Tác động của chính sách đến sử dụng nguồn nhân lực trong nông

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 90 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Tác động của chính sách đến sử dụng nguồn nhân lực trong nông

4.2.1.1. Chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc có tác động lớn đến vấn đề sử dụng nhân lực thông qua các dự án, đề án nhƣ: Đề án Nâng cao chất lƣợng nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Nghị quyết 03 về Bồi dƣỡng nâng cao kiến thức, huấn luyện hề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất vƣờn đồi theo hƣớng sản xuất tập trung và cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến; Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng nhƣ thâm canh lúa có năng suất, chất lƣợng cao, cây công nghiệp ngắn ngày giống mới, hoa cây cảnh, rau thực phẩm; Tổ chức dồn điền đổi thửa và ứng dụng công nghệ cao để sản xuất hàng hóa; Chính sách hỗ trợ giống để chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hƣớng lợn ngoại chất lƣợng cao nhƣ nuôi lợn xiêu nạc, gà ai cập, thỏ, rắn, nhím tại các huyện Vĩnh tƣờng, huyện Yên lạc, Bình xuyên; Phát triển chăn nuôi trâu, bò thƣơng phẩm tại các huyện miền núi nhƣ huyện Lập thạch, huyện Sông lô,... Kết quả chuyển dịch

cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa đã tạo thêm việc làm mới, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân, xuất hiện nhiều mô hình nông dân làm kinh tế giỏi ở các địa phƣơng trong tỉnh, nhiều diện tích đất canh tác đạt từ 80 - 100 triệu đồng/năm. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành đã phát huy thế mạnh nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Với chính sách này đã góp phần điều tiết dịch chuyển cơ cấu lao động nông thôn nói chung và cơ cấu lao động ngành nông nghiệp nói riêng.

4.2.1.2. Chính sách tạo việc làm cho lao động nông nghiệp

- Hiện nay tỉnh đang thực hiện nhiều cơ chế chính sách tạo việc làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Nhiều chính sách đang nâng cao chất lƣợng hiệu quả và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, giải phóng sức lao động, kết hợp khai thác hợp lý các nguồn nội lực trong nông nghiệp. Trong các chính sách đó có một số đang thực hiện có hiệu quả nhƣ: Nghị quyết về chƣơng trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007-2010. Nghị quyết 27/2007/NQHĐND ngày 19/12/2007 của HĐND “Quyết định số lƣợng, mức hỗ trợ cho một số chức danh hoạt động ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và hỗ trợ hoạt động cho tổ dân vận, tổ hòa giải và tổ liên gia tự quản ở cơ sở”.

- Thực hiện Quyết định số 16/2007/NQ-HĐND tỉnh về việc dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động thuộc hộ dành đất cho phát triển công nghiệp dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2010,

- Cho vay vốn, hỗ trợ lãi suất đối với hộ nghèo và các đối tƣợng xã hội: Hộ nghèo dân tộc thiểu số ở 17 xã thuộc vùng khó khăn có thu nhập bình quân đầu ngƣời dƣới 60.000đ/tháng, tổng giá trị tài sản không quá 3 triệu đồng (không kể nhà, đất ở) đƣợc vay một hoặc nhiều lần, mỗi lần không quá 5 triệu đồng với lãi suất cho vay bằng 0%.Trích ngân sách địa phƣơng hỗ trợ lãi suất cho vay hàng tháng đối với các đối tƣợng:

- Hỗ trợ 100% lãi suất đối với hộ nghèo thuộc diện chính sách ngƣời có công với cách mạng. Hỗ trợ 50% lãi xuất đối với những hộ nghèo còn lại,

sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Hỗ trợ 50% lãi suất (theo lãi suất cho vay hộ nghèo) đối với ngƣời đã hết thời hạn chấp hành hình phạt tù; ngƣời vi phạm các tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm) đã cai nghiện chữa khỏi bệnh hoà nhập cộng đồng, không vi phạm chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định của địa phƣơng và đƣợc chính quyền địa phƣơng xác nhận.

- Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt cho hộ nghèo dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện Quyết định 134/2004/TTg ngày 20-7-2004 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

- Học sinh thuộc diện hộ nghèo, học sinh khuyết tật học tập ở các cấp học đƣợc miễn 100% học phí và các khoản đóng góp xây dựng.

- Học sinh khuyết tật thuộc diện hộ nghèo, học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ nhƣng ngƣời còn lại mất tích hoặc không đủ khả năng nuôi dƣỡng, học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo học tập ở các cấp học đƣợc miễn 100% học phí, tiền đóng góp xây dựng và đƣợc trợ cấp 100.000 đồng/học sinh/tháng.

- Học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số học tập tại các trƣờng dân tộc nội trú, ngoài việc miễn 100% học phí và tiền đóng góp xây dựng còn đƣợc hỗ trợ học bổng 400.000 đồng/học sinh/tháng.

- Hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo. Hộ nghèo ở 3 huyện Tam Đảo, Sông Lô, Tam Dƣơng hỗ trợ 8 triệu đồng/hộ; Hộ nghèo ở các huyện, thành, thị còn lại 7 triệu đồng/hộ; Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tự nguyện đóng góp kinh phí, cơ sở vật chất để giúp hộ nghèo cải thiện về nhà ở.

- Đẩy mạnh giải quyết việc làm trong các lĩnh vực, ngành kinh tế. Giải quyết việc làm trong nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện có hiệu quả các dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu trong nông

nghiệp, phát triển kinh tế trang trại theo mô hình kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, công nghệ, cơ sở hạ tầng đối với trang trại, hợp tác xã và khu sản xuất tập trung.

- Tăng cƣờng công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài: Tiếp tục cung ứng lao động cho một số thị trƣờng truyền thống ở khu vực Đông Nam Á, mở rộng thêm các thị trƣờng khác nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, vùng Trung Đông, các Tiểu vƣơng quốc Ả Rập thống nhất v.v,…; tổ chức tốt việc dạy nghề, dạy ngoại ngữ, giáo dục định hƣớng nhằm nâng cao chất lƣợng lao động đi xuất khẩu.

- Tiếp tục cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm: Dành các khoản vay ƣu đãi lãi suất thấp đối với lao động thiếu việc làm, chua có việc làm ổn định các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có khả năng thu hút nhiều lao động. Tổ chức cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình để tự tạo việc làm thông qua nguồn vốn thu và nguồn bổ sung hàng năm của Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.

4.2.1.3. Chính sách tạo việc làm cho lao động mất đất tại khu công nghiệp

Trên địa bàn tỉnh các KCN Khai Quang, KCN Bình Xuyên và Các cum công nghiệp: Hợp thinh, Yên lạc, Vĩnh tƣờng,... Cũng đã tạo hàng trục vạn lao đông có việc làm mới cho lao động nông thôn. Đã tuyển dụng nhiều lao động để nâng cao chất lƣợng và sử dụng lâu dài tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong nông thôn để điều tiết lao động nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn đã đƣợc tỉnh đặc biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 90 - 93)