếu tố quyết định sản xuất. Vì vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi bò có ảnh hưởng đến trồng cỏ, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của trồng cỏ khi thị trường sản phẩm chăn nuôi bò không ổn định, điều này thể hiện qua các biến động về giá cả và cung - cầu sản phẩm trên thị trường. Vì hiện nay, người nuôi bò không chỉ để tiêu dùng, mục đích chính của họ vẫn là tạo thêm thu nhập, cho nên yếu tố thị trường tác động rất lớn và hết sức quan trọng [35].

- Chính sách kinh tế: Bất kỳ hoạt động nào cũng phải có chính sách phù hợp, nếu chính sách không hợp lý thì nó là yếu tố cản trở và ngược lại nó sẽ thúc đẩy quá

trình sản xuất phát triển [15]. Do đó chính sách cũng tác động không nhỏ đến quá trình chuyển đổi đất trông trọt sang trồng cỏ nuôi bò.

1.3.3. Nhóm yếu tố kỹ thuật

Bên cạnh các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội thì kỹ thuật cũng là yếu tố quyết định năng suất và hiệu quả trồng cỏ. Các yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả trồng cỏ đó là: giống, mật độ trồng, bón phân…

Do quá trình chuyển đổi từ đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nên việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ ảnh hưởng của từng yếu tố là hết sức cần thiết. Từ đó giúp cho nông hộ có những hiểu biết quan trọng, góp phần hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực, phát huy tốt các ảnh hưởng tích cực để từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả của quá trình chuyển đổi này.

1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG TRỌT SANG TRỒNG CỎ CHĂN NUÔI BÒ TRỒNG CỎ CHĂN NUÔI BÒ

Việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò xuất phát từ một số cơ sở thực tiễn sau đây:

1.4.1. Hiệu quả sản xuất trồng trọt thấp

Nông nghiệp nước ta chủ yếu là thuần nông với khoảng 73,6% dân số tham gia [4]. Do đó, nông nghiệp chủ yếu vẫn là trồng trọt với xu hướng độc canh cây lúa, còn những loại cây khác chiếm diện tích không đáng kể. Điều này thể hiện khá rõ ở An Nhơn, một huyện đồng bằng mang đậm tính thuần nông, sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu là trồng lúa nước. Thế nhưng, khí hậu nước ta khá phức tạp, hạn hán lũ lụt liên tiếp xảy ra, đồng thời các loại sâu bệnh ngày càng nhiều, vì thế mà năng suất thấp và bấp bênh. Theo số liệu thống kê năm 2006 của phòng thống kê huyện An Nhơn, năng suất một số loại cây trồng đạt cao nhất từ trước tới nay là: lúa đạt 51,7 tạ/ha; ngô đạt 45,6 tạ/ha; sắn đạt 250 tạ/ha,… Đồng thời, người dân sản xuất vẫn theo lối quảng canh, diện tích lại manh mún nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp là rất thấp, thậm chí có năm mất mùa hàng loạt [27].

1.4.2. Do yêu cầu của CNH, HĐH

Đất nước ta đang trên đà hội nhập, đặc biệt là từ khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hàng hoá nước ngoài vào nước ta rất nhiều, nhất là các mặt

hàng nông sản từ Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc,... Trong khi hầu hết các nông hộ ở nước ta đều sản xuất theo kiểu quảng canh, chất lượng sản phẩm rất thấp và không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết được đặt ra là phải thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản An Nhơn. Hơn nữa, chúng ta đang từng bước thực hiện CNH, HĐH đất nước, đòi hỏi mỗi địa phương phải tự nỗ lực, mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập để góp phần vào sự nghiệp chung của cả nước [1],[16].

