Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 51 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh đồng bằng có trung du và miền núi thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc là Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,8 km2, dân số trung bình năm 2010 là 1.010,4 nghìn ngƣời, trong đó 77,6% sống trong nông thôn mật độ dân số 820 ngƣời/km2

.

Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 45km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km. Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đƣờng 18 thông với cảng nƣớc sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đƣa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công

nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đƣờng 18 và trong tƣơng lai là đƣờng vành đai IV thành phố Hà Nội,...Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi quan trọng trong liên kết, giao thƣơng hàng hoá, công nghệ, nguồn nhân lực kỹ thuật,... Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội:

3.1.1.2. Thời tiết và khí hậu

Khí hậu tỉnh Vĩnh Phúc mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc nƣớc ta đó là: Nhiệt đới gió mùa ẩm, đặc điểm nhiệt đới gió mùa ẩm đƣợc quy định bởi các yếu tố vị trí địa lý, quy mô lãnh thổ và địa hình của tỉnh. Đặc điểm này đƣợc thể hiện qua những số liệu cụ thể về số giờ nắng trung bình, độ ẩm trung bình, lƣợng mƣa trung bình và nhiệt độ trung bình trong năm thông qua việc quan trắc tại hai trạm khí tƣợng chính là trạm khí tƣợng Vĩnh Yên và trạm khí tƣợng Tam Đảo.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,50

C - 250C. Một năm có hai mùa rõ rệt. Lƣợng mƣa trung bình là 1.500 - 1.700 mm. Riêng vùng Tam Đảo ở độ cao 1800 m so với mực nƣớc biển nhiệt độ trung bình khoảng 18,2 độ C, độ ẩm tƣơng đối trung bình 84 - 85%.

Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi hết sức thuận tiện cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp - thủy sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ƣu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồng bằng khá lớn của vùng trung du, đồng bằng có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp.

Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên rất nổi tiếng: Rừng Quốc gia Tam Đảo, khu du lịch Tây Thiên, khu nghỉ dƣỡng Đại Lải, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà,... Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân

tộc và rất nhiều khu di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh nhƣ Thuyền viện Trúc Lâm, Chùa Hà, Đền Thính,...

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 51 - 53)