CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình chăn nuôi bò ở huyện An Nhơn
3.1.4. Tình hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng cỏ làm thức ăn cho bò
Quá trình phát triển trồng cỏ nuôi bò phụ thuộc nhiều vào việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Ở An Nhơn, một số giống cỏ mới được chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất như: cỏ voi, cỏ voi lai VA – 06, cỏ Ghinê DT – 58 (cỏ sả), cỏ lông Para, cỏ AVEX. Tuy nhiên, ngoài cỏ voi thì hầu hết các loại cỏ trồng khác đang được các cơ quan nghiên cứu tiến hành thăm dò, khảo nghiệm sự thích ứng trên đất An Nhơn và chưa có kết luận.
Các chương trình, dự án đã chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống cỏ, kỹ thuật trồng, chăm sóc… đến tận hộ nông dân qua các mô hình trình diễn trồng cỏ và được các hộ nông dân ủng hộ. Nhưng chủ yếu tập trung vào mô hình sản xuất cỏ, các mô hình trình diễn này được đi kèm với các chương trình dự án chăn nuôi bò lai của tỉnh Bình Định, mà chưa quan tâm đến các mô hình dịch vụ kỹ thuật, thị trường… Hơn nữa, sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn đối với trồng cỏ không được thường xuyên liên tục, hỗ trợ thị trường chưa được chú ý đúng mức… Chính vì vậy, mặc dù có nhiều nông hộ đã nắm được kỹ thuật trồng cỏ và hiệu quả kinh tế của việc trồng cỏ nhưng họ vẫn chưa mạnh dạn đầu tư trồng cỏ nuôi bò.
Từ các phân tích ở trên có thể nhận thấy rằng: số lượng đàn bò ở huyện An Nhơn có tăng lên, nhưng không ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng về lao động, đất đai của huyện. Công tác cải tạo nhằm nâng cao chất lượng đàn bò đã được
chú ý, số lượng đàn bò lai chiếm tỷ lệ khá cao. Đến năm 2007, chỉ còn 15% bò nội và thấp hơn so với bình quân chung của cả tỉnh (tỷ lệ đàn bò nội của tỉnh là 35%
của tổng đàn).
Diện tích bãi chăn thả tự nhiên của An Nhơn ít và ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh đó, diện tích một số cây trồng có phụ phẩm làm thức ăn cho bò tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhẹ, nhưng cũng không đủ cung cấp thức ăn cho bò. Do đó, trong khi giá các loại thức ăn trên thị trường tăng cao thì các nông hộ ở An Nhơn chuyển một số diện tích đất sang trồng cỏ nuôi bò là một giải pháp cần được ưu tiên xem xét để duy trì và phát triển đàn bò của huyện.
3.2. SỐ LƯỢNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG ĐÀN Bề Ở CÁC XÃ ĐIỀU TRA Bảng 3.4: Số lượng và tốc độ tăng đàn bò ở các xã điều tra
giai đoạn 2003 - 2007
Năm Toàn huyện Nhơn Lộc Nhơn Khánh Nhơn Phúc
Tổng đàn (con)
Tốc độ tăng
(%)
Tổng đàn (con)
Tốc độ tăng
(%)
Tổng đàn (con)
Tốc độ tăng
(%)
Tổng đàn (con)
Tốc độ tăng (%)
2003 20.800 1.781 1.623 1.487
2004 25.501 22,64 2.184 22,63 1.990 22,61 1.823 22,60 2005 29.403 15,30 2.518 15,29 2.294 15,28 2.102 15,30 2006 38.180 29,85 3.157 25,38 2.960 29,38 2.792 32,83 2007 38.730 1,44 3.082 - 2,38 3.325 12,33 3.614 29,44
BQ giai đoạn 03-07 16,81 14,69 19,63 24,04
Nguồn: [26]; [27]
Số liệu ở bảng 3.4 và đồ thị 3.2 cho thấy, số lượng đàn bò ở các xã điều tra tăng lên tương đối mạnh song không ổn định. Nhơn Khánh, Nhơn Phúc là 2 xã có tốc độ tăng đàn bò bình quân giai đoạn 2003 – 2007 lần lượt là 19,63%, 24,04 %, cao hơn tốc độ tăng bình quân chung của huyện (16,81%). Trong khi đó tốc độ tăng đàn bò bình quân giai đọan này của Nhơn Lộc chỉ là 14,69% (thấp hơn bình quân
chung toàn huyện). Như vậy, trong 3 xã này thì Nhơn Lộc có tốc độ tăng đàn bò bình quân thấp nhất và cao nhất là xã Nhơn Phúc. Từ năm 2003 – 2006, đàn bò của ba xã trên cũng không ngừng tăng lên với mức độ khác nhau. Đặc biệt năm 2006, là năm tăng nhiều nhất đã góp phần làm tăng đàn bò của huyện hơn năm 2005 là 8.777 con. Tuy nhiên, đến năm 2007 đàn bò của 3 xã có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn 2006. Đặc biệt năm 2007, đàn bò của xã Nhơn Lộc giảm hơn so với năm 2006, ứng với tốc độ giảm là 2,38%. Nguyên nhân chủ yếu là sự kiên quyết trong chỉ đạo của chính quyền xã chưa đúng mức cần thiết và ý thức nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hoá của người dân xã này còn hạn chế.
