Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 32 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1.Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Nói đến nông nghiệp là nói đến khu vực có trên 70% dân số cả nƣớc sinh sống ở vùng nông nghiệp, nông thôn, miền núi, ven biển và cũng là nói đến ngành nghề truyền thống lâu đời. Ngày nay, ngành nông nghiệp càng trở nên quan trọng bởi thực hiện vai trò đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, giải quyết việc làm, xói đói giảm nghèo, bảo vệ môi trƣờng... Nông nghiệp Đà Nẵng tuy diện tích không lớn nhƣng cũng đảm trách chức năng, vai trò đó.

Năm 1997 thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ƣơng, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo các ngành chức năng bắt tay ngay vào công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu: sớm xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của khu vực miền trung Tây Nguyên, theo đó ngành nông nghiệp thành phố phát triển theo hƣớng nông nghiệp đô thị.

Giá trị sản xuất của ngành luôn duy trì tăng trƣởng ở mức từ 3- 4%/năm, tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP của thành phố chuyển dịch theo hƣớng tích cực, trình độ lực lƣợng sản xuất ngành ngày càng cao, quan hệ sản xuất từng bƣớc phù hợp, nhiều cơ chế, chính sách đƣợc ban hành đã góp phần thúc đẩy và khai thác có hiệu quả các nguồn lực xã hội; cơ giới hóa, tự động hóa một số khâu, lĩnh vực trong ngành mang lại lợi ích nhiều mặt; đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của cộng đồng nông dân nâng

lên, môi trƣờng đƣợc bảo vệ,... các thành quả đó đƣợc thể hiện trên các lĩnh vực sau:

Về trồng trọt, chăn nuôi: Các tiến bộ khoa học, công nghệ nhất là công nghệ giống tập trung đƣa vào sản xuất, từng bƣớc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung nhƣ: lúa, rau, hoa, cây cảnh, giết mổ và chăn nuôi tập trung... đảm bảo cho công tác quản lý, kiểm soát dịch bệnh, xử lý môi trƣờng hiệu quả.

Về thủy lợi: tất cả các công trình thuỷ lợi đầu mối nhƣ hồ chứa nƣớc, trạm bơm điện, đập dâng, hệ thống kênh chính, nội đồng đã đƣợc đầu tƣ kiên cố, chủ động nƣớc tƣới cho hầu hết diện tích sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản...

Kinh tế trang trại và ngành nghề nông thôn: Kinh tế trang trại và ngành nghề nông thôn tăng khá cả về số lƣợng và quy mô năng lực sản xuất; năm 1997 chỉ có khoảng 100 trang trại, thì nay (năm 2011) có 305 trang trại; quy mô vốn tăng từ 100 triệu đồng lên 800 triệu đồng/trang trại; giá trị sản xuất từ kinh tế trang trại chiếm trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tăng từ 2,5% lên 11%; giải quyết việc làm cho 1.670 lao động, những làng nghề cũ đƣợc khôi phục, nhiều làng nghề mới ra đời đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, tạo sản phẩm cho du lịch thành phố.

Về thủy sản: Kinh tế thủy sản phát triển toàn diện cả về năng lực sản xuất, lợi thế cạnh tranh và kết cấu hạ tầng. Khai thác hải sản chuyển dịch tích cực, nhiều nghề có giá trị kinh tế cao, bền vững, bảo vệ môi trƣờng đƣợc phát triển, hình thành những tổ khai thác quy mô lớn, hiện đại, công nghệ bảo quản tiên tiến.

Thành phố Đà Nẵng bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhƣ: biến đổi khí hậu; tình hình kinh tế thế giới đƣợc dự báo vẫn còn nhiều khó khăn; các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi còn nhiều tiềm ẩn khó lƣờng,... Những khó khăn đó sẽ là trở lực đối với ngành trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp, nông thôn, xây dựng kinh tế thủy sản ổn định, duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng, tiếp tục phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp đô thị, công nghệ cao...

Để thực hiện đƣợc các chỉ tiêu nên trên, đòi hỏi toàn thể công chức, viên chức, ngƣời lao động toàn thành phố phải nỗ lực hơn nữa, phát huy lợi thế so sánh hiện có, tận dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội; đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với từng thời điểm, từng lĩnh vực, từng ngành; biến khó khăn, bất lợi thành cơ hội, vật chất, nguồn lực phát triển.

