Một số nguyên nhân hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 74 - 79)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1.Một số nguyên nhân hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả nguồn nhân lực nông thôn thấp. Trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi đã tham khảo ý kiến của chủ hộ xoay quanh vấn đề sử dụng Nguồn nhân lực. Mỗi hộ sẽ lựa chọn đƣa ra một nguyên nhân chính, ý kiến trả lời của các hộ đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

- Có tới 37,73% cho rằng hiện nay họ không biết cách tổ chức sản xuất, thiếu khả năng bố trí tạo việc làm cho lao động trong gia đình.

- Có khoảng 33,83% cho rằng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thấp là do thiếu kiến thức, chuyên môn kỹ thuật, không đƣợc nâng cao chất lƣợng.

- Ngoài ra còn có 19,16% số hộ trả lời do thiếu tƣ liệu sản xuất nhƣ vốn, đất đai dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của các hộ điều tra.

Bảng 3.14: Ý kiến của hộ dân về hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn lực

Đvt: %

Stt Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Miền núi Trung du Đồng bằng

1 Không biết cách làm ăn 37,73 45,03 39,82 28,35

2 Thiếu kỹ thuật, kiến thức 33,83 39,03 35,68 26,8

3 Thiếu vốn để đầu tƣ sản xuất 19,16 27,58 16,12 13,79

4 Thiếu ruộng đất 11,34 6,89 6,86 20,28

5 Khác 6,85 3,47 13,83 3,25

Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thấp theo ý kiến của các hộ điều tra giữa các khu vực là khác nhau. Ở vùng đồng bằng nhiều hộ cho rằng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thấp là do thiếu tƣ liệu sản xuất và chủ yếu là thiếu đất canh tác, ở vùng miền núi thì lý do thiếu kiến thức kỹ thuật, giống, không biết cách tổ chức sản xuất lại là những nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

Để tìm hiểu cụ thể về các nguyên nhân hạn chế khả năng sử dụng nguồn nhân lực và phát huy vai trò nguồn nhân lực trong khu vực NN nhằm kiểm chứng ý kiến nhận định của hộ dân, chúng ta nghiên cứu đến một số vấn đề sau đây:

3.3.1.1. Về thực trạng sử dụng tài nguyên đất đai

Kết quả tổng hợp tình hình sử dụng đất của các hộ cho thấy diện tích đất bình quân rất thấp. Phạm vi nghiên cứu chƣa có điều kiện tìm hiểu, đánh giá đƣợc chất lƣợng đất canh tác. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng các hộ dân đang thiếu đất canh tác.

Bảng 3.15: Tình hình sử dụng đất của hộ điều tra

Đvt: m2

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Miền núi Trung du Đồng bằng

1. Tổng diện tích đất bình quân/hộ 5.098 9.470 4.241 1.583 - Đất ruộng 1.652 2.121 1.195 1.640 - Vƣờn đồi 1.818 3.433 1.438 583 - Đất rừng 1.945 4.325 1.265 245 - Khác 354 792 160 110 2. Diện tích đất bình quân/khẩu 1.188 2.103 1.076 385 3. Diện tích đất bình quân/lao động 1.799 2.986 1.625 786

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2012

Càng đi xuống khu vực trung du và vùng đồng bằng nhu cầu về đất canh tác càng cao do diện tích đất bình quân quá ít. Đối với nông dân ruộng

đất gắn liền với miếng cơm manh áo của cả gia đình. Ngƣời ta vẫn so sánh mức độ giầu có giữa các hộ bằng diện tích đất đang sở hữu và canh tác.

Đối với những hộ thuần nông, lấy hoạt động nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu thì nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thu nhập thấp là do diện tích đất canh tác quá ít, trong khi thu nhập của ngƣời dân chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, nhƣ vậy sẽ dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.

