Điều tra thực trạng sản xuất mận, hồng, đào tại 7 tỉnh phía Bắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển cây ăn quả ôn đới (Mận, Hồng, Đào) chất lượng cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 170 - 171)

II. tài liệu n−ớc ngoà

1. Điều tra thực trạng sản xuất mận, hồng, đào tại 7 tỉnh phía Bắc

Cây ăn quả ôn đới gồm tất cả các chủng loại mận, hồng, đào, táo, lê,... trồng tập trung tại 7 tỉnh miền núi phía Bắc, đ−ợc phân bố tại các huyện có độ cao từ 600 – 1500 mét so với mực n−ớc biển. L−ợng m−a trung bình hàng năm khá cao từ 1700 mm – 3000 mm. Thời gian m−a nhiều tập trung vào thời kỳ quả chín tháng 6,7, 8. Ng−ợc lại thời kỳ quả lớn, cần n−ớc lại rơi và thời kỳ khô hạn (tháng 3, tháng 4 và tháng 5). ẩm độ không khí trung bình năm khá cao, trừ Lai châu có ẩm độ trung bình thấp nhất là 61 %. Các tỉnh khác đều có ẩm độ trung bình năm trên 80 %: Sơn La 81 %, Điện Biên 83 – 85 %, Bắc Cạn 84%, Cao bằng 80 %, Hà Giang 85 %, Lào Cai trên 80 % (cao nhất 90%, thấp nhất 75%). ẩm độ cao, ngoài tác động làm tăng quần thể sâu và nấm bệnh gây hại còn có tác động xấu đến quá trình ra hoa, thụ phấn và đậu quả.

Đất đai khá đa dạng, phổ biến 6 nhóm đất sau: đất xám Feralit (Ferralic Acrisols), đất xám mùn trên núi (Humic Acrisols), đất Feralit nâu đỏ (Rhodic Ferrasols), đất Feralit nâu vàng (Xanthis Ferrasols), đất mùn Feralit vàng đỏ (Humic Ferrasols), đất mùn Alit núi cao (Alisols) và đất mùn dốc tụ. Trong các loại đất trên, chỉ có đất mùn Alit núi cao (Alisols) và đất mùn dốc tụ không thích hợp cho phát triển CĂQ ôn đới, diện tích có tiềm năng cho chủng loại cây này khoảng 150 000 ha.

Những vùng thích nghi với sản xuất CĂQ ôn đới cũng là vùng xoá bỏ cây thuốc phiện, nơi duy nhất chỉ có thể trồng CĂQ ôn đới để xoá đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu, chống tái trồng cây thuốc phiện.

Hiện nay diện tích trồng CĂQ ôn đới trong 7 tỉnh thống kê đ−ợc trên 10 000 ha; nhiều vùng và nhiều loại cây không có số liệu; sản l−ợng hàng năm −ớc tính đạt khoảng100 000 tấn, trong đó tỉnh Sơn la có diện tích 4 937 ha, sản l−ợng 63 000 tấn; Lào cai có diện tích 3 668 ha, sản l−ợng 14 000 tấn.

đào Vân nam; Lê mắc cọc, lê Mắc lì, lê Đông Khê; hồng Nhân hậu, Hạc trì, Thạch Thất, Bảo Lâm, Lục Yên (đều là giống hồng chát).... Trong đó có một số giống bản địa quý hiếm ch−a đ−ợc đầu t− khai thác đúng mức nh− mận Tím, Trái tráng ly, đào Trâu... Cây mận Tam hoa đ−ợc trồng với diện tích lớn, khoảng 5 000 ha tập trung ở hai tỉnh Lào Cai và Sơn La, là nguồn thu nhập chính, góp phần xoá đói giảm nghèo cho ng−ời dân Mộc Châu và Bắc Hà, nh−ng thời gian thu hoạch ngắn, rất khó khăn cho tiêu thụ.

Vùng trồng CĂQ ôn đới là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, chỉ chú trọng mở rộng diện tích trồng, đầu t−

thấp, các v−ờn quả thoái hoá nhanh, chất l−ợng quả giảm, khó khăn cho tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển cây ăn quả ôn đới (Mận, Hồng, Đào) chất lượng cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 170 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)