Kinh nghiệm của tỉnh Hƣng Yên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 36 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.3Kinh nghiệm của tỉnh Hƣng Yên

Đào tạo nghề cho nguồn nhân lục nông nghiệp trong là một chính sách nhằm thực hiện công bằng xã hội về học nghề, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nông nghiệp. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp là giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ƣu tiên xuyên suốt trong mọi chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc; bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.

Thực hiện Nghị quyết của Trung ƣơng Đảng, ngày 28-10-2008, Chính phủ ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ, trong đó mục tiêu tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận nguồn nhân lục nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của ngƣời đân nông thôn. Quyết định nêu rõ Nhà nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ để phát triển đào tạo nghề cho nguồn nhân lục nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi nguồn nhân lục nghiêp, nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho nguồn nhân lục nông thôn, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn.

Các địa phƣơng cũng đã chủ động tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng trên 9.600 cán bộ công chức cấp xã, nâng tổng số cán bộ công chức đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng ở 51 địa phƣơng khi thực hiện đề án lên hơn 80.000 ngƣời.

Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề cho 883 giáo việc dạy sơ cấp nghề, nâng tổng số giáo viên dạy nghề ở các trung tâm dạy nghề đạt chuẩn nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề lên trên 7.000 ngƣời; bồi dƣỡng kỹ năng dạy học cho gần 2.000 ngƣời dạy nghề, nâng tổng số ngƣời dạy nghề đƣợc bồi dƣỡng kỹ năng dạy học là trên 6.700 ngƣời.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo, công tác tổ chức và triển khai thực hiện của các cấp chính quyền địa phƣơng còn chậm, thiếu đồng bộ, chƣa phù hợp với đặc điểm vùng và ngành kinh tế. Nhiều nơi tổ chức dạy nghề chƣa gắn với quy hoạch sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, chƣa gắn với chính sách đầu tƣ hạ tầng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Việc đào tạo nguồn nhân lục nông thôn tại nhiều địa phƣơng còn chạy theo số lƣợng mà chƣa coi trọng chất lƣợng, chƣa đạt tỷ lệ nguồn nhân lụcnông thôn sau học nghề có việc làm mới hoặc làm công việc cũ với hiệu quả cao hơn, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

Điều đáng nói nữa là, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề ở một số cơ sở dạy nghề chƣa đạt yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ nên rất khó khăn trong công tác biên soạn chƣơng trình, giáo trình, tổ chức giảng dạy dẫn đến chất lƣợng dạy nghề chƣa đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động. Ngành, nghề đào tạo cũng chƣa đáp ứng nhu cầu học tập của ngƣời học và yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, có một thực tế trong lực lƣợng nguồn nhân lục ở nông thôn hiện nay là trình độ văn hóa, tay nghề còn thấp.

Cho nên, các nghề liên quan đến nuôi trồng các loại cây, con phù hợp với từng địa phƣơng hiện đang sản xuất nông nghiệp vẫn là những nghề cần chúng ta ƣu tiên đầu tƣ đào tạo. Đào tạo cho bà con cả về kiến thức, về kỹ năng lẫn thái độ nghề nghiệp để nâng cao đƣợc chất lƣợng sản phẩm làm ra, đáp ứng đƣợc xu hƣớng chuyển từ những mặt hàng tự cung tự cấp thành những mặt hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 36 - 37)