Trong thời gian gần đây, tình trạng thiếu đất sản xuất diễn ra phổ biến, đặc biệt ở vùng đồng bằng. Nguyên nhân do tốc độ gia tăng dân số ở vùng nông thôn nhanh, các gia đình phải tách hộ, chia khẩu và chia ruộng đất làm cho diện tích đất canh tác bình quân giảm nhanh chóng. Nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do nhu cầu về nhà ở, nhu cầu thu hồi đất của nhà nƣớc để phát triển hạ tầng nông thôn. Diện tích đất hoang hóa có thể cải tạo để sử dụng vào mục đích NN không còn nhiều. Nếu cải tạo phải mất nhiều công sức, tiền của mới có thể sử dụng đƣợc.

Để khắc phục tình trạng thiếu đất canh tác, các hộ nên lựa chọn cây trồng vật nuôi không sử dụng nhiều đất. Trong nông thôn đã có nhiều mô hình chăn nuôi cây con đặc sản, dƣợc liệu, hoa cây cảnh rất phù hợp với những hộ có ít đất mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3.3.1.2. Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nguồn nhân lực

Khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật của ngƣời dân có ảnh hƣởng lớn đến việc sử dụng nguồn nhân lực nông thôn. Qua thực tế ta thấy việc tiếp cận khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế. Trong tổng số hộ đƣợc phỏng vấn về tình hình sử dụng công cụ nguồn nhân lực bằng máy móc và ứng dụng sinh học trong sản xuất kinh doanh cho kết quả nhƣ sau:

- Số hộ thƣờng xuyên sử dụng công cụ lao động bằng máy móc: 43,33%. - Số hộ thƣờng xuyên ứng dụng công nghệ sinh học: 16%. - Số hộ sử dụng cả máy móc và công nghệ sinh học: 14,44%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số gia đình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất cũng không đồng đều giữa các vùng. Ở vùng trung du và vùng đồng

bằng tỷ lệ sử dụng máy móc và sử dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống cao hơn các hộ ở vùng miền núi.

Số hộ sử dụng máy móc, cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp còn rất ít do địa hình canh tác dốc, diện tích canh tác nhỏ hẹp rất khó sử dụng vận hành máy hiệu quả. Điều đáng nói là các thiết bị máy sử dụng ở trình độ thấp, bán thủ công, thiếu các máy móc sử dụng công nghệ hiện đại.

Tập tục sản xuất lạc hậu theo phƣơng pháp truyền thống vẫn còn tồn tại trong nhiều hộ dân. Nguồn kinh phí đầu tƣ mua máy móc còn thiếu là những nguyên nhân hạn chế khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nguồn nhân lực sản xuất.

3.3.1.3. Vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh

Nguồn vốn tự có: Hiện nay nguồn vốn tự có của nhân dân để đầu tƣ sản xuất rất hạn chế. Thu nhập của ngƣời dân chủ yếu sử dụng chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, số tiền còn lại đƣợc tích luỹ chỉ đủ tái đầu tƣ sản xuất với quy mô nhỏ, tăng trƣởng không đáng kể. Với những hộ mạnh dạn làm ăn, giám đầu tƣ để phát triển sản xuất phải thì hầu nhƣ phải tìm nguồn vốn từ bên ngoài. Tỷ lệ số hộ vay tiền để đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh tƣơng đối cao, số hộ vay vốn đạt tỷ lệ 65%, mức vay bình quân là 15,6 triệu đồng/hộ. Vốn vay qua các tổ chức tín dụng:

Bảng 3.16: Tình hình vay vốn đầu tƣ sản xuất của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Đvt Chung Theo khu vực

Miền núi Trung du Đồng bằng

1. Tỷ lệ hộ vay vốn (%) % 65 65 71 59

2. Mức vay bình quân Triệu

đồng/hộ 15,6 11,5 14,8 20,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2012

Nhu cầu vay vốn giữa các khu vực nghiên cứu tƣơng đối đồng đều. Nhƣ vậy có thể nhận định rằng các hộ dân đã mạnh dạn vay vốn đầu tƣ sản xuất, nhất là các hộ nghèo do nguyên nhân thiếu vốn để phát triển sản xuất. Để khai thác phát huy nguồn nhân lực nông thôn thì yếu tố về vồn là vô cùng quan trọng, vốn kết hợp với nguồn nhân lực tại chỗ và các nguồn lực khác để

phát triển kinh tế hộ nói riêng và phát triển nông thôn nói chung.

