Tình hình dân số và lao động

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 53 - 54)

4. Kết cấu của luận văn

2.1.2.3. Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2007, dân số An Nhơn 189.906 người; mật độ dân cư trung bình 784 người/km2, đứng thứ 2 trong tỉnh (sau thành phố Quy Nhơn) cao gấp 3 lần mật độ dân cư bình quân của tỉnh. Trong đó, khu vực nông thôn là 151.971 người chiếm 80,024% dân số cả huyện [27].

Bảng 2.5. Dân số và lao động huyện An Nhơn (2005 - 2007)

ĐVT: người

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 I. Dân số trung bình 187.737 188.719 189.906 Chia theo giới tính

- Nam 90.918 91.515 92.641

- Nữ 96.819 97.204 97.265

2. Chia theo khu vực

- Thành thị 36.815 37.428 37.935 - Nông thôn 150.922 151.291 151.971 II. Lao Động 110.101 110.892 111.979 1. Trong độ tuổi lao động 104.016 104.739 105.805 + % Dân số trong độ tuổi lao động 55,7 55,5 55,7 - Trong đó có khả năng lao động 100.896 101.597 102.631 - Ngoài độ tuổi có tham gia lao động 9.205 9.295 9.348

2. Lao động đang làm việc trong các ngành : 100.518 101.643 102.514 - Ngành Nông Lâm nghiệp – Thủy sản 68.824 68.505 68.215 - Ngành Công nghiệp – Xây dựng 15.634 16.550 17.250 - Ngành Thương mại dịch vụ 9.943 10.280 10.850 3. Lao động dự trữ 9.583 9.249 9.465 - Đang đi học 6.950 7.025 7.085 - Nội trợ và chưa có việc làm 2.633 2.224 2.380

Nguồn: [27]

Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy, dân số ở độ tuổi lao động năm 2007 của Huyện là 105.805 người chiếm 55,7% dân số. Trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 102.514 người. Cụ thể ở các lĩnh vực sau:

- Ngành Nông lâm nghiệp – Thủy sản: 68.215 người, chiếm 67,398%. - Ngành Công nghiệp – Xây dựng: 17.250 người, chiếm 16,282%. - Ngành Thương mại – Dịch vụ: 10.850 người chiếm 16,32%.

Trong những năm gần đây, dân số của An Nhơn có tăng nhưng chậm hơn mức độ tăng dân số của cả nước. Số lao động chưa có việc làm hoàn toàn và bán hoàn toàn còn nhiều (2.633 người năm 2004 và 2.380 người vào năm 2006). Đặc biệt ở khu vực nông thôn, nhiều người (chủ yếu là lao động trẻ khỏe) đã phải đi làm ăn xa quê để kiếm thêm thu nhập [17]. Do đó, trồng cỏ để nuôi bò là sức ép của thực tiễn đặt ra.

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 53 - 54)