V. Kết quả nghiên cứu
4. Kết quả nghiên cứu về giống mận, hồng, đào và ứng dụng đơn vị lạnh CU cho bố trí cơ cấu bộ giống CĂQ ôn đới rải vụ thu hoạch
4.1. Thành phần giống mận, hồng, đào
4.1.1. Thành phần giống đào
Giống bản địa
Kết quả điều tra cho thấy thành phần giống đào ở các tỉnh miền núi phía Bắc khá phong phú, gồm đào Mèo, đào Vân Nam, đào thóc... Các giống đào này đã đ−ợc trồng từ lâu tại một số địa ph−ơng, sinh tr−ởng rất khỏe, thời gian ra hoa xung quanh dịp tết Nguyên Đán. Hầu hết các giống địa ph−ơng có thời gian chín trung bình đến muộn, thu hoạch từ cuối tháng 6 trở đi nên th−ờng bị ruồi hại quả gây hại. Phần lớn các giống có kích th−ớc quả trung bình, quả mầu vàng hoặc vàng nhạt; giống đào thóc quả nhỏ, độ Brix thấp, chất l−ợng kém, thích hợp để làm gốc ghép.
Đào thóc địa ph−ơng
Là giống đào trồng từ lâu tại một số địa ph−ơng ở các tỉnh miền núi phía Bắc nh− Sapa, Bắc Hà - Lào Cai; Mộc Châu, Pha Đin – Sơn La; M−ờng Phăng - Điện Biên, Đồng Văn – Hà giang; Ngân Sơn – Bắc Cạn... Thời gian ra hoa cuối tháng 1, đầu tháng 2. Thu hoạch vào tháng 7. Kích cỡ quả nhỏ (45 quả/ kg), mầu vàng hoặc vàng nhạt, thịt quả màu trắng hoặc trắng vàng. Chất l−ợng quả kém, vị nhạt (Độ Brix 6)
Đào thóc sinh tr−ởng khoẻ, năng suất cao ổn định nh−ng chất l−ợng quả kém, quả nhỏ, rất thích hợp để làm gốc ghép cho công tác nhân giống.
Đào Vân Nam chín sớm
Trồng nhiều vùng Sapa – Lào Cai, là giống chín sớm, thời gian ra hoa cuối tháng 2, thu hoạch giữa tháng 5. Quả có kích th−ớc trung bình (18 quả/kg), mầu quả phớt hồng, thịt quả hồng nhạt, giòn, hơi chua (Độ Brix7)
Đào Vân Nam chín muộn
Trồng khá phổ biến ở nhiều địa ph−ơng tại các tỉnh miền núi phía Bắc nh− Sapa, Bắc hà - Lào cai; Mộc Châu, Pha đin – Sơn la,... Là giống chín muộn, thời gian ra hoa đầu tháng 2, thu hoạch đầu tháng 7, kích th−ớc quả khá to 8 – 10 quả/kg. Quả có màu hồng vàng, thịt quả màu trắng, vùng hạt màu đỏ, dóc hạt, chất l−ợng quả khá (Độ Brix 9). Nh−ợc điểm của giống này là chín muộn nên th−ờng bị ruồi hại quả.
Đào Mẫu sơn
Là giống đào nổi tiếng vùng Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình – Lạng Sơn, còn có tên gọi khác là (Đào Tiên), cây sinh tr−ởng khỏe rất thích hợp với vùng Mẫu Sơn. Thời gian ra hoa giữa tháng 1, thu hoạch đầu tháng 6. Quả có khối l−ợng khá lớn 8 – 10 quả/kg, có màu vàng nhạt hơi phớt hồng. Thịt quả mầu vàng nhạt, không dóc hạt.
Đào Tuyết
Cây sinh tr−ởng khoẻ, đ−ợc trồng ở vùng Sapa, thời gian ra hoa vào tháng 2, thu hoạch giữa tháng 6. Quả có kích th−ớc trung bình (20 quả/kg), vỏ và thịt quả đều mầu trắng, giòn, hơi chua (Độ Brix: 6).