Có thể nói thành tựu đã đạt đƣợc của ngành nông nghiệp Đã Nẵng đã khẳng định quan điểm, chỉ đạo sáng suốt của Thành ủy, UBND thành phố đối với ngành nông nghiệp, bên cạnh đó là sự phối hợp tích cực, đầy trách nhiệm của các Sở, ngành, địa phƣơng trên địa bàn thành phố và toàn thể nhân dân.

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh đƣợc biết đến là một địa phƣơng có tốc độ tăng trƣởng cao, đô thị hóa nhanh. Hiện nay, toàn tỉnh có 15 khu công nghiệp và 26 cụm công nghiệp tập trung với tổng diện tích hơn 81 nghìn ha, đã và đang triển khai, đi vào hoạt động. Ba năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng bình quân 28%/năm.

Hiện nay, tỷ lệ lao động trong toàn tỉnh chƣa qua đào tạo còn gần 50% , trong đó lao động nông thôn chiếm hơn 60%. Cùng với đó là cơ cấu, chất lƣợng nguồn nhân lực trên địa bàn còn nhiều bất cập. Lao động chuyên môn có tay nghề, kỹ thuật của tỉnh hiện nay mới đáp ứng đƣợc gần 40% nhu cầu tuyển dụng trên địa bàn.

Mỗi năm toàn tỉnh có gần 29 nghìn lao động có nhu cầu đào tạo nghề, đến nay, thực tế đào tạo nghề toàn tỉnh đạt khoảng 12 nghìn ở bậc sơ cấp và ngắn hạn cùng hơn bốn nghìn lao động đạt trình độ trung cấp và cao đẳng nghề. Nhƣ vậy, còn một số lƣợng lớn nguồn nhân lực nông nghiệp có nhu cầu đào tạo nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng. Đó là chƣa tính còn một số lƣợng không

nhỏ nguồn nhân lực nông nghiệp cần đào tạo lại nghề hằng năm do đất nông nghiệp thu hẹp, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa.

Trƣớc thực tế đặt ra, nhiều năm liền, Bắc Ninh tập trung mục tiêu nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của nguồn nhân lực nông nghiệp. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã tập trung lãnh đạo công tác này. Tám huyện, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo, đề ra chƣơng trình hành động, phát triển các trung tâm dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phƣơng. Công tác đào tạo nghề nguồn nhân lực nông nghiệp ở Bắc Ninh đƣợc triển khai theo hƣớng đa dạng các loại hình, các ngành nghề đào tạo: Dạy nghề tại cộng đồng theo nhu cầu lao động; liên kết với trƣờng dạy nghề để đào tạo liên thông đạt trình độ cao; dạy nghề và tạo việc làm thông qua các chƣơng trình của Chính phủ. Trên địa bàn, hàng loạt nghề đƣợc mở rộng đào tạo gắn với thị trƣờng và nhu cầu lao động. Tỉnh đã đầu tƣ mở thêm hệ cao đẳng và trung cấp nghề, nâng số lao động đƣợc đào tạo hệ trung cấp và cao đẳng từ bốn nghìn lên hơn năm nghìn mỗi năm.

Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 660 nghìn lao động trong độ tuổi, nguồn nhân lực nông nghiệp chiếm 76%. Triển khai thực hiện chủ trƣơng chính sách của Đảng, Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18, tỉnh đề ra nhiều chủ trƣơng, giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố cơ bản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Bắc Ninh tăng cƣờng cả về quy mô và chất lƣợng đào tạo nghề nguồn nhân lực nông nghiệp. Nhất là trong bối cảnh nhiều cơ sở dạy nghề của tỉnh quy mô còn nhỏ, trang thiết bị vừa thiếu vừa lạc hậu, cơ cấu đào tạo nghề chƣa hợp lý.

Từ cách làm của thành phố Bắc Ninh cho thấy, việc đào tạo nghề nguồn nhân lực nông nghiệp nhất là với lao động nữ, lao động tuổi trung niên muốn hiệu quả phải gắn liền với phát triển các HTX sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ chính tại thôn, xóm. Nhân tố này đặt ra yêu cầu tỉnh tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa cải cách hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, hoàn thiện

chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất trên địa bàn. Đồng thời cần xã hội hóa công tác đào tạo nghề nguồn nhân lực nông nghiệp, phát huy vai trò của doanh nghiệp và ngƣời lao động trong việc đào tạo và tự đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 32 - 36)