Đồ thị 3.2: Tốc độ tăng đàn bò của toàn huyện và các xã điều tra (%)
3.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HỘ ĐIỀU TRA
Cùng với thu thập dữ liệu và nghiên cứu tình hình sản xuất nông nghiệp trên phạm vi toàn huyện, chúng tôi tiến hành đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp ở cấp hộ để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng sản xuất nông nghiệp ở An Nhơn. Trên cơ
sở đó đề ra các giải pháp thích hợp nhằm chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò có hiệu quả trong thời gian tới.
3.3.1. Quy mô lao động và đất đai ở các hộ điều tra
Số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả, hiệu quả sản xuất nói chung và hiệu quả chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò nói riêng. Nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của lao động đến hiệu quả của quá trình chuyển đổi này chúng tôi đã tiến hành điều tra về tình hình nhân khẩu, lao động và trình độ của chủ hộ. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy, số nhân khẩu bình quân trong các nhóm hộ không lớn, khoảng 4,21 người và có khoảng 2,45 lao động trong độ tuổi (chiếm tỷ lệ 58,19%), số còn lại là người già và trẻ em, đây là lực lượng lao động phụ trong gia đình (chiếm tỷ lệ 41,81%). Kết quả kiểm định Anovar 1 nhân tố cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê vế số nhân khẩu của hộ, số lao động và số nhân khẩu / lao động giữa các nhóm hộ có và không trồng cỏ nuôi bò (p > 0,05).
Bảng 3.5: Tình hình lao động ở các hộ điều tra năm 2007
(n =240 hộ)
Chỉ tiêu ĐVT
Nhóm hộ có trồng
cỏ
Nhóm hộ không trồng
cỏ
B/quân chung
1.Tổng nhân khẩu b/quân Người/hộ 4,10 4,32 4,21
2.Lao động trong độ tuổi Lao động 2,41 2,5 2,45
3.Lao động ngoài độ tuổi Người 1,67 1,87 1,77
4.Số người ăn theo/số LĐ của hộ Lần 0,71 0,76 0,74
5.Trình độ chủ hộ Lớp 8,02 8,01 8,02
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007.
Trình độ văn hóa của chủ hộ phần nào tác động đến nhận thức, phương hướng sản xuất kinh doanh của hộ, khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và kết quả sản xuất của nông hộ. Kết quả điều tra ở 240 hộ cho thấy, trình độ chủ hộ bình quân giữa hai nhóm hộ không khác nhau nhiều, bình quân chung khoảng lớp
8,02. Với trình độ văn hóa còn thấp như vậy, có thể làm giảm đi hiệu quả của các nguồn lực mà hộ sử dụng để sản xuất. Trình độ chủ hộ giữa hai nhóm hộ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Tuy nhiên, xét trên quy mô nhân khẩu và lao động thì có thể thấy mức độ khó khăn của hộ nuôi bò khi mà mỗi lao động có tới 0,71và 0,76 nhân khẩu ăn theo.
Điều này cũng giải thích tại sao ở nông thôn các em nhỏ thường phải làm việc nhiều hơn và hay phải bỏ học để giúp cha mẹ trong việc chăn dắt bò.
