CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Kết quả và hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở các hộ điều tra
3.5.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi
3.5.1.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở các hộ điều tra
Chi phí sản xuất trung gian là chỉ tiêu phản ánh kết quả, nó không phản ánh
một cách đầy đủ và toàn diện về bản chất kinh tế của quá trình chuyển đổi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu kết hợp hai chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế làm cơ sở để khuyến cáo việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò tốt hơn.
a) So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò của hộ có và không trồng cỏ
Bảng 3.12: Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi bò của hộ có và không trồng cỏ
Chỉ tiêu ĐVT BQ
Chung
Nhóm hộ có trồng cỏ
Nhóm hộ không trồng cỏ
So sánh hộ có/
không trồng cỏ
± %
1.Tổng giá trị s.xuất 1000 đ/hộ 15.004,7 16.297,14 13.722,90 2.574,24 18,75 2.Tổng chi phí v/chất 1000 đ/hộ 12.541,0 13.264,58 11.823,42 1.441,16 12,19 a. Chi phí trung gian 1000 đ/hộ 12.312,6 13.036,18 11.595,08 1.441,10 12,43 b. Khấu hao TSCĐ 1000 đ/hộ 228,4 228,40 228,33 0,03
3.Giá trị gia tăng (1 – a) 1000 đ/hộ 2.692,0 3.260,96 2.127,81 1.133,15 53,25 4.TN hỗn hợp (1 – 2) 1000 đ/hộ 2.463,7 3.032,56 1.899,48 1.133,08 59,65 5.Hiệu quả đầu tư
a.GO/tổng chi phí Lần 1,2 1,29 1,19 0,10 8,79
b.VA/tổng chi phí lần 0,27 0,32 0,22 0,10 47,36
c.MI/tổng chi phí lần 0,3 0,29 0,19 0,10 55,90
d.MI/IC lần 0,2 0,23 0,16 0,07 42,00
6.Hiệu quả lao động
a.GO/ lao động 1000 đ/ld 6.492,91 7.203,02 5.794,94 1.408,08 24,30 b.VA/lao động 1000 đ/lđ 1.170,99 1.440,26 906,15 354,11 58,94 c.MI/lao động 1000 đ/ld 1.071,04 1.388,73 807,93 580,80 71,89 d.GO/nhân khẩu 1000đ/kh 3.780,30 4.189,05 3.374,94 814,11 24,12
đ.VA/nhân khẩu 1000 đ/kh 690,96 847,90 535,33 312,57 58,39
e. MI/nhân khẩu 1000 đ/kh 629,38 784,51 475,53 308,98 64,96 7.Hiệu quả tháng nuôi
a.GO/tháng nuôi 1000đ/th 1.312,21 1.390,95 1.234,14 156,81 12,71
b.VA/tháng nuôi 1000đ/th 215,97 256,19 176,07 80,12 45,50
c.MI/tháng nuôi 1000đ/th 197,39 237,82 157,28 80,54 51,20
8.Hiệu quả BQ 1 con
a.GO/con 1000đ/con 5.455,6
5
5.703,44 5.209,91 493,53 9,47
b.VA/con 1000đ/con 1.023,68 1.195,70 853,08 342,62 40,16
c.MI/con 1000đ/con 919,03 1.092,82 746,90 345,92 46,28
9.MI/GO Lần 0,16 0,19 0,14 0,05 34,46
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007
Giả thuyết của nghiên cứu là việc trồng cỏ có tác động đến các chỉ tiêu về khả năng và hiệu quả sản xuất của chăn nuôi bò. Để kiểm định giả thuyết, các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh tế đã được tính toán và trình bày ở bảng 3.12.
Số liệu ở bảng 3.12 cho thấy, kết quả chăn nuôi bò của hộ có trồng cỏ được phản ánh ở các chỉ tiêu như: chi phí sản xuất trung gian, tổng chi phí vật chất, tổng giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm đều cao hơn hộ không trồng cỏ (P < 0,001). Đặc biệt thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi bò của hộ có trồng cỏ cao hơn hộ không trồng cỏ là 1.133,08 ngàn đồng/hộ/năm, cao hơn khoảng 59,65%.