Đào Trâu
Là giống chín muộn, trồng nhiều tại Sapa – Lào Cai, cây sinh tr−ởng khoẻ, thời gian ra hoa giữa tháng 2, thu hoạch đầu tháng 7. Quả có khối l−ợng lớn (8 quả/kg) thịt quả cứng, giòn nh−ng số l−ợng quả trên cây ít và th−ờng bị ruồi đục quả gây hại rất nặng.
Các giống mới nhập nội
Giống Earlygrande
Giống có nguồn gốc từ bang Texas - Mỹ, nhập nội vào n−ớc ta từ năm 1997, trồng thử nghiệm tại Mộc Châu – Sơn La và Sapa – Lào Cai.
Giống có nhu cầu độ lạnh thấp (150 CU), ra hoa giữa tháng 1, thu hoạch cuối tháng 4, sớm hơn các giống địa ph−ơng 2 tháng.
Quả có màu đỏ hồng hấp dẫn, thịt quả màu vàng, khối l−ợng trung bình 80 – 100 gam/quả, do chín sớm nên bán rất đ−ợc giá.
Đào chín sớm Tropicbeauty
Thời ra hoa giữa tháng 1, thu hoạch giữa tháng 4.
Quả màu đỏ hồng hấp dẫn, thịt quả màu vàng; khối l−ợng trung bình 90 gam/ quả, chín sớm nên bán rất đ−ợc giá.
Đào nhẵn chín sớm Sunwright
Giống nhập nội từ úc, đ−ợc trồng thử nghiệm tại Mộc Châu – Sơn La; Bắc Hà - Lào Cai từ năm 2001, có nhu cầu độ lạnh thấp (100 CU).
Thời ra hoa giữa tháng 1, thu hoạch cuối tháng 4.
Quả nhẵn, màu đỏ hồng hấp dẫn, thịt quả màu vàng; khối l−ợng trung bình 70 gam/ quả, chín sớm nên bán rất đ−ợc giá.
4.1.2. Thành phần giống mận
Mận địa ph−ơng
Mận chua
Là giống mận địa ph−ơng, đ−ợc trồng và tự mọc nhiều ở những vùng cao của tỉnh Lào Cai; cây sinh tr−ởng khá và rất thích nghi với vùng này.
Thời gian ra hoa vào tháng 1, thu hoạch vào tháng 6.
Quả mầu đỏ vàng, năng suất thấp, khối l−ợng quả nhỏ (10 – 15 g/quả) chất l−ợng kém, vị chua, chát và hơi đắng, có thể sử dụng làm gốc ghép
Mận thép
Là giống có nhu cầu rất thấp về độ lạnh, đ−ợc trồng phổ biến ở một số vùng thấp của Yên Bái, Hà Giang...
Thời gian ra hoa tr−ớc tết âm lịch, thu hoạch cuối tháng 5.
Quả có mầu vàng, khối l−ợng 20 - 25 g/quả, hạt nhỏ, thịt giòn nh−ng hơi chua.
Mận cơm Lạng sơn
Là giống có nhu cầu rất thấp về độ lạnh, đ−ợc trồng phổ biến ở Lạng sơn. Thời gian ra hoa tr−ớc tết âm lịch, thu hoạch cuối tháng 3.
Quả có mầu vàng, khối l−ợng 10 - 15 g/quả, hạt nhỏ, thịt giòn nh−ng hơi chua.
Mận hậu
Giống có nhu cầu về độ lạnh hơn các giống địa ph−ơng khác, tr−ớc đây trồng nhiều ở Bắc Hà, M−ờng Kh−ơng, Sapa... tỉnh Lào Cai.
Quả khá to, từ 25 - 30 g/quả, khi chín quả vẫn có mầu xanh, hàm l−ợng đ−ờng cao, độ chua thấp nên quả rất ngọt. Nh−ợc điểm khi chín quả khá nhũn nên khó vận chuyển.
Mận Tam hoa
Mận Tam hoa hay còn gọi là mận Quảng Đông vì từ đây du nhập vào n−ớc ta. Thời kỳ đầu đ−ợc trồng tại nông tr−ờng Hoành Bồ, Quảng Ninh, hiện nay đ−ợc trồng rất phổ biến ở Bắc Hà- Lào Cai và Mộc Châu- Sơn La.
