Chính sách trong lĩnh vực giáo dục nâng cao chất lƣợng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 30 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Chính sách trong lĩnh vực giáo dục nâng cao chất lƣợng

Tiềm năng kinh tế của một đất nƣớc phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ của đất nƣớc đó, trình độ khoa học công nghệ lại phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục và nâng cao chất lƣợng. Đã có rất nhiều bài học thất bại khi một nƣớc nào đó sử dụng công nghệ ngoại nhập tiên tiến trong khi tiềm lực khoa học công nghệ trong nƣớc còn rất non yếu. Sự non yếu thể hiện ở chỗ thiếu các chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề. Điều đó đã ảnh hƣởng tới việc áp dụng các thành tựu khoa học, không có sự lựa chọn nào khác hoặc là nâng cao chất lƣợng các nguồn lực quý giá cho đất nƣớc phát triển hoặc phải chịu sự tụt hậu so với thế giới. Giáo dục và đào tạo cho ngƣời lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc và khi có trong tay kiến thức về xã hội, về trình độ chuyên môn ngƣời lao động sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp.

Nhƣ vậy, giáo dục và đào tạo nhằm định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, trƣớc hết cung cho xã hội một đội ngũ lao động đủ về số lƣợng, chất lƣợng và sau là phát huy hiệu quả để đảm bảo: Dân giàu, nƣớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Bên cạnh sự đảm bảo nguồn nhânclực về số lƣợng, chất lƣợng đáp ứng yêu cầu công việc thì việc phát triển công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc đƣa đất nƣớc trở thành nƣớc công nghiệp. Công nghiệp hoá với xu hƣớng tri thức hoá công nhân, chuyên môn hoá lao động, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc.

Ngày nay, để công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn nói riêng và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc nói chung thì việc thiếu lao động có trình độ chuyên môn hoá cao và thừa lao động trình độ thấp rất nhiều gây ra sức ép việc làm lớn. Nếu bên cạnh việc nâng cao trình độ cho ngƣời lao động mà kết hợp với việc áp dụng thành tựu khoa học trong sản xuất thì sẽ tạo ra

những chỗ làm việc hợp lý. Ngƣợc lại, nếu Nhà nƣớc có những chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động mà họ thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức chuyên môn thì chƣơng trình tạo việc làm sẽ không đạt hiệu quả nữa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 30 - 31)