2. Những nghiên cứu trong và ngoài n−ớc về hồng
2.4. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống hồng
Các n−ớc trồng hồng trên thế giới cũng đã xác định đ−ợc giống hồng thuộc loài kaki (Diospyros kaki) là gốc ghép thích hợp với nhiều giống hồng thuộc các nhóm PCNA (Pollination Constant Non Astringent), PVNA (Pollination Variant Non Astringent), PVA (Pollination Variant Astringent) và PCA (Pollination Constant Astringent). Nếu ghép trên gốc D. Lotus, năng suất rất thấp và trồng trên đất cát hoặc thành phần cơ giới nhẹ tuổi thọ của cây ngắn. Ng−ợc lại nếu ghép trên gốc D. virginiana, cây sinh tr−ởng khoẻ, năng suất cao nh−ng rễ ăn nông rất dễ bị tổn th−ơng do canh tác làm cỏ, xới xáo....
Theo đánh giá của Bellini, E, Khoa làm v−ờn tr−ờng Đại học tổng hợp Fiorentino, Italia thì kỹ thuật nhân giống ở Italia không tiên tiến vì cây gốc ghép vẫn sử dụng loài
lotus, ít khi dùng virginiana và kaki. Mật độ trồng th−a vì ch−a tạo đ−ợc gốc ghép lùn (Bellini E. , 1994).
ở Indonesia ng−ời ta nhân giống bằng rễ. ở các n−ớc ph−ơng Đông, các giống chọn lọc đ−ợc nhân giống bằng hạt hoặc ghép trên các gốc ghép dại hoặc cùng loài, hoặc loài gần gũi nh− D. lotus L. ở miền Đông n−ớc Mỹ, hồng đ−ợc ghép trên giống địa ph−ơng là
D. virginiana. Gốc ghép này có khả năng chịu lạnh tốt. Ng−ời trồng hồng ở California cho rằng gốc ghép tốt nhất là D.kaki, gốc D. lotus làm giảm năng suất. Hạt làm gốc ghép
ghép đ−ợc sử dụng là ghép kiểu vát nối ngọn (Whip-grafted), ghép nêm (cleft – grafting).
ở ấn Độ ghép nêm, tỷ lệ sống đạt 88,9%, trong khi ghép theo kiểu Whip-grafted và
tongue- grafting (ghép vát nối ngọn có ngạnh) vào thân chỉ đạt 73,4%. ở thung lũng Kulu
ấn Độ cành ghép đ−ợc ghép trên gốc ghép D. lotus 2 năm tuổi và đ−ợc phủ chỗ ghép
bằng đất đến khi mầm mắt ghép bật lên. Trạm nghiên cứu cây ăn quả Kandaghat cũng sử dụng D. lotus 2 năm tuổi làm gốc ghép cho giống Hachiya và ghép theo kiểu ghép mảnh vỏ (veneer) và tongue (ghép kiểu vát nối ngọn có ngạnh). Thời gian ghép từ cuối tháng 6 đến tuần thứ 3 của tháng 8, tỷ lệ sống đạt từ 80-100% (T.E. Crocker).
Nee Cheng Chu; Chou WeiYu; Chen ShihLueh - Khoa làm v−ờn tr−ờng Đại học Tổng Hợp quốc gia Chung - Hsing, Đài Loan đã dùng phế thải trồng nấm để làm hỗn hợp bầu để trồng gốc ghép hồng. Kết quả cho thấy chiều cao trung bình của giống hồng núi (D. oldhamii) trồng trong phế thải làm nấm là 96,5 cm so với trồng trong đất là 95,9 cm. Chiều cao trung bình của giống hồng Fuyu trồng trên phế thải nấm 36,9 cm so với trồng trên compost th−ơng mại là 37,3 cm, trồng trên đất chỉ đạt 20,6cm (Nee Cheng Chu; Chou Wei Yu; Chen Shih Lueh, 1994).
Theo T.E. Crocker, ở Florida hồng đ−ợc ghép trên giống địa ph−ơng (D. virginiana), gốc ghép này thích hợp với một số điều kiện, song có nh−ợc điểm là rễ cọc phát triển quá mạnh trong v−ờn −ơm nên khi đ−a trồng ngoài sản xuất cây dễ bị chết. D. kaki có nhiều rễ nhánh sử dụng làm gốc ghép tốt hơn nh−ng lại không có sẵn ở Florida.
Hạt gốc ghép đ−ợc ủ từng lớp trong cát từ năm tr−ớc, sau đó đ−ợc trồng ra v−ờn vào năm sau. Khi cây lớn bằng cây bút chì thì ghép với các giống cành ghép. Ph−ơng pháp ghép chủ yếu là ghép vát nối ngọn và ghép cành bên, ghép mắt có gỗ chỉ có kết quả khi ghép trong tháng 8 và tháng 9. Topworking cũng đ−ợc ng−ời dân sử dụng th−ờng xuyên (T.E. Crocker - Japanes Persimmon).
ở Việt Nam, một số vùng trồng hồng ng−ời dân vẫn sử dụng ph−ơng pháp nhân giống bằng chặn rễ và giâm rễ, tuy nhiên không phải là phổ biến. Nhân giống bằng ph−ơng pháp ghép đ−ợc nghiên cứu và áp dụng từ những năm 1970 ở Đà Lạt và đ−ợc nghiên cứu một cách toàn diện hơn vào những năm thập kỷ 80 của thế kỷ tr−ớc. Các tác giả Phạm Văn Côn (tr−ờng Đại Học Nông Nghiệp I) và Lê Đình Danh (Viện Nghiên cứu
Tổng hợp các kết quả của các công trình cho thấy các giống sử dụng làm gốc ghép chủ yếu thuộc loài kaki, nhóm hồng giấm, dạng quả tròn có nguồn gốc từ huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc. Gốc ghép này thích hợp với nhiều gống và trồng đ−ợc ở nhiều điều kiện đất đai khác nhau. Ph−ơng pháp ghép chủ yếu là ghép cành bên và ghép nêm nối ngọn. Ghép mắt có gỗ có đ−ợc sử dụng nh−ng chỉ ở thời vụ ghép sớm tháng 6 đến tháng 8. Thời vụ có thể ghép từ tháng 6 đến tháng 10 ở vùng đồng bằng và từ tháng 7 đến tháng 9 ở vùng miền núi. Một số giống hồng giấm khác thuộc loài kaki có dạng quả hình vuông hoặc hình thuôn cũng làm gốc ghép đ−ợc, song tỷ lệ sống và bật mầm của cành ghép thấp. Các kết quả nghiên cứu trên mặc dù khá đầy đủ song mới chỉ đ−ợc thực hiện chủ yếu trên các giống địa ph−ơng trong n−ớc, còn các giống mới nhập nội nh− Fuyu, Jiro,... ch−a có nghiên cứu nào về gốc ghép cũng nh− kỹ thuật nhân giống.