Đặc điểm tài nguyên và thiên nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 53 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Đặc điểm tài nguyên và thiên nhiên

3.1.2.1. Đặc điểm tài nguyên đất

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, tính đến năm 2009

(sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, tách huyện Mê Linh vào TP Hà Nội).

Toàn tỉnhcó tổng diện tích đất tự nhiên là: 123.176,43 ha. Trong đó:

– Đất nông nghiệp: 85.034,72 ha, chiếm 69,0 %;

– Đất phi nông nghiệp: 35.229,10 ha, chiếm 28,6%;

– Đất chƣa sử dụng: 2.912,61 ha, chiếm 2,4 %.

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011

Stt Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp 86.382,26 100,0

1 Đất sản xuất nông nghiệp 50.140,45 58,0

1.1 Đất trồng cây hàng năm 41.577,51 48,1

– Đất trồng lúa 34.624,13 40,1

– Đất trồng cây hàng năm còn lại 6.953,38 8,0

1.2 Đất trồng cây lâu năm 8.562,94 9,9

2 Đất lâm nghiệp 32.574,52 37,7 2.1 Đất rừng sản xuất 13.486,37 15,6 2.2 Đất rừng phòng hộ 3.962,28 4,6 2.3 Đất rừng đặc dụng 15.125,87 17,5 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.584,16 4,1 4 Đất nông nghiệp khác 83,13 0,1

Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2011

Nhìn chung, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Tỉnh thấp so với các Tỉnh lân cận và cả nƣớc. Bình quân diện tích đất trồng cây hàng năm chỉ

đạt 422,4 m2/ngƣời, ruộng đất manh mún, số hộ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp dƣới 0,5 ha chiếm tới 82,5% tổng số hộ sử dụng đất sản xuất NN. Do tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá nhanh nên diện tích đất canh tác cây chồng hàng năm giảm khá nhanh (năm 2011 giảm 2376,4 ha).

Những năm qua biến động về sử dụng đất có sự chuyển dịch nhanh theo hƣớng giảm đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất công nghiệp, dịch vụ. Đây là một áp lực không nhỏ đối với phát triển sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản của tỉnh trong những năm tới.

3.1.2.2. Đặc điểm tài nguyên rừng

Tính đến năm 2009 tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,8 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 10,8 nghìn ha, rừng phòng hộ là 6,6 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,4 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vƣờn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 ngàn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vƣờn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 ngàn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ nhƣ cầy mực, sóc bay, vƣợn. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nƣớc, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch. Chính vì vậy việc khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm và tái tạo rừng là một trong những nhiệm vụ cần đƣợc quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong việc duy trì, bảo vệ môi trƣờng sinh thái cho toàn vùng và thủ đô Hà Nội.

3.1.2.3.Đặc điểm thuỷ văn, sông ngòi

Vĩnh Phúc có một hệ thống mạng lƣới sông suối, hồ ao trên địa bàn tỉnh khá phong phú và đa dạng, chúng ta có thể điểm qua một số sông lớn chính nhƣ sau:

- Sông Hồng: Là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc đƣợc bắt nguồn từ Vân Nam -Trung Quốc, đoạn chảy qua địa phận Vĩnh Phúc dài khoảng 41km, lƣu lƣợng dòng chảy trung bình trong năm của Sông Hồng là 3860 m3/s, về

mùa lũ, lƣu lƣợng dòng chảy trung bình có thể lên tới 8000 m3/s; mực nƣớc cao trung bình là 9,75 m (số liệu đo năm 1996). Sông Hồng có hàm lƣợng phù sa cao, tối đa có thể lên tới 14kg/m3, số lƣợng phù sa lớn (một năm khoảng 80 triệu m3, tương đương 130 triệu tấn), chất lƣợng phù sa tốt và nƣớc sông chứa nhiều chất khoáng. Sông Hồng đã và đang bồi đắp cho Vĩnh Phúc dải đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ đồng thời cung cấp nƣớc tƣới, có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong mùa khô.

- Sông Lô: Bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ chảy vào Vĩnh Phúc từ xã Quang Yên - Lập Thạch đến ngã ba Bạch Hạc thì đổ vào Sông Hồng với chiều dài là 34km lƣu lƣợng nƣớc trung bình cả năm là 1.036 m3

/s (cao nhất là 7.530 m3/s, năm 2002; thấp nhất 90,8 m3/s, năm 2005). Do nằm ở khu vực có địa hình cao thấp không đều, khúc khuỷu, lòng sông hẹp nên lũ Sông Lô lên xuống nhanh. Sông Lô về mùa lũ không thể thực hiện đƣợc. Hàm lƣợng phù sa ở Sông Lô ít hơn Sông Hồng do sông có độ phì cao hơn. Hàng năm Sông Lô vẫn bồi đắp phù sa và cung cấp nƣớc tƣới cho các vùng bãi ven bờ một cách khá hiệu quả.

- Sông Phó Đáy: Bắt nguồn từ Bắc Kạn, chảy qua các dãy núi huyện Sơn Dƣơng (Tuyên Quang) chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn - Lập Thạch rồi đổ vào Sông Lô tại địa phận xã Sơn Đông - Lập Thạch. Sông Phó Đáy có lƣu lƣợng nƣớc bình quân khoảng 1000 m3/s và có tới hàng chục chi lƣu với chiều dài là 41,5 km. Nguồn cung cấp nƣớc quan trọng cho hệ thống nông giang Liễn Sơn dài hơn 150 km, tƣới cho hơn 14.000 ha ruộng của các huyện Tam Dƣơng, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc, Bình Xuyên, Phúc Yên.

- Sông Cà Lồ: Bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo chảy qua huyện Bình Xuyên chảy qua Phúc Yên, Mê Linh và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đổ ra sông Cầu tại cửa Phúc Lập Phƣơng. Tổng chiều dài 86 km (tính trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc), chủ yếu có tác dụng cung cấp nƣớc tƣới cho diện tích đất canh tác ven sông. Lƣu lƣợng nƣớc sông Cà Lồ nhỏ, về mùa khô nhiều chỗ có thể

lội qua đƣợc nhƣng lại góp phần tiêu úng vào mùa mƣa cho một diện tích đáng kể đất nông nghiệp.

Ngoài các sông suối chính nhƣ trên, Vĩnh Phúc còn có các Sông, Hồ nhỏ trong nội tỉnh nhƣ Sông Phan, Hồ Đại Lải, Hồ Làng Hà, Hồ Xạ Hƣơng, Hồ Vân Trục, Đầm Rƣng, Đầm Vạc,…Và nhiều con suối dƣới chân dãy núi Tam Đảo, có tác dụng trữ nƣớc tƣới, nuôi trồng thuỷ sản, điều hoà khí hậu, điều tiết lũ, tạo quan cảnh môi trƣờng sinh thái, phục vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 53 - 56)