Hiệu quả kinh tế và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ở nông hộ

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 25 - 31)

4. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Hiệu quả kinh tế và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ở nông hộ

1.2.2.1. Hiệu quả kinh tế

Trong cơ chế kinh tế thị trường, một vấn đề luôn được các nhà sản xuất quan tâm là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế (HQKT) là điều kiện để tích luỹ và tái sản xuất mở rộng, là động lực để thúc đẩy việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

HQKT là một phạm trù rộng và phức tạp. Để nghiên cứu HQKT chúng tôi tiến hành xem xét khái niệm và bản chất của HQKT. Hiệu quả kinh tế đã được nhiều tác giả trên thế giới bàn đến như Farele, Sehultz, Rizzo và Ellis.

Ở Việt Nam, các nhà kinh tế cũng đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về phạm trù HQKT. Tác giã Hồ Vĩnh Đào cho rằng: “Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh tế, là do sự so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao động vật hoá và lao động sống) với thành quả có ích đạt được”[47]. Khái niệm này nhằm nhấn mạnh đến chất lượng hoạt động kinh tế được biểu hiện trong quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, Nguyễn Tiến Mạnh lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định [30]. Khái niệm này thể hiện sự tập trung, sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.Tác giả Ngô Đình Giao thì cho rằng:

“Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế tối ưu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước” [10].

Bản chất của HQKT là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu HQKT, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là qui luật năng suất lao động và qui luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao HQKT là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu [29].

Khi bàn về HQKT, chúng tôi thấy các nhà kinh tế ở nhiều nước đã có những quan điểm khác nhau, có thể tóm tắt thành hai hệ thống quan điểm như sau:

- Hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Theo quan điểm của hệ thống này, chỉ tiêu để đánh giá HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó hoặc tỷ lệ giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra.

HQKT = Kết quả sản xuất – chi phí; hoặc : HQKT = Kết quả / chi phí.

Ngoài ra, hệ thống quan điểm này cũng xem xét HQKT trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất, HQKT biểu hiện quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả với phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung: HQKT = C K ∆ ∆

, trong đó : + ∆K là phần tăng thêm của kết quả sản xuất + ∆C là phần tăng thêm của chi phí sản xuất. Tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào các chỉ tiêu giữa kết quả sản xuất và chi phí thì chưa toàn diện, bởi lẽ chỉ tiêu này chưa phân tích được sự tác động của các yếu tố nguồn lực tự nhiên (đất đai, khí hậu, thời tiết). Thực tế đã cho thấy, hai cơ sở sản xuất khác nhau có thể đạt được tỷ số trên như nhau, nhưng ở những không gian và thời gian khác nhau thì tác động của nguồn lực tự nhiên là khác nhau và như vậy HQKT cũng không giống nhau.

Với quan điểm xem xét HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung cũng chưa đầy đủ. Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của cả chi

phí có sẵn (chi phí nền) cộng chi phí bổ sung. Ở các nước chi phí nền khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung cũng khác nhau. Tính biện chứng thống nhất của các sự vật và hiện tượng đòi hỏi khi nghiên cứu phải bảo đảm trong chừng mực nhất định với sự tương ứng đó, nếu không sẽ dẫn đến kết luận sai khác với sự vận động vốn có của nó. Như vậy khái niệm về HQKT cần được bổ sung và mở rộng [10].

- Hệ thống quan điểm thứ hai được thể hiện qua công trình nghiên cứu của Farrell và một số nhà kinh tế khác: khi nghiên cứu hoạt động kinh tế của các nhà sản xuất ngang tài ngang sức và tiêu biểu nhưng lại đạt kết quả khác nhau do cách kinh doanh khác nhau, như vậy chỉ có thể ước tính đầy đủ HQKT theo nghĩa tương đối. Để giải thích cho lập luận này, ông phân biệt hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và HQKT [10].

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được xác định bởi phương pháp và mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào. Việc lựa chọn các cách thức sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra. Do đó, hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất có khả năng đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm [35].

Bộ phận khác của hiệu quả kinh tế là hiệu quả phân bổ, hay còn gọi hiệu quả về giá. Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong mối quan hệ với giá của sản phẩm đầu ra và giá đầu vào được sử dụng. Nó phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá của đầu vào và giá của đầu ra. Hay nói cách khác, khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào, người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên tế để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.

HQKT đạt được khi nhà sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất [35].

Như vậy, hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến những đặc tính vật chất của sản xuất. HQKT liên quan đến yếu tố tổ chức quản lý nhằm mục đích kinh tế của người sản xuất là có lợi ở mức tối đa.

Ta cũng cần phân biệt rõ HQKT, hiệu quả xã hội. Nếu như HQKT là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả kinh tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Giữa HQKT và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất [28].

1.2.2.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, vừa thể hiện tính lý luận sâu sắc, vừa là yêu cầu đặt ra của thực tiễn sản xuất. Bản chất của HQKT là tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối giữa lượng kết quả thu được với lượng chi phí bỏ ra. Tuy nhiên so sánh tuyệt đối chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định. Như vậy, để tính được HQKT, vấn đề đặt ra là phải xác định được kết quả và chi phí bỏ ra.

