Số lượng và tốc độ tăng đàn bò của huyện An Nhơn

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 72 - 74)

4. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Số lượng và tốc độ tăng đàn bò của huyện An Nhơn

Kết quả nghiên cứu số lượng và tốc độ tăng đàn bò của huyện An Nhơn được trình bày ở bảng 3.1 và đồ thị 3.1.

Số liệu ở bảng 3.1và đồ thị 3.1 cho thấy, chăn nuôi bò ở huyện An Nhơn trong những năm qua phát triển tương đối tốt song không ổn định. Bình quân giai đoạn 2003 – 2007 tăng 16,81 %, trong khi đó tốc độ tăng bình quân giai đọan này của cả tỉnh chỉ là 10,57 %. Từ năm 2003 – 2006, đàn bò của huyện An Nhơn đã tăng với tốc độ đáng kể. Đặc biệt năm 2006, số lượng đàn bò của huyện đã tăng hơn năm 2005 là 8.777 con, tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,85 %. Trong khi đó tốc độ tăng đàn bò toàn tỉnh năm 2006 hơn 2005 là khá cao, nhưng cũng chỉ đạt 17,6 % (thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng đàn bò của huyện An Nhơn).

Bảng 3.1: Số lượng và tốc độ tăng đàn bò của huyện An Nhơn giai đoạn 2003 - 2007

Tổng

đàn(con) động (con/năm)Mức độ biến tăng (%)Tốc độ

Tổng đàn (con) Mức độ biến động (con/năm) Tốc độ tăng(%) 2003 20.800 234.585 2004 25.501 4.701 22,64 256.764 22.179 9,45 2005 29.403 3.902 15,30 289.151 32.387 12,61 2006 38.180 8.777 29,85 340.028 50.877 17,60 2007 38.730 550 1,44 350.650 10.622 3,12 BQ giai đoạn 16,81 10,57 Nguồn: [ 4], [27]

Tuy nhiên, đến năm 2007 tốc độ tăng đàn bò của An Nhơn rất chậm và gần như tăng không đáng kể, năm 2007 chỉ tăng hơn năm 2006 là 550 con, với tỷ lệ là 1,44%. Đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2003 – 2007. Trong khi đó, tốc độ tăng bình quân chung của cả tỉnh trong năm 2007 so với 2006 là 3,12%. Như vậy, thời kỳ từ 2003 – 2006 đàn bò của huyện An Nhơn đã tăng với tốc độ khá nhanh, đến năm 2007 lại tăng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là:

- Giai đoạn trước năm 2003 đã xảy ra nhiều dịch bệnh, dịch lở mồm long móng ở trâu bò xảy ra liên tiếp trong nhiều năm và bùng phát trên diện rộng, gây thiệt hại đến chăn nuôi đại gia súc nói chung và chăn nuôi bò nói riêng [31],[32]. Chính điều này đã làm mất cân đối cung cầu của thị trường các loại sản phẩm từ chăn nuôi bò. Do đó, đã đẩy giá thịt bò trong giai đoạn sau này (2003 – 2006) tăng cao làm cho lợi ích của người nuôi bò tăng lên rõ rệt. Hơn nữa, trong giai đoạn này ở Bình Định đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò. Tất cả những tác động đó đã kích thích mạnh mẽ làm cho tốc độ tăng đàn bò của An Nhơn giai đoạn 2003 – 2006 tăng nhanh.

Đồ thị 3.1: Tốc độ tăng đàn bò huyện An Nhơn giai đoạn 2003 – 2007 (%)

- Đến cuối năm 2006 và năm 2007, thị trường bắt đầu biến động theo chiều hướng không có lợi cho người nuôi bò. Giá cả các loại thức ăn bắt đầu tăng cao, trong khi đó giá cả của bò lại giảm mạnh, bãi chăn thả đang bị thu hẹp dần. Chủ trương lai hoá đàn bò trước năm 2006 ở tỉnh bình Định nói chung và An Nhơn nói riêng không đạt được kết quả như mong muốn [33]. Những yếu tố trên đã làm cho đàn bò của huyện có tăng nhưng rất chậm. Năm 2007, số bò chỉ tăng hơn năm 2006 là 550 con và chủ yếu là do bò sinh sản của hộ đẻ ra.

Một phần của tài liệu Đề tài: Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định pdf (Trang 72 - 74)