Về các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, số liệu ở bảng 3.12 cho thấy, mặc dù nhóm hộ có trồng cỏ phải đầu tư chi phí trung gian lớn hơn 1.441,1 ngàn đồng/hộ (cao hơn 12,43%), nhưng lại có hiệu quả đầu tư cao hơn ở tất cả các chỉ tiêu:
GO/tổng chi phí, VA/tổng chi phí, MI/tổng chi phí và MI/tổng chi phí trung gian, tương ứng là 0,1; 0,1; 0,1 và 0,07 lần so với nhóm hộ không trồng cỏ.
Khi xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của hộ cho thấy, điều khá thú vị là hộ có trồng cỏ có hiệu quả hơn hẳn so với hộ không trồng cỏ. Đặc biệt thu nhập hỗn hợp tính trên 1 lao động và trên 1 nhân khẩu trong năm của hộ có trồng cỏ cao hơn một cách đáng kể so với nhóm hộ không trồng cỏ với tỷ lệ tương ứng lần lượt là 71,89% và 64,96%. Điều này cho thấy tính hiệu quả của trồng cỏ nuôi bò trong việc sử dụng lao động của hộ.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Minh Long (2006), khi nghiên cứu hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò ở Thừa Thiên Huế. Đồng thời cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Mạnh Quân và Lê Đình Phùng (2007) khi nghiên cứu ảnh hưởng của trồng cỏ nuôi bò đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường ở xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình.
Chúng tôi cũng đã phỏng vấn anh Huỳnh Văn Lưu (chủ hộ) ở xã Nhơn Phúc về hiệu quả ngày công lao động của trồng cỏ chăn nuôi bò so với hiệu quả ngày công lao động phi nông nghiệp khác tại địa phương, anh Lưu cho biết “Thu nhập từ chăn nuôi bò/ngày công lao động của hộ có trồng cỏ cao hơn 1,5 lần so với các hoạt động phi nông nghiệp khác, ví dụ như thợ hồ, thợ mộc và ít vất vả“.
Số liệu ở bảng 3.12 cũng cho thấy, thu nhập hỗn hợp/tháng nuôi của nhóm hộ có trồng cỏ cao hơn nhóm hộ không trồng cỏ là 80,54 ngàn đồng/tháng (cao hơn 51,2%). Tương tự, thu nhập hỗn hợp/con cũng cao hơn 345,92 ngàn đồng/con/năm, ứng với tỷ lệ là 46,28%.
Với kết quả và hiệu quả kinh tế trình bày ở trên cho thấy, trồng cỏ nuôi bò là một phương thức chăn nuôi tiến bộ, là giải pháp quan trọng giúp người dân An Nhơn phát triển chăn nuôi bò và nuôi bò đưa lại hiệu quả cao, đặc biệt trong bối cảnh hạn chế về đất đai và bãi chăn thả tự nhiên cho chăn nuôi bò.
b) So sánh hiệu quả kinh tế một số cây trồng với trồng cỏ nuôi bò trên đất chuyển đổi ở các hộ điều tra
Nhằm phản ánh một cách đầy đủ và toàn diện về hiệu quả chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò, chúng tôi đã tiến hành tính toán một số chỉ tiêu về thu nhập hỗn hợp của hộ trên năm, thu nhập hỗn hợp tính trên đồng vốn đầu tư, trên lao động, trên nhân khẩu, trên sào đất canh tác giữa trồng cỏ so với một số cây khác như lạc, ngô, lạc đông xuân – ngô hè. Đây là những loại cây trồng chủ yếu mà hộ thường sản xuất trước khi chuyển đổi sang trồng cỏ để chăn nuôi bò, kết quả được trình bày ở bảng 3.13.