Trong hệ thống sản xuất vật chất (Material Production Sytem - MPS), kết quả thu được có thể là toàn bộ giá trị sản phẩm (C +V + m), hoặc có thể là thu nhập thuần (V + m) hoặc có thể là thu nhập thuần tuý (m),... Trong hệ thống tài khoản quốc gia (Sytem of National Accounts - SNA), thì kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất (Gross Outpu - GO), có thể là giá trị gia tăng (Value Added - VA), có thể là thu nhập hỗn hợp (Mix Incom - MI) hoặc là lợi nhuận (Total Profit - P).

Tuỳ theo mục đích tính toán HQKT mà xác định kết quả thu được cho phù hợp. Chẳng hạn, với mục tiêu là sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản xuất (GO). Nhưng với những doanh nghiệp, trang trại thuê mướn nhân công thì kết quả sản xuất thu được cần quan tâm là lợi nhuận, còn với nông hộ kết quả cần quan tâm là thu nhập hỗn hợp [18].

Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên nhiên vật liệu… Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí. Thông thường chi phí bỏ ra được tính tổng chi phí, chi phí vật chất, tổng chi phí trung gian, chi phí lao động sống, tổng diện tích đất, …

Sau khi xác định kết quả thu được và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính được HQKT. Tuy nhiên có thể xác định HQKT theo mục đích tiếp cận khác nhau

Thứ nhất, hiệu quả toàn phần được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được

và chi phí bỏ ra:

- Dạng thuận: H =

C Q

(1) ; - Dạng nghịch: h = QC (2) Trong đó: + H, h : là hiệu quả,

+ Q: Kết quả đạt được, + C: Chi phí bỏ ra.

Công thức (1) nói lên: 1 đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả. Công thức (2) nói lên: Để đạt được một đơn vị kết quả thì cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí.

Hai chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, cùng được dùng để phản ánh HQKT và gọi là các chỉ tiêu toàn phần.

Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, hoặc một đơn vị kết quả cần tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Vì vậy phương pháp này giúp ta so sánh được hiệu quả ở các quy mô khác nhau.

Thứ hai, Hiệu quả cận biên được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm

của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. - Dạng thuận: Hb = C Q ∆ ∆ (3) ; - Dạng nghịch: hb = ∆QC ∆ (4) Trong đó: + Hb,. hb: là hiệu quả cận biên,

+∆Q: Kết quả thu thêm, +∆C: Chi phí bỏ ra thêm.

Công thức (3) thể hiện: Cứ tăng thêm hay giảm đi một đơn vị chi phí thì sẽ tăng hay giảm bao nhiêu đơn vị kết quả.

Công thức (4) thể hiện: Để tăng thêm một đơn vị kết quả thì cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí.

Các chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế, bởi vì nguyên lý cận biên là phần lý thuyết cốt lõi trong kinh tế học hiện đại. Nó là cơ sở để định giá các yếu tố đầu vào cho việc phân phối sản phẩm và thu nhập.

Hai phương pháp này vừa phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ tiết kiệm nguồn lực và chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thấy được quy mô hiệu quả có thể xác định mức chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Với cách tính này sẽ biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận là bao nhiêu. Thế nhưng, cách tính này không cho biết cái giá phải trả cho quy mô hiệu quả là bao nhiêu và cũng không so sánh được HQKT của các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau [35].

Như vậy, có nhiều cách xác định HQKT. Mỗi phương pháp đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì thế, tuỳ theo mục đích phân tích và tình hình cụ thể mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Thông thường cần kết hợp các chỉ tiêu với nhau để xem xét, đánh giá đầy đủ và toàn diện HQKT.

1.2.2.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi ở nông hộ

Xuất phát từ những quan điểm HQKT đã đề cập trên, HQKT kinh tế hộ nói chung và HQKT của việc chuyển đổi từ đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò nó riêng ở nông hộ là tương quan so sánh giữa chi phí đầu vào với kết quả đầu ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ. Hiệu quả của việc chuyển đổi này được xác định thông qua hiệu quả chăn nuôi bò nhờ vào việc trồng cỏ. Do đó, để xác định hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi từ đất trồng trọt sang trồng cỏ ở nông hộ cần phải xác định được hai hệ thống các chỉ tiêu sau:

* Kết quả sản xuất, bao gồm: - Giá trị sản xuất (GO), - Giá trị gia tăng (VA),

- Chi phí sản xuất trung gian (IC), - Thu nhập hỗn hợp (MI).

* Trên cơ sở so sánh các nguồn lực đầu vào (chi phí) và đầu ra (kết quả) và xét trên khía cạnh HQKT của việc trồng cỏ, chúng tôi áp dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT của việc chuyển đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò sau:

- Thu nhập hỗn hợp trên năm (MI/năm)), - Thu nhập hỗn hợp trên con bò (MI/con), - Thu nhập trên nhân khẩu (MI/nhân khẩu),

- Thu nhập trên lao động (MI/lao động), - Thu nhập trên chi phí (MI/tổng chi phí),

Ngoài ra chúng tôi còn tính toán các chỉ tiêu đánh giá HQKT như: GO/tổng chi phí phí; GO/IC, GO/lao động; GO/nhân khẩu; GO/tháng nuôi; GO/con bò; VA/chi phí; VA/lao động; VA/nhân khẩu; VA/tháng nuôi; VA/con bò và MI/sào.

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w