CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở các hộ điều tra
3.3.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của các hộ điều tra
Như đã trình bày, nguồn thức ăn quan trọng sử dụng chăn nuôi bò là các phụ phẩm nông nghiệp. Do vậy diện tích đất canh tác, cơ cấu, năng suất và sản lượng các loại cây trồng của ngành trồng trọt có ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi bò của nông hộ. Chúng tôi đã tìm hiểu về diện tích canh tác và tình hình sản xuất trồng trọt của hộ. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6 và biểu đồ 3.1.
Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, diện tích canh tác bình quân của cả hai nhóm hộ là 7,37 sào/hộ, trong đó diện tích canh tác của nhóm hộ có trồng cỏ là 7,42 sào/hộ, lớn hơn diện tích canh tác của nhóm hộ không trồng cỏ (7,3 sào/hộ). Tuy nhiên, mức độ chênh lệch diện tích canh tác bình quân giữa hai nhóm hộ là không lớn.
Kết quả bảng 3.6 và biểu đồ 3.1 cũng cho thấy diện tích trồng lúa bình quân chung là 5,44 sào/hộ và không có sự khác nhau nhiều giữa hai nhóm hộ, lúa là cây trồng chiếm ưu thế nhất nhưng diện tích bình quân/hộ không lớn, cũng chỉ từ 5,27 đến 5,6 sào/hộ. Diện tích bình quân của ngô, lạc, mía, mỳ là rất thấp và không có sự khác nhau nhiều giữa hai nhóm hộ. Ngoài lúa thì không có cây nào chiếm ưu thế hơn cả. Điều khá thú vị ở đây là nhóm hộ có trồng cỏ lại có diện tích các loại cây
trồng thấp hơn nhóm hộ không trồng cỏ. Bởi lẽ họ đã chuyển đổi một phần diện tích sang trồng cỏ nuôi bò.
Bảng 3.6: Diện tích canh tác và cơ cấu một số cây trồng chính ở các hộ điều tra (n = 240 hộ)
Loại cây trồng
Nhóm hộ có trồng cỏ
Nhóm hộ không trồng cỏ
Bình quân chung 2 nhóm hộ
So sánh hộ có/không trồng cỏ DT
(sào/hộ) % DT
(sào/hộ) % DT
(sào/hộ) % ±
(sào/hộ) % Lúa 2 vụ 5,27 71,02 5,60 76,71 5,44 73,81 - 0,33 -5,89
Ngô 0,31 4,18 0,56 7,67 0,44 5,97 - 0,25 -44,64
Lạc 0,49 6,60 0,62 8,49 0,55 7,46 - 0,13 -20,96
Mía 0,29 3,91 0,30 4,11 0,30 4,07 - 0,01 - 3,33
Mì 0,20 2,69 0,22 3,02 0,21 2,85 - 0,02 -9,09
Cỏ trồng 0,86 11,60 - - 0,43 5,84 0,43 100,0
Cộng 7,42 100 7,30 100 7,37 100 0,12 1,64
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007
Kết quả điều tra và xử lý số liệu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về diện tích đất canh tác và diện tích các loại cây trồng ở hai nhóm hộ (p>0,05).
Số liệu ở bảng 3.6 cũng chỉ ra rằng năng suất từng loại cây trồng gần bằng nhau giữa hai nhóm hộ. Nguyên nhân là hai nhóm hộ này đều cùng ở vùng đồng bằng của huyện, do đó không có sự khác nhau nhiều về điều kiện sản xuất cũng như trình độ nguồn nhân lực.
Lúa vẫn là cây trồng chính ở hộ, song năng suất lúa cả năm chỉ đạt ở mức tương đối khá trong khi địa phương đã tiếp nhận được nhiều giống lúa mới có năng suất cao. Thực tế qua khảo sát cho thấy, do thiếu nước nên diện tích gieo trồng và năng suất lúa ở vụ Hè Thu thấp hơn so với vụ Đông Xuân.
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu cây trồng của các hộ điều tra
Sau cây lúa thì cây lạc và cây ngô cũng có vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế của hộ. Cây ngô ngoài việc cung cấp lương thực cho con người và gia súc, gia cầm từ hạt thì các phụ phế phẩm của nó là nguồn thức ăn quan trọng cho chăn nuôi gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò.
Cây thực phẩm trong vùng mới phát triển và chủ yếu là rau, đậu, đỗ, củ quả phục vụ tiêu dùng tại địa phương. Cây công nghiệp hàng năm được mở mang, chủ yếu là cây lạc, còn cây mía do những năm gần đây có khó khăn ở đầu ra nên diện tích và sản lượng mía có phần không ổn định.
Qua khảo sát chúng tôi thấy, trên địa bàn 3 xã điều tra có một lượng phế phụ phẩm khá lớn và đa dạng từ sản xuất nông nghiệp. Nếu biết tận dụng, chế biến và bảo quản tốt thì sẽ có một nguồn thức ăn dồi dào để phát triển chăn nuôi bò. Khối lượng ước tính của các phụ phẩm từ lúa, lạc và mía ở các xã tương ứng là: 650 tấn,
năm 2003 đến nay, một bộ phận nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng trọt cho năng suất và hiệu quả thấp sang trồng cỏ để nuôi bò. Như vậy, ngoài các phụ phế phẩm trong nông nghiệp thì cỏ trồng là nguồn thức ăn rất chủ động và giàu dinh dưỡng cho bò. Cho nên, việc phát triển trồng cỏ chăn nuôi bò và gia súc nhai lại là một giải pháp cần được ưu tiên xem xét trong việc phát triển kinh tế của xã và tăng thu nhập cho người dân trong vùng.