Hiệu quả môi trường và phương pháp xác định hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 33 - 35)

4. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Hiệu quả môi trường và phương pháp xác định hiệu quả môi trường

1.2.4.1. Hiệu quả môi trường

Ngoài hiệu quả về kinh tế, xã hội thì bất kỳ phương án sản xuất nào cũng đều

có hiệu quả về mặt môi trường (HQMT). Đó là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra

và kết quả thu được về khía cạnh môi trường như sự ô nhiễm môi trường không khí,

môi trường sinh thái của một phương án sản xuất cụ thể, nó thường đi kèm với các

tác động kinh tế và xã hội [35].

Bảo vệ môi trường là nội dung quan trọng trong các hoạt động phát triển.

Ngày nay, bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, nó không chỉ là nhiệm vụ

của một vùng hay một quốc gia nào. Để đánh giá được tác động của con người với

môi trường là rất khó khăn vì ảnh hưởng này thường ở dạng vô hình, phản ứng dây

chuyền giữa các quốc gia, các vùng, các địa phương qua nhiều thế hệ và nhiều khi

cần có đủ thời gian mới có thể đánh giá được. Tuy nhiên, ở chừng mực nào đó cũng

cần phải được đánh giá mức độ tác động của phương án sản xuất đến môi trường

sinh thái.

Hoạt động nông nghiệp và nông thôn đều có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Do đó, phương án sản xuất sẽ được chấp nhận nếu có nhiều tác động tích cực đến bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái và các tác động tiêu cực (nếu có) phải là nhỏ nhất hoặc không vượt quá các tiêu chuẩn cho phép của Nhà nước. Thông thường, các tác động môi trường được xem xét trên các khía cạnh như: tác động đến việc bảo vệ và cải tạo đất; tác động đến việc bảo vệ và cải tạo nguồn nước; tác động đến việc bảo vệ và cải tạo nguồn dưỡng khí cho con người; tác động đến việc bảo vệ và duy trì các công trình xây dựng, thủy lợi, thủy điện và các công trình khác; tác động đến việc bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học, phát triển cảnh quan và tái tạo các giá trị, vẻ đẹp của thiên nhiên [35].

Như chúng tôi đã trình bày trên, đánh giá HQMT là rất khó khăn bởi hiệu quả môi trường thường ở dạng vô hình và phản ứng dây chuyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, HQMT của một phương án sản xuất trong nông nghiệp được xác định như sau:

- Xác định chi phí để thực hiện phương án sản xuất. - Xác định kết quả môi trường của phương án sản xuất:

+ Kết quả cải thiện môi trường sống (nước sạch, vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm…)

+ Mức độ phủ xanh đồi núi trọc, tạo dựng cảnh quan, đa dạng sinh học, bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, bản sắc dân tộc…

+ Dự báo xu hướng biến động; các ảnh hưởng tốt, xấu của phương án sản xuất đến môi trường trong tương lai.

- Từ đó xác định hiệu quả môi trường thông qua xác định mối tương quan giữa kết quả đã đạt được với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Tóm lại, với cách hiểu như trên về hiệu quả thì hiệu quả của một phương án sản xuất nông nghiệp là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra với các kết quả thu được về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Do vậy, hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra với các kết quả về kinh tế, xã hội và môi trường do hoạt động chuyển đổi này mang lại.

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w