Những quyết sách quan trọng về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 37 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.1. Những quyết sách quan trọng về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân

Hiện nay mục tiêu phát triển của đất nƣớc đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc Việt nam xác định là phấn đấu đến năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Những văn bản chủ trƣơng, chính sách về khuyến khích phát triển nông nghiệp tiếp tục đƣợc hoàn thiện tạo động lực cho nông nghiệp nƣớc ta phát triển bền vững và đã đạt đƣợc những

thành tựu quan trọng: Tháng 11/1998, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 06/NQ- TW về một số vấn đề nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trong đó khẳng định vấn đề trọng yếu là kinh tế trang trại. Ngày 27 tháng 11 năm 2009, Chính phủ ra Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, đã khẳng định nâng cao chất lƣợng cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành và xã hội. Tháng 2/2000, Chính phủ ra Nghị quyết số 03/NQ-TTg về phát triển kinh tế trang trại. Gần đây nhất Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 của HĐND tỉnh về Bồi dƣỡng nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007 - 2010, đã đặt ra mục tiêu tăng đầu tƣ, giảm đóng góp, phát triển nông thôn toàn diện, đây là chủ trƣơng đứng đắn của Đảng và của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã và đang có những tác động tích cực, sâu sắc đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Trong những năm tới tạo nguồn nhân lực dồi dào cho đất nƣớc sẽ góp phần quan trọng có tính quyết định để thực hiện mục tiêu trên. Tuy nhiên, để phát triển nguồn nhân lực ta theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bền vững, Việt nam cần xác định rõ nguồn lực là tài nguyên quý giá nhất của đất nƣớc trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc. Việt Nam cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, phải chú trọng đến một số vấn đề cơ bản, cần phải xây dựng đƣợc một chiến lƣợc phát triển nông nghiệp đúng đắn trong quá trình thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực của mình dựa trên các căn cứ khoa học sau, Đó là:

Thứ nhất, phải đánh giá một cách khách quan và sâu sắc chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp trong giai đoạn trƣớc, chỉ ra những thành tựu đã đạt đƣợc cũng nhƣ các hạn chế tồn tại;

Thứ hai, phải căn cứ vào nguồn tài nguyên của đất nƣớc, bao gồm tài nguyên về đất đai, thời tiết, khí hậu,... Đất nƣớc ta với nguồn tài nguyên phục vụ cho nông nghiệp có nhiều lợi thế, song cũng có những khó khăn lớn. Cần

đánh giá đúng các lợi thế và những khó khăn trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp; Thứ ba, căn cứ vào cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp gồm hệ thống công cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với hệ thống đạt ở mức nào, cần thiết phải điều chỉnh bổ sung và nâng cấp xây dựng nhằm hƣớng vào phục vụ chiến lƣợc phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện tại và tƣơng lai;

Thứ tư, căn cứ vào nguồn nhân lực và trình độ của ngƣời lao động: số lƣợng và chất lƣợng của nguồn nhân lực. Ở nƣớc ta nguồn nhân lực nông nghiệp dồi dào, song chất lƣợng còn thấp, ít đƣợc nâng cao chất lƣợng về học nghề, kỹ thuật và quản lý, trình độ dân trí chƣa cao;

Thứ năm, căn cứ vào nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế về nhƣ cầu về nguồn nhân lực. Ở từng giai đoạn, từng thị trƣờng cụ thể trong nƣớc cũng nhƣ trên thị trƣờng quốc tế, cần yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng, tay nghề, trình độ của nguồn nhân lực. Cần phân tích, đánh giá và dự báo về nhu cầu của thị trƣờng lao động một cách có căn cứ khoa học;

Thứ sáu, căn cứ vào trình độ khoa học và công nghệ của thế giới, của nƣớc ta và khả năng ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ của thế giới vào điều kiện Việt Nam hiện nay và sắp tới.

Từ những chiến lƣợc tổng quát trên, có thể thấy đƣợc những nội dung chủ yếu là:

- Phát triển nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá có cơ cấu sản xuất ngày càng hợp lý;

- Xây dựng và phát triển nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bền vững theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, gắn nâng cao chất lƣợng nghề với chiến lƣợng, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của đất nƣớc. Đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và hƣớng mạnh vào xuất khẩu LĐ, đồng thời đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng;

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 37 - 40)