4. Kết cấu của luận văn
1.4.4. Xuất phát từ vai trò của việc chuyển đổi để phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp Việt Nam vốn là một nền nông nghiệp hữu cơ cổ truyền, phát triển theo hướng bền vững nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thâm canh trong nông nghiệp, cân bằng sinh thái ở một số vùng kinh tế tự nhiên của đất nước đã bị phá vỡ [11].
Do trình độ canh tác ở một số địa phương còn lạc hậu, kéo dài nhiều năm như phá rừng, đốt rẫy, làm nương, cấy chay, chăn nuôi gia súc thả rông. Nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp. Độ che phủ của thảm thực vật ở hầu hết các vùng còn thấp so với mức an toàn sinh thái. Trước sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ được áp dụng vào nông nghiệp nước ta, những nguy cơ đe doạ hệ sinh thái bền vững cũng xuất hiện và ngày càng trở nên trầm trọng. Việc phá rừng đã dẫn đến hạn hán, lũ lụt ở nhiều nơi làm cho sản xuất bấp bênh. Thuốc trừ sâu đã giết chết nhiều thiên
địch, bón phân không cân đối cũng đã làm thoái hoá đất đai. Một số giống cây trồng mới được thay thế giống cũ truyền thống cũng đã làm cho sâu bệnh ngày càng phát triển [20].
Trước những xu hướng phát triển không bền vững trong nông nghiệp, nhiều địa phương nước ta đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng mô hình chuyển dịch cơ câu cây trồng, CCKTNN [36].
Việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò cũng không ngoài mục đích trên. Một mặt đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển ngang tầm với vị trí vốn có của nó. Đồng thời đảm bảo phát triển nền nông nghiệp bền vững.