1.4.3. Nhiều địa phương trên cả nước đã thực hiện chuyển đổi có hiệu quả

Do những yêu cầu khác nhau mà rất nhiều địa phương đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế. Một số hộ nông dân ở Hà Nam, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắk Lắk, Quảng Bình… đã tự động chuyển đất trồng trọt sang trồng cỏ, có hộ chuyển từ đất trồng lúa, có hộ chuyển từ đất trồng các loại cây hoa màu như sắn, ngô, khoai,… Điển hình như hộ anh Tống Văn Bính ở thôn Hoàn Dương, xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên – Hà Nam là một ví dụ [12]. Anh đã bỏ ra 3 ha đất chuyên dùng để trồng cỏ. Theo nhận xét ban đầu của các hộ chuyển đổi thì việc này mang lại HQKT cao hơn. Tuy nhiên, đó chỉ mới là lời nói chung còn cụ thể bao nhiêu thì họ chưa đưa ra được con số cụ thể. Đồng thời, các tác động về môi trường và xã hội ra sao thì chưa có hộ nông dân nào có thể nhận thấy được. Do đó, cần phải có nghiên cứu hoàn chỉnh để củng cố lòng tin cho họ và có thể đưa ra khuyến cáo cho các nông hộ khác.

1.4.4. Xuất phát từ vai trò của việc chuyển đổi để phát triển nông nghiệp bền vững

Nông nghiệp Việt Nam vốn là một nền nông nghiệp hữu cơ cổ truyền, phát triển theo hướng bền vững nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thâm canh trong nông nghiệp, cân bằng sinh thái ở một số vùng kinh tế tự nhiên của đất nước đã bị phá vỡ [11].

Do trình độ canh tác ở một số địa phương còn lạc hậu, kéo dài nhiều năm như phá rừng, đốt rẫy, làm nương, cấy chay, chăn nuôi gia súc thả rông. Nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp. Độ che phủ của thảm thực vật ở hầu hết các vùng còn thấp so với mức an toàn sinh thái. Trước sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ được áp dụng vào nông nghiệp nước ta, những nguy cơ đe doạ hệ sinh thái bền vững cũng xuất hiện và ngày càng trở nên trầm trọng. Việc phá rừng đã dẫn đến hạn hán, lũ lụt ở nhiều nơi làm cho sản xuất bấp bênh. Thuốc trừ sâu đã giết chết nhiều thiên

địch, bón phân không cân đối cũng đã làm thoái hoá đất đai. Một số giống cây trồng mới được thay thế giống cũ truyền thống cũng đã làm cho sâu bệnh ngày càng phát triển [20].

Trước những xu hướng phát triển không bền vững trong nông nghiệp, nhiều địa phương nước ta đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng mô hình chuyển dịch cơ câu cây trồng, CCKTNN [36].

Việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò cũng không ngoài mục đích trên. Một mặt đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển ngang tầm với vị trí vốn có của nó. Đồng thời đảm bảo phát triển nền nông nghiệp bền vững.

1.5. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC

Là một nước đang phát triển và tham gia vào hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam cần học tập, tham khảo những kinh nghiệm quý báu của các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.5.1. Thái Lan

Ngành nông nghiệp Thái Lan chiếm 11% GDP của toàn bộ nền kinh tế. Cơ cấu sản xuất và mức độ phát triển khác nhau giữa các vùng: Đông Bắc, miền Bắc, miền Nam, miền Trung. Mỗi vùng tập trung chuyển mạnh các ngành có lợi thế, hình thành các mũi nhọn sản xuất và xuất khẩu; đồng thời chủ trương đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Ngoài các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế như: lúa, ngô, thuỷ hải sản, gà đông lạnh, đường, cà phê... hiện nay, Thái Lan đang thực hiện chương trình “mỗi làng mỗi sản phẩm”, Chính phủ nước này đã chọn 100 sản phẩm từ 500 sản phẩm đủ chất lượng để bán ra thị trường thế giới từ năm 2002.

Để giúp nông dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Chính phủ Thái Lan đã ban hành các chính sách tạo điều kiện cho nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí sản xuất như cam kết phát triển cơ sở hạ tầng ở cấp làng, chương trình cấp nước, cấp điện về làng; thành lập hệ thống tín dụng và chính sách tín dụng có khả năng đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp. Hầu hết 74.881 làng đều mở tài khoản được hỗ trợ cho nông nghiệp từ Chính phủ. Chiến lược phát triển theo hướng thị trường mà Thái Lan đã theo đuổi trong suốt 3 thập kỷ qua

nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, quản lý ngành và nền kinh tế vĩ mô lành mạnh [19].