Mặt khác qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy trong cơ cấu ngành nghề ở 240 hộ được điều tra thì tập trung chủ yếu là sản xuất trồng trọt kết hợp chăn nuôi, còn các ngành nghề khác là không đáng kể (phụ lục 1.2). Điều này cũng cho thấy trình độ kinh doanh, trình độ tổ chức lao động và nguồn thu nhập của hộ còn ở mức khiêm tốn.
3.3.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của các hộ điều tra
Như đã trình bày, nguồn thức ăn quan trọng sử dụng chăn nuôi bò là các phụ phẩm nông nghiệp. Do vậy diện tích đất canh tác, cơ cấu, năng suất và sản lượng các loại cây trồng của ngành trồng trọt có ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi bò của nông hộ. Chúng tôi đã tìm hiểu về diện tích canh tác và tình hình sản xuất trồng trọt của hộ. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6 và biểu đồ 3.1.
Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, diện tích canh tác bình quân của cả hai nhóm hộ là 7,37 sào/hộ, trong đó diện tích canh tác của nhóm hộ có trồng cỏ là 7,42 sào/hộ, lớn hơn diện tích canh tác của nhóm hộ không trồng cỏ (7,3 sào/hộ). Tuy nhiên, mức độ chênh lệch diện tích canh tác bình quân giữa hai nhóm hộ là không lớn.
Kết quả bảng 3.6 và biểu đồ 3.1 cũng cho thấy diện tích trồng lúa bình quân chung là 5,44 sào/hộ và không có sự khác nhau nhiều giữa hai nhóm hộ, lúa là cây trồng chiếm ưu thế nhất nhưng diện tích bình quân/hộ không lớn, cũng chỉ từ 5,27 đến 5,6 sào/hộ. Diện tích bình quân của ngô, lạc, mía, mỳ là rất thấp và không có sự khác nhau nhiều giữa hai nhóm hộ. Ngoài lúa thì không có cây nào chiếm ưu thế hơn cả. Điều khá thú vị ở đây là nhóm hộ có trồng cỏ lại có diện tích các loại cây
trồng thấp hơn nhóm hộ không trồng cỏ. Bởi lẽ họ đã chuyển đổi một phần diện tích sang trồng cỏ nuôi bò.
Bảng 3.6: Diện tích canh tác và cơ cấu một số cây trồng chính ở các hộ điều tra (n = 240 hộ)
Loại cây trồng
Nhóm hộ có trồng cỏ
Nhóm hộ không trồng cỏ
Bình quân chung 2 nhóm hộ
So sánh hộ có/không trồng cỏ DT
(sào/hộ) % DT
(sào/hộ) % DT
(sào/hộ) % ±
(sào/hộ) % Lúa 2 vụ 5,27 71,02 5,60 76,71 5,44 73,81 - 0,33 -5,89
Ngô 0,31 4,18 0,56 7,67 0,44 5,97 - 0,25 -44,64
Lạc 0,49 6,60 0,62 8,49 0,55 7,46 - 0,13 -20,96
Mía 0,29 3,91 0,30 4,11 0,30 4,07 - 0,01 - 3,33
Mì 0,20 2,69 0,22 3,02 0,21 2,85 - 0,02 -9,09
Cỏ trồng 0,86 11,60 - - 0,43 5,84 0,43 100,0
Cộng 7,42 100 7,30 100 7,37 100 0,12 1,64
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007
Kết quả điều tra và xử lý số liệu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về diện tích đất canh tác và diện tích các loại cây trồng ở hai nhóm hộ (p>0,05).
Số liệu ở bảng 3.6 cũng chỉ ra rằng năng suất từng loại cây trồng gần bằng nhau giữa hai nhóm hộ. Nguyên nhân là hai nhóm hộ này đều cùng ở vùng đồng bằng của huyện, do đó không có sự khác nhau nhiều về điều kiện sản xuất cũng như trình độ nguồn nhân lực.
Lúa vẫn là cây trồng chính ở hộ, song năng suất lúa cả năm chỉ đạt ở mức tương đối khá trong khi địa phương đã tiếp nhận được nhiều giống lúa mới có năng suất cao. Thực tế qua khảo sát cho thấy, do thiếu nước nên diện tích gieo trồng và năng suất lúa ở vụ Hè Thu thấp hơn so với vụ Đông Xuân.
