Đặc điểm nguồn nhân lực làm việc ngoài hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 67 - 71)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4.Đặc điểm nguồn nhân lực làm việc ngoài hộ

Khi nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp và sử dụng nguồn nhân lực của hộ gia đình, chúng ta quan tâm nhiều đến số lƣợng nguồn nhân lực đi làm hƣởng lƣơng tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.9: Cơ cấu nguồn nhân lực làm việc ngoài hộ chia theo địa giới

Đvt: %

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Miền núi Trung du Đồng bằng

1. Cơ cấu nguồn nhân lực

chia theocơ quan tổ chức 100 100 100 100

- Cơ quan nhà nƣớc 33,34 55,16 25,8 21,17

- Làm thuê cho doanh nghiệp,

cơ sở sản xuất kinh doanh 44,87 32,26 41,95 56,25

- Tự tạo việc làm 21,79 12,58 32,25 22,58

2. Cơ cấu nguồn nhân lực chia

theo khu vực đến làm việc 100 100 100 100

- Thành thị 27,94 24,13 21,81 36,53

- Nông thôn 72,06 75,87 78,19 63,47

3. Cơ cấu nguồn nhân lực chia theo địa giới hành chính của nơi đến làm việc

100 100 100 100

- Trong huyện 67,64 65,51 76,36 59,61

- Trong tỉnh 12,5 10,34 10,9 15,38

- Ngoài tỉnh 19,86 24,15 12,74 25,01

+ Cơ cấu giữa các khu vực điều tra cũng có sự chênh lệch, ở các huyện miền núi, vùng miền núi nguồn nhân lực chủ yếu đƣợc bố trí làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc là chính. Ngƣợc lại tại khu vực vùng đồng bằng số nguồn nhân lực ngoài hộ làm thuê cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp và tự làm cao hơn khu vực vùng miền núi.

+ Nơi làm việc chia theo khu vực, thành thị, nông thôn: Số lƣợng NNL đến làm việc ở khu vực thành thị, nguồn nhân lực đi làm việc ở xa gia đình có xu hƣớng càng xuống thấp thì càng tăng do nguyên nhân sau:

- Khoảng cách vùng đồng bằng đến các khu vực thành thị gần hơn so với vùng miền núi.

- Nguồn nhân lực vùng đồng bằng có đƣợc quan tâm nâng cao chất lƣợng nghề, trình độ tay nghề cao hơn ,Tâm lý lao động vùng đồng bằng không ngại thay đổi công việc, thích tìm kiếm việc làm mới và nhanh chóng thích ứng với điều kiện, môi trƣờng làm việc nên dễ kiếm đƣợc việc làm ở thành thị và sẵn sàng đi làm việc ở xa gia đình. Nơi đến làm việc của nguồn nhân lực ngoài hộ theo địa giới hành chính: Có thể thấy rằng NNL nông thôn đang có xu hƣớng và nhu cầu tìm việc làm ngoài hộ gia tăng. Họ đã mạnh dạn tìm việc làm kể cả những nơi xa gia đình thận trí có thể đi xuất khẩu, số nguồn nhân lực làm việc ngoại tỉnh tăng nhanh và hơn nửa số nguồn nhân lực này là đi xuất khẩu lao động nhƣ giúp việc gia đình tại các nƣớc nhƣ: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật bản.... Công nhân xây dựng tại các nƣớc Trung Đông. Số NNL làm việc trong nƣớc, làm các nghề không đòi hỏi kỹ thuật cao nhƣ may công nghiệp, thợ lắp ráp cơ khí, công nhân lao động phổ thông.

- Nếu xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Có đến 65% lao động làm việc ngoài hộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nhƣ vậy lao động có tay nghề sẽ có cơ hội tìm đƣợc việc làm ngoài hộ là rất lớn và có mức thu nhập cao ổn định hơn so với lao động thuần nông. Tỷ lệ lao động có kỹ thuật qua nâng cao chất lƣợng giữa các khu vực nghiên cứu có xu hƣớng tăng dần từ vùng miền núi, vùng trung du xuống vùng đồng bằng.

Bảng 3.10. Nguồn nhân lực ngoài hộ chia theo trình độ kỹ thuật, giới tính

Đvt: %

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Miền núi Trung du Đồng bằng

1. Cơ cấu nguồn nhân lực chia

theo trình độ 100 100 100 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có kỹ thuật 47,96 24,24 42,85 73,17

- Không kỹ thuật 52,04 75,76 57,15 26,83

2. Cơ cấu nguồn nhân lực chia

theo giới tính 100 100 100 100

- Nam 56,09 54,54 55,1 58,53

- Nữ 43,91 45,56 44,9 41,47

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2012

- Đặc điểm về giới: Trái ngƣợc với đặc điểm về giới tính của nguồn nhân lực làm việc tại hộ gia đình, số nguồn nhân lực làm việc ngoài hộ là nam nhiều hơn nữ. Những công việc ngoài hộ thƣờng đòi hỏi phải có sức khỏe, phải làm theo ca thƣờng phải đi làm xa nhà, đặc biệt có công việc thƣờng xuyên phải thay đổi chỗ ở, chỗ làm việc. Nhƣ vậy nguồn nhân lực nam dễ thích nghi và đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.