1.5.2. Malaysia

Trong những thập kỷ qua, Malaysia đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân giảm dần. Trong thời gian đó, Malaysia phát triển và đa dạng hoá cây công nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của Malaysia không nhiều, chỉ chiếm 14,9% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích bình quân đầu người có 0,25 ha đất canh tác. Trước đây phần lớn đất được giành để trồng cao su, cọ dầu và lúa. Nhưng từ khi chuyển dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 1985 – 1995 diện tích lúa gần như giữ nguyên khoảng 670.000 ha (để đảm bảo an ninh lương thực), còn diện tích cao su bắt đầu giảm thay vào đó diện tích cọ dầu tăng từ 1,4 lên 2,5 triệu ha; rau tăng từ 31.000 ha lên 42.000 ha; các loại cây ăn quả như dừa, chuối, đu đủ, sầu riêng cũng tăng nhanh; các loại cây dừa, ca cao, hồ tiêu, thuốc lá... có xu hướng giảm.

Việc đa dạng hoá cây trồng diễn ra mạnh mẽ đã góp phần rất lớn vào việc phát triển nông nghiệp, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho trên 700 ngàn hộ gia đình và trên 400 ngàn công nhân, lao động [19].

1.5.3. Trung Quốc

Sau hơn 20 năm cải cách và mở cửa, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Thế nhưng để đối phó với những tác động bất lợi của hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh một loạt các biện pháp, điều chỉnh chính sách trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Những hướng tập trung là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho nhân dân, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của nông sản.

Hiện nay với mức tăng bình quân hàng năm là 2,4% cao hơn mức tăng dân số. Tuy vậy, trước việc thi hành các quy định của tổ chức Thương mại thế giới WTO và sự canh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, Trung Quốc đã nỗ lực triển khai điều chỉnh chính sách về cơ cấu nông nghiệp từ năm 1999. Các điều chỉnh này không thuần tuý chỉ là tăng hay giảm sản lượng mà tập trung vào cân đối tổng thể, vừa đảm bảo nguồn cung, vừa nâng cao chất lượng, không chỉ diễn ra trong một vài vùng mà được triển khai trên phạm vi cả nước.

Một trong những thành công của công cuộc điều chỉnh là xây dựng được cơ cấu cây trồng hợp lý, giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc chiếm 30,6% tổng diện tích trồng trọt.

Thành công thứ hai là ngành chăn nuôi; nhờ thức ăn dồi dào, phong phú, tất cả các vùng đều phát triển chăn nuôi. So với năm 1998, năm 2001, sản lượng thịt đạt 6,23 triệu tấn tăng 10% ; sản lượng trứng tăng 2,7 triệu tấn tương ứng với 13,4%; thuỷ sản 4,73 triệu tấn tăng 12,1%.

Thứ ba: chất lượng nông sản tăng đáng kể. Diện tích lúa có chất lượng cao chiếm 50% diện tích lúa. Lúa mì chất lượng cao chiếm 25% diện tích lúa mì. Diện tích hạt cải dầu chất lượng cao chiếm 56%; ngô có chất lượng đặc biệt cũng phát triển mạnh.

Các sản phẩm tươi sống như gia cầm, thuỷ sản, rau và quả cũng có sự tăng trưởng mạnh về chất lượng. sản phẩm “sạch” ngày càng được mọi người quan tâm.

Thứ tư: Các vùng đất chuyên canh cũng được xác định rõ nét, vùng An Huy chiếm tới 65,7% diện tích trồng lúa cả nước; vùng đồng bằng Châu thổ Hoàng Hà chiếm 60% diện tích lúa mì cả nước. Ở vùng đông Bắc và 3 tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Hà Nam chiếm 55% diện tích ngô cả nước. Diện tích hạt cải dầu tập trung ở dọc theo vùng An Huy, lạc ở vùng Hoàng Hà và đậu tương ở vùng Đông Bắc.

Đồng thời với điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Trung quốc điều chỉnh một loạt các chính sách về: thương mại hàng nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, chính sách đô thị hoá nông thôn, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững, cải cách hệ thống quản lý nông nghiệp [19].

1.5.4. Philippin

Những năm qua, do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và áp lực của mức tăng dân số đã làm giảm diện tích đất trồng trọt. Do đó Chính phủ Philippin đã triển khai một loạt chính sách nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có chính sách để tạo điều kiện giúp nông dân thực hiện đa dạng hoá cây trồng như sau:

- Chính sách giá cả: Giảm trợ giá lúa khiến một bộ phận nông dân trồng lúa

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 35 - 143)