Điều cần lưu ý ở đây là chúng tôi đã đồng nhất hóa hiệu quả của chăn nuôi bò với hiệu quả của việc trồng cỏ để nuôi bò. Cụ thể, trong nghiên cứu này các chỉ tiêu kinh tế của trồng cỏ nuôi bò chính là các chỉ tiêu kinh tế của chăn nuôi bò. Mặc dù trong thực tế, bò tiếp nhận nguồn thức ăn không chỉ từ cỏ trồng mà còn một số nguồn khác như cỏ tự nhiên, thức ăn tinh,... Tuy nhiên, để lượng hóa một cách tách biệt sự đóng góp của cỏ trồng vào giá trị đầu ra của chăn nuôi bò là một việc làm rất
khó khăn và nếu có cố gắng lượng hóa thì độ chính xác cũng không cao. Nó đòi hỏi phải có các thí nghiệm cơ bản về kỹ thuật để tách rời sự đóng góp của cỏ vào khả năng sản xuất của con bò. Hơn nữa, thực tế qua điều tra, với hộ nuôi bò theo phương thức bán thâm canh thì hiện nay cỏ trồng đang là nguồn thức ăn cho bò của hộ (không có sự mua bán cỏ trồng trên thị trường), các nguồn thức ăn thô xanh tự nhiên hầu như không đáng kể. Ví dụ, việc thả bò ra khỏi chuồng chỉ mang tính chất vận động chứ không có mục đích kiếm ăn. Xét một cách chặt chẽ thì trong nghiên cứu này chúng tôi hàm ý so sánh hiệu quả của việc nuôi bò (thông qua trồng cỏ) với hiệu quả sản xuất các loại cây trồng truyền thống của hộ trước khi chuyển đổi.
Số liệu ở Bảng 3.13 cho thấy, các loại cây trồng khác nhau sẽ có kết quả và hiệu quả sản xuất khác nhau (P < 0,001). Trồng cỏ nuôi bò có thu nhập hỗn hợp cao nhất so với tất cả các loại cây trồng khác. Thu nhập hỗn hợp từ trồng cỏ nuôi bò cao gấp 55,1; 4,91; và 7,96 lần so với trồng ngô 2 vụ, lạc 2 vụ, và lạc đông xuân – ngô hè (kết quả tính toán từ dòng 1, bảng 3.13). Như vậy, có thể thấy rằng trồng cỏ nuôi bò đã mang lại lợi ích kinh tế thực sự cho người dân. Thu nhập hỗn hợp bình quân từ trồng lạc 2 vụ thấp hơn thu nhập từ trồng cỏ nuôi bò nhưng lại cao hơn khá nhiều so với trồng ngô 2 vụ, trồng lạc động xuân – ngô hè (P < 0,001).
Bảng 3.13: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của trồng cỏ nuôi bò với cây trồng khác trên đất chuyển đổi ở hộ được điều tra
(n = 120 hộ)
1.Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 đ/hộ 3.032,56 55,07 617,10 381,21 2.Hiệu quả đầu tư vốn tính theo MI lần 0,29 0,09 0,84 0,54 3.Hiệu quả 1lao động tính theo MI 1000 đ/lđ 1.388,73 37,44 242,16 159,14 4.Hiệu quả 1 nhân khẩu theo MI 1000 đ/khẩu 784,51 19,23 151,27 94,34 5.Hiệu quả sử dụng đất tính theo MI 1000 đ/sào 433,96 8,11 72,50 49,24
Số liệu ở bảng 3.13 cũng cho thấy, nếu xét thu nhập hỗn hợp trên một lao động và trên một nhân khẩu thì chăn nuôi bò có trồng cỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất (lần lượt là.1388,73 ngàn đồng/lao động, 784,51 ngàn đồng/khẩu), tiếp đến là lạc 2 vụ (242,16 ngàn đồng/lao động và 151,27 ngàn đồng/khẩu), thấp nhất là ngô 2 vụ (37,44 ngàn đồng/lao động và 19,23 ngàn đồng/khẩu).
Khi xem xét hiệu quả đầu tư vốn có thể thấy, nếu bỏ ra một đồng vốn để