Bảng 3.11: Việc làm ngoài hộ chia theo ngành kinh tế và mức tiền công

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Miền núi Trung du Đồng bằng

1. Cơ cấu nguồn nhân lực chia

theo ngành nghề (%) 100 100 100 100 - Nông nghiệp 8,94 9,09 12,24 4,87 - Xây dựng 26,81 36,35 34,69 7,32 - Dịch vụ 64,25 54,56 53,07 87,81 2. Mức tiền lƣơng bình quân/ngày/ 1000 đồng 84,2 66,7 80 106 - Nông nghiệp 63,3 50 60 80 - Xây dựng 111,6 90 110 135 - Dịch vụ 76,6 60 70 100

Tiền công bình quân của ngƣời nguồn nhân lực làm việc ngoài hộ trong lĩnh vực công nghiệp xây là 135 ngàn đồng/ngày, nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ là 100 ngàn đồng/ngày, nguồn nhân lực trong nông nghiệp có thu nhập là 70 ngàn đồng/ngày (bảng 3.11).

Tiền công có xu hƣớng tăng dần từ vùng miền núi xuống vùng đồng bằng. Ở vùng miền núi giá cả lƣơng thực, thực phẩm thấp, ngƣời dân dễ chấp nhận mức tiền công thấp hơn tiền công của công việc cùng ngành nghề ở vùng đồng bằng.

Qua khảo sát thực tế thì thu nhập của ngƣời làm công việc ngoài hộ đều cao hơn thu nhập bình quân của nhóm nguồn nhân lực làm việc tại hộ. Nhƣng gia đình có nhiều ngƣời làm việc ngoài hộ có cuộc sống khá hơn, họ có điều kiện xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt, đầu tƣ cho con cháu học hành. Hiện nay, nhiều nguồn nhân lực nông thôn có nhu cầu tìm kiếm việc làm ngoài hộ, họ mong muốn tìm đƣợc việc làm có mức thu nhập ổn định. Vì vậy cần có chính sách cụ thể để thu hút, sử dụng hợp lý nhân lực nông thôn.

3.2.5. Đặc điểm nguồn nhân lực tại hợp tác xã và kinh tế hộ trang trại.

Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2011, toàn tỉnh có 574 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, trong đó trên địa bàn nghiên cứu có 181 hợp tác xã, với huyện Yên lạc có 81 hợp tác xã chiếm 44,75%; huyện Bình Xuyên có 58 hợp tác xã chiếm 32,05% và huyện Tam Đảo có 42 hợp tác xã chiếm 23,2%. Hoạt động của các hợp tác xã chủ yếu đảm nhiệm một số khâu dịch vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ: Dịch vụ thuỷ nông, dịch vụ Bảo vệ thực vật. dịch vụ giống. dịch vụ làm đất,...

Về kinh tế trang trại sau khi Chính phủ có nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại, cùng với các địa phƣơng trong cả nƣớc, kinh tế trang trại cũng đã sớm hình thành và phát triển mạnh mẽ. Hiện nay toàn Tỉnh có 856 trang trại, trong đó 3 huyên có tổng số 428 trang trại. Huyện Yên lạc có 106 hợp tác xã chiếm 24,77%; huyện Bình Xuyên có 132 trang trại chiếm 30,84%

và huyện Tam Đảo có 190 trang trại = 44,39%. Trong đó tổng số trang trại là chăn nuôi (212 trang trại = 49,53%), trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp (135 trang trại = 31,54%), còn lại là trang trại nuôi trồng thuỷ sản và trang trại trồng cây ăn quả, cây hàng năm, (81 trang trại). Việc sự dụng lao động thƣờng xuyên làm việc trong các trang trại tổng quân là 22 lao đông, các hộ trang trại đã giải quyết việc làm cho gầm 1000 lao động thƣờng xuyên, đã làm tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn tăng thu nhập ổn định đời sống, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngiệp và có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển.

Bảng 3.12: Sử dụng nguồn lực trong hợp tác xã và kinh tế hộ trang trại Đvt: %

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Miền núi Trung du Đồng bằng

Cơ cấu NNL qua nâng cao

chất lƣợng (%) 100 100 100 100

- Trình độ cao đẳng, đại học 10,94 4,69 9,19 14,88

- Trình độ trung cấp 16,82 15,35 11,49 20,62

- Trình độ sơ cấp 21,65 15,56 25,17 10,83

- Chƣa qua nâng cao chất lƣợng 50,59 64.40 54,15 53.67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng trên cho ta thấy bộ máy nhân sự và nguồn nhân lực trong các hợp tác xã và trang trại hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu, trình độ năng lực còn hạn chế, trình độ của chủ nhiệm hợp tác xã và chủ trang trại đƣợc nâng cao chất lƣợng chiếm rất thấp. Lao động có tay nghề kỹ thuật cao còn hạn chế khoảng 10,94%, trình độ trung cấp và sơ cấp chiếm 38,47%, trình độ sơ cấp chiếm 21,65%, Trình độ lao động chƣa đƣợc nâng cao chất lƣợng có tỷ lệ rất cao chiếm 50,59%. Đây là một yếu điểm làm hạn chế rất lớn đến quá trình quản lý, kết quả sản xuất kinh doanh và chất lƣợng sản phẩm của trang trại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 67 - 71)