Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 48 - 51)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chất lƣợng nguồn lao động: Trình độ nâng cao chất lƣợng chuyên môn kỹ thuật, tình hình chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,…

- Số lƣợng: Lực lƣợng lao động, lao động tham gia hoạt động kinh tế, lao động phân bổ theo khu vực, giới tính, độ tuổi,...

- Sử dụng nguồn nhân lực: nguồn nhân lực làm việc trong và ngoài hộ, năng suất lao động, tiền lƣơng thu nhập của lao động. Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành kinh tế quốc dân, nguồn nhân lực tham gia các thành phần kinh tế, tỷ lệ lao động làm công ăn lƣơng, đặc trƣng của lao động thiếu việc làm,...

- Chỉ số phát triển con ngƣời HDI (Human Development Index):

một chỉ số tổng hợp dùng để đo lƣờng sự phát triển toàn diện con ngƣời của một quốc gia, một địa phƣơng dựa trên 3 yếu tố cơ bản nhất của sự phát triển con ngƣời đó là: Sức khỏe, học vấn và mức sống. Liên Hợp Quốc đã đƣa ra và hoàn thiện phƣơng pháp tính (HDI) nhƣ sau:

Tính 3 chỉ số phát triển thành phần về sức khỏe, học vấn và mức sống.

+ Về sức khỏe: Thông qua kỳ vọng sống hay còn gọi là tuổi thọ bình quân. Theo quy luật chung nếu con ngƣời khỏe mạnh thì cuộc sống sẽ trƣờng thọ và ngƣợc lại. Vì vậy, sức khỏe đƣợc lƣợng hóa thông qua chỉ tiêu tuổi thọ, ký hiệu là X1. Tính tuổi thọ bình quân của dân cƣ một địa phƣơng là một công việc phức tạp. Phƣơng pháp truyền thống đƣợc sử dụng để tính chỉ số thành phần này. Do tính tuổi thọ bình quân là công việc phức tạp đòi hỏi phải có số liệu thống kê chi tiết dân số theo nhóm tuổi và tƣơng ứng với dân số chết theo từng nhóm tuổi này trong năm. Hiện nay để đơn giản cách tính, một số nhà nghiên cứu đƣa ra công thức tính xấp xỉ tuổi thọ bình quân nhƣ sau:

Tuổi thọ bình quân: (X1) = 73,1 – 194 x IMR + 70 X G

Trong đó:

IMR: là tỷ suất ‰) trẻ sơ sinh chết dƣới 1 tuổi,

+ Về học vấn: Thông qua tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ và tỷ lệ đi học chung. Chỉ tiêu đánh giá về thành tựu giáo dục hay học vấn ký hiệu là X2. Đƣợc đo bằng tổng tỷ lệ biết chữ với trọng số 2/3 và tỷ lệ đi học chung với trọng số 1/3.

- Tỷ lệ ngƣời biết chữ ký hiệu là E1 là tỷ lệ những ngƣời từ đủ 15 tuổi trở lên biết đọc và viết đƣợc một đoạn văn ngắn.

- Tỷ lệ đi học chung ký hiệu là E2 là tỷ số giữa tổng số ngƣời ở mọi độ tuổi đang học ở tất cả các bậc phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và sau đại học với tổng dân số từ 5 đến 24 tuổi.

Học vấn: (X2) = 2/3E1 + 1/3E2

+ Về mức sống: Thông qua tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu ngƣời tính theo phƣơng pháp sức mua tƣơng đƣơng (PPP).

Sức mua tƣơng đƣơng: (PPP - purchasing power parity) là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nƣớc. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lƣợng hàng của cùng một loại hàng hóa khi bán ở hai nƣớc khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nƣớc đó thì số tiền phải bỏ ra nhƣ thế nào, rồi từ đó so sánh lƣợng hai đơn vị tiền tệ.

Khi so sánh tổng sản phẩm quốc nội của các nƣớc, các cơ quan thống kê hay quy đổi tổng sản phẩm các nƣớc theo cùng một đơn vị tiền tệ (thƣờng là USD). Và khi dùng hai loại tỷ giá hối đoái (spot) và tỷ giá hối đoái theo sức mua tƣơng đƣơng sẽ cho hai con số GDP khác nhau.

Ký hiệu là X3, đo lƣờng bằng GDP bình quân đầu ngƣời và tính theo công thức: X3 = Log (GDP bình quân đầu ngƣời). Các chỉ tiêu trên đƣợc chuyển đổi thành chỉ số thành phần theo công thức chung nhƣ sau:

Li =

Xi - Xmin Xmax - Xmin

Các giá trị tối đa (max) và tối thiểu (min) của các chỉ tiêu liên quan để tính HDI đƣợc quy định nhƣ sau:

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Giá trị tối

đa (max) thiểu (min) Giá trị tối

GDP thực tế bình quân đầu ngƣời (PPP) USD 40000 100

Tỷ lệ biết chữ của dân cƣ % 100 0

Tỷ lệ ngƣời lớn đi học % 100 0

Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh Năm 85 25

Chỉ số phát triển con ngƣời HDI đƣợc tính nhƣ sau: Ba chỉ số thành phần có giá trị nhƣ nhau đối với sự phát triển con ngƣời nên trọng số của các chỉ số thành phần đều bằng 1/3 và công thức tính là: HDI = 1/3 (X1 + X2 + X3)

Trong đó:

- X1: Chỉ số GDP bình quân đầu ngƣời (GDP tính theo phƣơng pháp sức mua tƣơng đƣơng “PPP ” có đơn vị tính là USD).

X2: Chỉ số học vấn (chỉ số tri thức) đƣợc tính bằng cách bình quân hoá giữa chỉ số tỷ lệ biết chữ (biết đọc, biết viết của dân cư) với quyền số là 2/3 và chỉ số tỷ lệ ngƣời lớn (24 tuổi trở lên) đi học với quyền số là 1/3.

- X3: Chỉ số tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh (kỳ vọng sống)

+ Chỉ số HDI nhận giá trị từ (0 - 1); HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con ngƣời cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con ngƣời thấp. Báo cáo phát triển con ngƣời năm 2011, dobLiên Hợp Quốc (UNDP) cho thấy. Việt Nam đứng trong nhóm các nƣớc có mức phát triển con ngƣời trung bình và xếp thứ 128/187 nƣớc đƣợc khảo sát trên thế giới.

+ HDI là chỉ báo tổng hợp quan trọng để đánh giá thực trạng phát triển con ngƣời và từ đó có kế hoạch, chiến lƣợc phát triển toàn diện con ngƣời trong tƣơng lai. HDI đƣợc sử dụng để so sánh sự phát triển mang tính bền vững và còn đƣợc sử dụng để so sánh sự phân hóa, phát triển không đều giữa các quốc gia, địa phƣơng... Cũng nhƣ các nhóm kinh tế xã hội khác nhau trong cùng một khu vực. Từ đó các nhà hoạch định có cơ sở để đánh giá đƣợc tính cấp thiết của việc thúc đẩy phát triển y tế, giáo dục đồng thời tính sự tăng trƣởng kinh tế. Đó cũng là sự kết hợp hữu cơ giữa kinh tế và xã hội.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 48 - 51)