Đặc điểm nguồn nhân lực làm việc tại hộ gia đình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 66 - 67)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Đặc điểm nguồn nhân lực làm việc tại hộ gia đình

+ Thời gian làm việc chung: Tổng thời gian làm việc bình quân của nguồn nhân lực là 8,30 giờ/ngày. Nếu chia cơ cấu thời gian làm việc bình quân chung của một lao động thì tỷ lệ thời gian làm việc trong sản xuất nông nghiệp chiếm 53,18%. Tỷ lệ thời gian làm các công việc phi nông nghiệp chiếm 21,05%. Tỷ lệ thời gian cho hoạt động nội trợ là 15,16%. Còn lại khoảng 10,61% thời gian dành cho các hoạt động không đem lại thu nhập trực tiếp cho hộ gia đình. Kết quả tổng hợp tại (bảng 3.8) cho thấy:

Bảng 3.8: Thời gian làm việc bình quân của lao động làm việc tại hộ

Đvt: giờ

Stt Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Miền núi Trung du Đồng bằng 1 Thời gian làm việc bình quân/ngày 8,31 7,93 8,65 8,18 2 Thời gian làm việc trong nông nghiệp 4,42 4,46 4,92 3,77 3 Thời gian làm công việc phi nông

nghiệp

1,75 0,89 1,65 2,58

4 Thời gian nội trợ 1,26 1,23 1,33 1,21

- Trong đó: Nữ 1,88 1,92 1,79 1,92

5 Thời gian làm những công việc khác 0,91 1,35 0,75 0,62

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2012

Lao động ở vùng trung du và vùng đồng bằng có thời gian làm việc bình quân/ngày lớn hơn ở vùng núi. Thời gian làm công việc, ngành nghề phi nông nghiệp ở vùng trung du và vùng đồng bằng lớn hơn nhiều so với các hộ vùng miền núi. Ở vùng đồng bằng hoạt động thƣơng mại dịch vụ phát triển, ngƣời dân có nhiều cơ hội giao thƣơng buôn bán, họ dễ tìm đƣợc việc làm và tổ chức SXKD nhỏ tại gia đình để tăng thêm thu nhập.

Trong 3 khu vực nghiên cứu, nguồn lao động vùng trung du có thời gian làm việc trong lĩnh vực sản xuất NN lớn hơn cả, mặc dù diện tích đất bình quân của hộ thấp hơn vùng khác nhƣng thời gian sản xuất nông nghiệp vẫn cao hơn. Khi điều tra quan sát trực quan tại các hộ vùng trung du, ngoài

thời gian dành cho gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch các sản phẩm trồng trọt thì chăn nuôi tại các hộ dân khá phát triển và chiếm một lƣợng thời gian đáng kể trong quỹ thời gian cho sản xuất nông nghiệp.

Nhƣ vậy diện tích đất sản xuất nông nghiệp ảnh hƣởng lớn đến việc làm và sử dụng lao động của hộ, tuy nhiên nếu biết cách tổ chức sản xuất hợp lý, đầu tƣ canh tác cây trồng vật nuôi nhƣ trồng hoa, cây cảnh, cây dƣợc liệu không sử dụng dụng nhiều đất vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 66 - 67)