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu cây trồng của các hộ điều tra
Sau cây lúa thì cây lạc và cây ngô cũng có vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế của hộ. Cây ngô ngoài việc cung cấp lương thực cho con người và gia súc, gia cầm từ hạt thì các phụ phế phẩm của nó là nguồn thức ăn quan trọng cho chăn nuôi gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò.
Cây thực phẩm trong vùng mới phát triển và chủ yếu là rau, đậu, đỗ, củ quả phục vụ tiêu dùng tại địa phương. Cây công nghiệp hàng năm được mở mang, chủ yếu là cây lạc, còn cây mía do những năm gần đây có khó khăn ở đầu ra nên diện tích và sản lượng mía có phần không ổn định.
Qua khảo sát chúng tôi thấy, trên địa bàn 3 xã điều tra có một lượng phế phụ phẩm khá lớn và đa dạng từ sản xuất nông nghiệp. Nếu biết tận dụng, chế biến và bảo quản tốt thì sẽ có một nguồn thức ăn dồi dào để phát triển chăn nuôi bò. Khối lượng ước tính của các phụ phẩm từ lúa, lạc và mía ở các xã tương ứng là: 650 tấn,
năm 2003 đến nay, một bộ phận nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng trọt cho năng suất và hiệu quả thấp sang trồng cỏ để nuôi bò. Như vậy, ngoài các phụ phế phẩm trong nông nghiệp thì cỏ trồng là nguồn thức ăn rất chủ động và giàu dinh dưỡng cho bò. Cho nên, việc phát triển trồng cỏ chăn nuôi bò và gia súc nhai lại là một giải pháp cần được ưu tiên xem xét trong việc phát triển kinh tế của xã và tăng thu nhập cho người dân trong vùng.
3.3.3. Quy mô chăn nuôi bò tại các hộ điều tra
Nhằm tìm hiểu số lượng bò bình quân được nuôi ở các nhóm hộ khác nhau và tỷ lệ (%) số hộ nuôi bò ở các quy mô khác nhau, chúng tôi đã tiến hành điều tra vấn đề này, kết quả được thể hiện qua bảng 3.7 và biểu đồ 3.2.
Bảng 3.7: Quy mô nuôi bò của các nông hộ điều tra
(n = 240 hộ)
Quy mô Chung Hộ có trồng cỏ Hộ không trồng
cỏ Số hộ
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%)
Từ 1 – 2 con 140 58,09 67 55,83 73 60,33
Từ 3 – 4 con 76 31,54 37 30,83 39 32,23
Từ 5 – 6 con 18 7,47 11 9,17 7 5,79
Từ 7 – 8 con 7 2,90 5 4,17 2 1,65
> 8 con 0 0,00 0,00 0,00 0 0,00
Tổng cộng 241 100 120 100 121 100
BQ/ hộ (con) 2,66 2,76 2,55
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007
Kết quả bảng 3.7 và biểu đồ 3.2 cho thấy, số bò nuôi bình quân ở các hộ điều tra là 2,66 con/hộ, phần lớn (58,09%) các hộ chỉ nuôi với quy mô từ 1 – 2 con. Quy mô nuôi càng tăng thì số hộ nuôi càng giảm. Đặc biệt, không có hộ nào nuôi bò ở quy mô trên 8 con .
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu đàn bò ở các hộ điều tra
Số liệu ở bảng 3.7 cũng cho thấy, quy mô nuôi của nhóm hộ có trồng cỏ là 2,76 con/hộ, lớn hơn quy mô nuôi của nhóm hộ không trồng cỏ (2,55 con/hộ). Ở quy mô nuôi nhỏ từ 1 – 4 con, nhóm hộ có trồng cỏ có số hộ nuôi ít hơn so với nhóm hộ không trồng cỏ. Trong khi đó, ở quy mô nuôi cao hơn 5 – 8 con thì hoàn toàn ngược lại. Nguyên nhân là do nguồn thức ăn tự nhiên ngày càng giảm, bò bị cấm thả rông, diện tích bãi chăn thả tự nhiện thu hẹp, người dân thiếu vốn. Do đó, những hộ không trồng cỏ đã gặp khó khăn trong việc giải quyết thức ăn cho bò.
