Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 100 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

4.2.4.1. Giải pháp về tài chính cho lao động trong nông thôn

+ Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng nhƣ phát triển kinh tế đòi hỏi ngày càng tăng về vốn đầu tƣ. Cần tạo điều kiện hỗ trợ về vốn để các hộ đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện chính sách tín dụng lãi suất nâng đỡ cho vay đến cá nhân, hộ gia đình, chủ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế có khả năng tạo việc làm mới thu hút thêm lao động. Đó là chính sách cơ bản nhất để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Vấn đề này có thể thực hiện theo cách:

- Phát triển mô hình quỹ tín dụng nhân dân, mô hình tổ tín dụng tự quản giao cho các tổ chức hội đoàn thể quản lý, huy động, sử dụng số tiền nhàn rỗi trong dân để hỗ trợ món vay nhỏ các hội viên có nhu cầu;

- Hiện nay quy định của các tổ chức tín dụng là không cho khoản vay mới đối với các hộ đang dƣ nợ tín chấp. Đây là một vƣớng mắc đối với các hộ cần bổ sung vốn. Địa phƣơng nên đứng ra bảo lãnh với các ngân hàng giúp hộ dân đƣợc vay tiếp, ƣu tiên các hộ có lao động đi xuất khẩu lao động, các hộ đầu tƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

- Hiện nay hợp tác xã nông nghiệp có thể đầu tƣ thiết bị máy nông nghiệp cần thiết, phù hợp với từng khu vực và thực hiện nhiệm vụ cho thuê tài chính với hình thức trả chậm;

- Hình thức góp tiền mua tƣ liệu sản xuất dùng chung có thể thực hiện với nhóm hộ dân, phƣơng pháp này giúp ngƣời dân giảm số tiền phải đầu tƣ mua sắm tƣ liệu sản xuất, sử dụng khai thác tốt hiệu suất của trang thiết bị máy móc.

4.2.4.2. Giải pháp về vốn đầu tư cho lao động nông thôn

- Thực hiện có hiệu quả chính sách Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm để huy động vốn đầu tƣ của nhân dân trong việc xây dựng và phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Tăng cƣờng vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc tập trung vào các lĩnh vực nhƣ: hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sản xuất giống cây trồng vật nuôi; xúc tiến thƣơng mại tiêu thụ nông sản hàng hoá;

- Tranh thủ nguồn vốn đầu tƣ của Trung ƣơng để đầu tƣ các công trình thuỷ lợi trọng điểm, các công trình đê điều. Huy động vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp;

- Đẩy mạnh hoạt động của các hình thức tín dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhƣ quỹ tín dụng nhân dân, vốn vay giải quyết việc làm, Tín dụng phụ nữ nghèo.

4.2.4.3. Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng

(điện, đường giao thông nông thôn, nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, trường học, trạm y tế,...); Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống thuỷ lợi, các công trình phòng lũ tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho các khu vực nông nghiệp trong nông thôn.

+ Do địa hình phức tạp nên việc cung cấp nƣớc tƣới vào mùa khô cũng nhƣ tiêu thoát nƣớc vào mùa lũ ở một số địa phƣơng còn gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo tƣới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trong những năm tới tỉnh Vĩnh Phúc cần triển khai đầu tƣ một số công trình sau:

- Cải tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi đầu mối hiện có nhằm phát triển năng lực tƣới nhƣ thiết kế, kiên cố hoá hệ thống kênh mƣơng trên địa bàn nhằm tiết kiệm nƣớc, giảm tổn thất nƣớc, nâng cao hiệu quả tƣới, các tuyến bờ bao trong lƣu vực tiêu của hệ thống trạm bơm tiêu động lực nhằm chủ động tiêu thoát nƣớc cho từng lƣu vực;

- Xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các hồ chứa nƣớc trên toàn tỉnh nhằm góp phần đáng kể vào chống lũ trong nội đồng trong toàn Tỉnh.

4.2.4.4. Giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời dân nông thôn trong việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Làm tốt công tác khuyến nông, hƣớng dẫn bà con nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, nhằm giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo vệ môi trƣờng sinh thái;

- Tổ chức triển khai chƣơng trình thu gom rác thải, chất thải ở các xã, thôn nhằm giữ gìn vệ sinh môi trƣờng khu vực nông nghiệp nông thôn;

4.2.4.5. Giải pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực đất đai

- Mỗi địa phƣơng phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy hoạch dài hạn sử dụng đất. Trong nông nghiệp phải thay đổi cơ cấu về diện tích cây trồng trên cơ sở lựa chọn đúng cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp, phải đẩy nhanh thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất, tăng nhanh giá trị sản lƣợng trên một đơn vị diện tích. Phải tiếp tục thực hiện giao đất giao

rừng cho nhân dân để gắn đất đai với lao động. Hoàn thành giao đất cho những hộ dân không có đất sản xuất và kèm theo những điều kiện hỗ trợ về khuyến nông để giúp họ sản xuất và khắc phục tình trạng sử dụng kém hiệu quả. Đây là một xu thế phát triển hợp tính quy luật tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn;

- Tỉnh cần có chính sách từng bƣớc thực hiện thành công quá trình chuyển nhƣợng quyền sử dụng ruộng đất để phát triển sản xuất NN, thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất thông qua chuyển nhƣợng đúng pháp luật nhằm tập trung ruộng đất tạo điều kiện cho các hộ gia đình có khả năng phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 100 - 103)