Việc sử dụng vốn để đầu tƣ SXKD cho thấy ngƣời dân đã biết tƣ duy kinh tế, biết tính toán thu nhập của hộ. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao năng lực, trình độ dân trí nói chung và kiến thức kinh doanh nói riêng. Thời gian tới, để phát huy tốt vai trò nguồn nhân lực, nông dân vẫn rất cần tiếp tục đƣợc vay thêm vốn để đầu tƣ mở rộng sản xuất, chuyển đổi ngành nghề tạo việc làm. Nhà nƣớc cần có các chính sách tín dụng thông thoáng hơn nữa đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ dân.

3.3.1.4. Thông tin tìm kiếm việc làm ngoài hộ

Khi nghiên cứu theo hƣớng này, chúng tôi có tìm hiểu vấn đề tiếp cận thông tin của các hộ nhƣ thông tin về học nghề, tuyển dụng nguồn nhân lực, xuất khẩu lao động, vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm theo các kênh thông tin khác nhau.

Bảng 3.17: Tiếp cận thông tin giới thiệu việc làm trong 12 tháng năm2011

Chỉ tiêu Chung Chia theo vùng điều tra

Miền núi Trung du Đồng bằng

1. Tỷ lệ số hộ biết thông tin (%) 69,56 48,33 68,35 92,02

2. Lƣợt thông tin nhận đƣợc, chia ra

199 44 69 86

- Tổ chức giới thiệu việc làm 63 15 18 30

-Chính quyền, các tổ chức đoàn thể 121 25 46 50

- Họ hàng, ngƣời thân 15 4 5 6

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2012

Theo điều tra có đến 69,56% hộ đƣợc biết các thông tin về việc làm và dạy nghề tại cộng đồng. Trong đó qua kênh của chính quyền địa phƣơng và các tổ chức Đoàn thể là phổ biến, ngoài ra các hộ cũng đƣợc biết thêm thông tin qua các doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp, các cơ sở giới thiệu việc làm trực tiếp đến tuyển dụng tại địa phƣơng. Một kênh thông tin khác cũng rất quan trọng là qua giới thiệu của họ hàng, ngƣời thân nhƣng chỉ chiếm 6,45%/ tổng số lƣợt thông tin các hộ đƣợc biết. Giữa các khu vực, ngƣời dân ở vùng đồng bằng nhận đƣợc nhiều lƣợng thông tin cần thiết hơn. Càng lên các vùng

cao thì thông tin đến với các hộ càng giảm. Hiện nay, các tổ chức cá nhân giới thiệu việc làm chƣa tập trung khai thác cung nguồn nhân lực tại khu vực miền núi. Do chi phí cho công tác tƣ vấn tuyển dụng nguồn nhân lực ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa thƣờng rất tốn kém, về giao thông đi lại khó khăn, tâm lý ngƣời dân còn ngại đi làm xa nhà nên kết quả tuyển dụng nguồn nhân lực đạt tỷ lệ rất thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ thực tế trên có thể nhận định rằng nguyên nhân thiếu đất canh tác và thiếu thông tin về việc làm đã hạn chế khả năng phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế của hộ gia đình. Ngoài ra còn có một nguyên nhân cơ bản là nhiều hộ chƣa biết cách làm ăn, chƣa biết tạo thêm việc làm từ chính các nguồn lực hiện có của hộ. Thực tế có nhiều hộ có đặc điểm về điều kiện sản xuất, nguồn vốn nhƣ nhau nhƣng lại có sự khác nhau về hiệu quả sự dụng nguồn nhân lực. Đó là do có sự chênh lệch về tƣ duy, sự khác nhau về cách thức tổ chức sản xuất của mỗi hộ. Một số hộ do lƣời lao động, ngại suy nghĩ tìm kiếm thêm việc làm và tâm lý chờ đợi sự giúp đỡ từ bên ngoài cũng dẫn đến tình trạng thiếu việc làm do nguyên nhân chủ quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 74 - 79)