Kết quả phân tích trên cho thấy, quy mô nuôi bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó được quyết định bởi tiềm lực kinh tế của hộ cũng như phụ thuộc nhiều vào điều kiện của bãi chăn thả và nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Kết quả phân tích cũng cho thấy trồng cỏ chăn nuôi bò là yếu tố có ảnh hưởng đến quy mô nuôi bò của hộ.
3.4. TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG TRỌT SANG TRỒNG CỎ NUễI Bề
3.4.1.Tình hình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở An Nhơn Đi đôi với sự chuyển đổi phương thức chăn nuôi bò, tình hình sử dụng đất của nông hộ cũng có sự thay đổi. Khi muốn phát triển chăn nuôi bò theo hướng bán
thâm canh, các nông hộ phải dành ra một quỹ đất nhất định để trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Tình hình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ của nông hộ được thể hiện ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.3.
Bảng 3.8: Tình hình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn giai đoạn 2003 – 2007
Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng số hộ trồng cỏ nuôi bò hộ 3500 5670 7623 8500 8345 Tổng diện tích trồng cỏ ha 176,90 267,70 356,89 360,72 354,67 Đất màu chuyển sang trồng cỏ ha 125,50 213,60 285,75 286,13 282,85 Đất vườn chuyển sang trồng cỏ ha 1,03 1,50 1,67 1,70 1,75 Đất khác chuyển sang trồng cỏ ha 50,37 52,60 69,47 72,89 70,07 BQ diện tích trồng cỏ/hộ ha/hộ 0,05 0,05 0,05 0,04 0,04 BQ diện tích trồng cỏ/con ha/con 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01
Nguồn: [26], [27].
Trồng cỏ làm thức ăn cho bò đã diễn ra ở huyện An Nhơn từ năm 2001.
Nhưng trong thời gian đầu, người dân chưa nhận thức đúng về vấn đề này, thêm vào đó bãi chăn thả còn nhiều, phần lớn hộ nông dân đều nuôi bò theo lối truyền thống, chưa quan tâm và đầu tư đúng mức. Vì vậy, diện tích trồng cỏ trong những năm trước đây có tăng nhưng rất chậm. Đến năm 2003, do yêu cầu bức xúc về: bãi chăn thả thu hẹp nhanh chóng, nguồn phế phụ phẩm làm thức ăn cho bò thiếu ổn định, giá cả thức ăn trên thị trường tăng lên. Do đó, để giải quyết nhu cầu thức ăn cho bò và thay đổi phương thức nuôi cho phù hợp với tình hình mới, việc đầu tiên phải làm đó là trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn xanh ổn định cho bò.
Chính vì vậy, một bộ phận nông hộ An Nhơn đã mạnh dạn chuyển một phần đất của gia đình sang trồng cỏ nuôi bò. Họ đã trồng cỏ trên những diện tích đất mà họ cho là các cây trồng khác có hiệu quả thấp. Thêm vào đó, chính quyền địa phương cũng đã có những chính sách hỗ trợ như quy hoạch vùng trồng cỏ, đưa vấn đề trồng cỏ vào nghị quyết,… Cho nên, diện tích trồng cỏ trên toàn huyện đã tăng từ
176,9 ha năm 2003 lên đến 360,72 ha năm 2006. Đến cuối năm 2007, toàn huyện có 13/15 xã, thị trấn trồng cỏ nuôi bò với 354,67 ha đất trồng cỏ, thấp hơn so với năm 2006 là 6,05 ha mà nguyên nhân là do ngập nước trong mùa mưa 2007 đối với diện tích trồng cỏ ven sông và vùng thấp.
Biểu đồ 3.3: Tình hình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn
Kết quả ở bảng 3.8 cũng cho thấy, diện tích cỏ trồng bình quân của mỗi hộ là rất thấp, chỉ có 0,04 ha/hộ. Với mức này thì khó đáp ứng đầy đủ thức ăn cho bò khi hộ mở rộng quy mô chăn nuôi. Tuy nông hộ có tận dụng đất trong vườn, đất hoang,... để trồng cỏ nhưng cũng không được bao nhiêu, toàn huyện chỉ có khoảng 1,03 ha năm 2003 và 1,75 ha đất vườn trồng cỏ năm 2007, chiếm tỷ lệ 0,49 % trong tổng diện tích đất trồng cỏ của huyện. Diện tích trồng cỏ chủ yếu được chuyển đổi