Cây có yêu cầu thấp về độ lạnh CU, sinh tr−ởng khoẻ, phân cành rất mạnh, ra hoa tháng 2, thu hoạch cuối tháng 5 đầu tháng 6.
Năng suất mận Tam hoa rất cao, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh tốt có thể đạt 30 - 35 tấn/ ha, khối l−ợng quả 20 – 30 g/quả, chất l−ợng quả khá, nh−ng khi chín quả nhũn khó vận chuyển.
Mận Tả van
Mận Tả van có nhiều tên gọi nh− mận tím, mận đỏ, mận máu,... trồng nhiều ở vùng Sapa - Lào Cai.
Thời gian ra hoa vào tháng 2, chín vào cuối tháng 6 đầu tháng 7. Quả chín có mầu tím đỏ, khối l−ợng quả nhỏ (15 g/quả), khá chua.
Mận Tả hoàng ly
Là giống có yêu cầu về đơn vị lạnh CU cao hơn các giống địa ph−ơng khác, đ−ợc trồng ở một số vùng cao của tỉnh Lào Cai.
Thời gian ra hoa vào đầu tháng 2, chín đầu tháng 7. Quả khá to (30 – 35 g/quả), mầu vàng. Là giống cho năng suất cao, nh−ng chất l−ợng kém, có nhiều vị chát.
Mận tím Bắc Hà
Là giống có yêu cầu về độ lạnh CU cao hơn các giống địa ph−ơng khác, đ−ợc trồng ở Bắc Hà của tỉnh Lào Cai.
Thời gian ra hoa vào đầu tháng 2, chín đầu tháng 7, quả khá to có mầu tím, khối l−ợng quả 30 – 35 gam/quả. chất l−ợng quả khá, do chín muộn th−ờng bán đ−ợc giá.
Các giống mận nhập nội
Mận Gulfbeauty
Là giống nhập nội vào n−ớc ta năm 2001, có yêu cầu về đơn vị lạnh thấp (150 CU), chín sớm, đang đ−ợc trồng thử nghiệm tại Mộc Châu – Sơn La, Bắc Hà và Sapa – Lào
Thời gian ra hoa vào đầu tháng 2, thu hoạch đầu tháng 5, chín sớm hơn mận Tam hoa 10 – 15 ngày, quả có màu tím đỏ, kích th−ớc quả trung bình (25 – 30 g/quả).
Mận Octoberblood
Nhập nội vào Việt nam năm 2001, có yêu đơn vị lạnh thấp (150 CU), là giống chín sớm, đang đ−ợc trồng thử nghiệm tại Mộc Châu – Sơn La, Bắc Hà – Lào Cai.
Thời gian ra hoa vào đầu tháng 2, thu hoạch đầu tháng 5, chín sớm hơn mận Tam hoa, kích th−ớc quả trung bình (25 – 30 g/quả) , quả và thịt quả màu tím đỏ.
Mận Unknown
Nhập nội vào Việt nam năm 2001, có yêu đơn vị lạnh thấp (150 CU), là giống chín sớm, đang đ−ợc trồng thử nghiệm tại Mộc Châu – Sơn La, Bắc Hà – Lào Cai.
Thời gian ra hoa vào đầu tháng 2, thu hoạch đầu tháng 5.
Quả màu tím đỏ, thịt quả màu vàng đậm, kích th−ớc quả trung bình (25 – 30 g/quả).
Mận Gulfgold và Rubenal
Nhập nội vào Việt nam năm 2002, có yêu đơn vị lạnh 300 CU, là giống chín chính vụ (muộn hơn giống Gulfbeauty), đang đ−ợc trồng thử nghiệm tại Mộc Châu – Sơn La.
Thời gian ra hoa giữa tháng 2, thu hoạch đầu tháng 6. Quả màu vàng, khối l−ợng quả khá (65 gam/quả).
Mận Blackember và Simka
Nhập nội vào n−ớc ta năm 1996, có yêu cầu trung bình cao về độ lạnh (>600 CU), chín muộn, thu hoạch cuối tháng 6 đầu tháng 7, thích hợp trồng ở các vùng có độ lạnh cao nh− Sapa – Lào Cai, Sìn Hồ – Lai Châu.
