Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 63 - 64)

4. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Phương pháp phân tích

Các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp chuyên gia, phương pháp toán kinh tế và một số phương pháp khác.

2.3.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng khá nhiều trong nghiên cứu này. Sử dụng thống kê mô tả, thống kê so sánh, số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá thực trạng chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở địa phương.

2.3.3.2. Phương pháp chuyên gia

Trao đổi với một số cán bộ của sở NN & PTNT, phòng NN & PTNT huyện An Nhơn, cán bộ khuyến nông của huyện và tỉnh, cán bộ thú y, các chuyên gia kinh tế để góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

2.3.3.3. Phương pháp toán kinh tế

Hàm sản xuất sử dụng trong đề tài có dạng : Y = A + αi Xi + αjDj Trong đó : - Y : là thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi bò của hộ có trồng cỏ.

- A : là hằng số.

- Xi : Các yếu tố đầu vào: Trình độ chủ hộ (lớp học), chi phí giống, chi phí thiết bị chuồng trại, chi phí thức ăn tinh, chi phí thức ăn thô, chi phí thú y, chi phí trồng cỏ, số tháng nuôi bò trong năm, diện tích đất nông nghiệp của hộ, tổng số bò nuôi.

- α i…: Hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập Xi (biến định lượng) đến thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi bò của hộ có trồng cỏ.

- Dj : Biến giả nhận hai giá trị 0 và 1(biến định tính) của 3 yếu tố: áp dụng giống bò lai, loại cỏ trồng và loại đất chuyển đổi.

- α j : Hệ số ảnh hưởng của các biến giả Dj đến thu nhập. Kết quả sẽ được kiểm định thông qua phần mềm SPSS 12.0

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w