4. Kết cấu của luận văn
2.1.1.2. Địa hình và đất đai
a) Địa hình
Đại bộ phận diện tích của An Nhơn nằm ở vùng đồng bằng trải rộng trên lưu vực hạ lưu sông Kôn là một trong hai con sông lớn đi qua địa phận An Nhơn. Một phần nhỏ phía Nam huyện là khu vực đồi núi thấp bán sơn địa.
Nhìn chung, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Sự chênh lệch độ cao không lớn, địa hình bằng phẳng, đất đai khá màu mỡ, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
b) Đất và tình hình sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên 24.217 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 11.487 ha, chiếm 48,74% tổng diện tích tự nhiên; là huyện có diện tích đất gieo trồng cao nhất trong tỉnh, nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người chỉ có 650m2/người, thấp hơn so với bình quân của tỉnh (770m2/người) [4].
Một cách khái quát, tài nguyên đất của huyện An Nhơn phong phú, đa dạng và đang phát huy thế mạnh về đất đai của một huyện đồng bằng. So với dân số trong huyện thì quỹ đất An Nhơn ít, phân bố không đều giữa các xã. Tuy nhiên, đất đai ở An Nhơn cũng phù hợp với yêu cầu sinh trrưởng và phát triển của các loại cỏ.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện An Nhơn 2005 – 2007
ĐVT: ha
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Tổng số 24.217 24.217 24.217
1. Đất nông nghiệp 11.786 11.786 11.487 - Cây hàng năm 9.711 9.711 9.689 - Cây lâu năm 1.801 1.801 1.798 - Đất nông nghiệp khác 274 274 - 2.Đất nuôi trồng thuỷ sản 17 17 17 3. Đất Lâm nghiệp 3.315 3.315 3.447 - Rừng tự nhiên 442 442 442 - Rừng trồng 2.873 2.873 3.005 4. Đất chuyên dùng 3.929 3.929 4.232
6. Đất chưa sử dụng 4.338 4.338 4.203
- Đất bằng 876 876 869
- Đất đồi núi 2.569 2.569 2.437 - Đất chưa sử dụng khác 893 893 897
Nguồn: [27]
Những năm gần đây nhu cầu đất đai trên các lĩnh vực tăng cao. Vì vậy quỹ đất phát triển nông nghiệp của huyện giảm mạnh từ 11.786 ha năm 2005 xuống chỉ còn 11.487 ha năm 2007. Việc hình thành các khu công nghiệp, các nhà máy và ngay trên phạm vi từng xã, thị trấn, thị tứ hình thành nên các khu dân cư đã xâm lấn các bãi cỏ tự nhiên và đất sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy cần phải xây dựng một mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó có vấn đề trồng cỏ nuôi bò để một mặt khai thác các tiềm năng đất đai một cách có hiệu quả, mặt khác giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường ở địa phương.