Thời gian ra hoa cuối tháng 2 đầu tháng 3, thu hoạch cuối tháng 6. Quả có màu tím đen, khối l−ợng quả lớn (60 – 80 gam/quả).
4.1.3. Thành phần giống hồng
Một số giống hồng địa ph−ơng
Theo phân nhóm quốc tế, tất cả các giống hồng địa ph−ơng hiện đang trồng phổ biến ngoài sản xuất ở n−ớc ta, kể cả các giống hồng ngâm (ngâm n−ớc khử chát) và hồng giấm (để chín nhũn mới ăn đ−ợc) đều thuộc nhóm hồng chát, có thể thuộc nhóm PCA (Pollination Constant Astringent).
Hồng Vĩnh Lạc còn gọi là hồng Lục Yên, có nguồn gốc tại xã Yên Lạc, huyện Lục Yên – Yên Bái, thuộc nhóm hồng ngâm. Cây sinh tr−ởng khoẻ, tán cây hình tháp, có khả năng thích ứng rộng, phát triển tốt trên đất đồi khô hạn. Khối l−ợng quả trung bình trên 90g/quả, quả thuôn dài, vỏ màu vàng sáng, thịt quả vàng đậm, không hạt, giòn và ngọt. Cây 8 -10 tuổi cho năng suất từ 60 – 100 kg/ cây, thời gian thu hoạch cuối tháng 9 đầu tháng 10.
HồngNhân Hậu
Thuộc nhóm hồng giấm, có khả năng thích ứng rộng, cây sinh tr−ởng khoẻ, lá to trung bình, mút lá nhọn, màu xanh đậm, mặt trên lá láng bóng. Năng suất và phẩm chất quả khá cao, khối l−ợng quả trung bình 200 -250 g/ quả, ít hạt, vỏ và thịt quả khi chín màu đỏ t−ơi, ngọt. Thời vụ thu hoạch vào tháng 10.
Hồng Sơn D−ơng
Có nguồn gốc từ xã Đông Lợi, huyện Sơn D−ơng, thuộc nhóm hồng giấm. Cây sinh tr−ởng khoẻ, tán cây hình tháp. Quả to, khối l−ợng quả trung bình trên 120g/quả, hình trứng không có khía, vỏ và thịt quả khi chín màu đỏ t−ơi, dễ bóc, thịt quả chắc ngọt, dễ sấy khô, không có hạt hoặc 1 - 2 hạt. Cây ghép sau 2 năm trồng bói quả. Cây tr−ởng thành 8 – 10 tuổi năng suất đạt 50 – 80 kg. Thời vụ thu hoạch vào tháng 11.
Hồng Đoàn Kết
Hồng Đoàn Kết có nhiều đặc điểm t−ơng tự nh− hồng Nhân Hậu, hiện nay trồng nhiều ở vùng Lục Ngạn – Bắc Giang, quả to hơi vuông, có 4 tai giả. Khối l−ợng trung bình 230 – 250 g/ quả.
Hồng Lạng Sơn
Là giống hồng ngâm, quả nhỏ hình trái tim, khối l−ợng trung bình khoảng 50-80 g, chất l−ợng tốt, thịt quả màu đỏ, giòn. Thời gian thu hoạch tháng 9, 10.
Hồng Hạc Trì
Là giống hồng ngâm, quả khá to, khối l−ợng quả trung bình đạt 100 – 150 g, chất l−ợng quả khá, thu hoạch vào tháng 10.
Hồng nhập nội
Có nguồn gốc từ Nhật Bản, đang đ−ợc trồng thử nghiệm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Quả dẹt, hơi vuông, khi chín quả màu vàng cam, thịt quả màu vàng sáng, giòn, không chát, bảo quản đ−ợc lâu.
Thời gian ra hoa cuối tháng 3. Hồng Jiro vụ thu hoạch vào giữa tháng 8, Fuyu thu hoạch đầu tháng 9. Đây là giống hồng thuộc nhóm không chát PCNA (Pollination Constant Non Astringent).