2. Những nghiên cứu trong và ngoài n−ớc về hồng
2.3. Giống và phân loại giống
Cây hồng (Diospyros kaki L) thuộc chi Diospyros, họ thị Ebenaceae, bộ thị
Ebenales.
Trong chi Diospyros có khoảng 190 loài, nh−ng chỉ có 4 loài đ−ợc trồng để lấy quả, đó là:
- Diospyros kaki Thund (L): nguồn gốc Trung Quốc, quả dùng để ăn t−ơi, sấy khô, làm gốc ghép.
- Diospyros lotus Linn: nguồn gốc Afganistan, quả dùng để ăn t−ơi, làm gốc ghép, thuốc nhuộm.
- Diospyros oleifera Cheng: nguồn gốc Trung Quốc, quả chủ yếu đ−ợc dùng làm thuốc nhuộm.
- Diospyros virginiana Linn: nguồn gốc Bắc Mỹ, quả dùng làm thuốc nhuộm và gốc ghép.
Trong 4 loài trên thì kaki là loài có hiệu quả kinh tế nhất và có nhiều giống đ−ợc trồng nhất. Theo Charls A. Brun, có thể chia các giống hồng làm hai loại chính là hồng chát (Astringent) và hồng không chát (Non-Astringent). Hồng không chát có thể ăn ngay khi quả vừa mới chín còn cứng vì nó đã mất chát tự nhiên; hồng chát bắt buộc phải giấm chín hoặc khử chát mới ăn đ−ợc. Sự hình thành vị chát và màu sắc thịt quả có sự khác nhau đáng kể phụ thuộc vào thời tiết và hoa có bị ảnh h−ởng của thụ phấn hay không. Ng−ời ta đã tìm thấy có 2 tác nhân ảnh h−ởng đến độ chát: một là do mức độ thụ phấn và hai là do l−ợng Ethanol sinh ra trong hạt và tích luỹ trong thịt quả. Hai là những quả biến đổi do thụ phấn có hàm l−ợng Ethanol cao và chất chát bị mất đi khi quả còn trên cây. Từ những nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu cây ăn quả của tr−ờng Đại học tổng hợp Kyoto Nhật Bản đã phân loại hồng thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: nhóm PCNA (Pollination Constant Non- Astringent) gồm những giống không chát và màu sắc thịt quả không biến đổi khi thụ phấn.
- Nhóm 2: nhóm PVNA (Pollination Variant Non- Astringent) gồm những giống không chát và màu sắc thịt quả biến đổi khi thụ phấn.
- Nhóm 3: nhóm PCA (Pollination Constant Astringent) gồm những giống chát và màu sắc thịt quả không biến đổi khi thụ phấn.
- Nhóm 4: nhóm PVA (Pollination Variant Astringent) gồm những giống chát và màu sắc thịt quả biến đổi khi thụ phấn.
ở trung quốc có tới 2000 giống, Nhật Bản có khoảng hơn 800 giống, trong đó có khoảng 100 loại đ−ợc coi là quan trọng. Các giống nổi trội là các giống Fuyu, Jiro, Gosho và Suruga thuộc nhóm không chát và các giống Hiratanenashi, Hachiya, Aizumishirazu, Yotsumizo và Yokono thuộc nhóm hồng chát (T.E. Crocker - Japanes Persimmon).
Theo Sato, A; Yamada, M - Trung tâm nghiên cứu hồng và nho thuộc Viện nghiên cứu khoa học quốc gia cây ăn quả Nhật Bản, các giống hồng chủ đạo cho phát triển hàng hoá ở Nhật Bản là Fuyu, Hirataneshaki và Jiro, chiếm 2/3 diện tích trồng hồng ở Nhật Bản. Fuyu là giống không chát và không biến đổi màu thịt quả khi thụ phấn (PCNA); quả to, giòn trung bình, nhiều n−ớc, dễ bị gẫy cuống, giữ đ−ợc phẩm chất lâu sau thu hoạch, là giống chín muộn. Giống Hirataneshaki là giống hồng thuộc nhóm hồng chát, dùng cho ăn t−ơi, quả to trung bình, thịt quả mềm, dễ tẩy chát, giữ đ−ợc chất l−ợng lâu sau thu hoạch, là giống chín trung bình. Giống Jiro cũng là giống thuộc nhóm không chát và không biến đổi màu thịt quả khi thụ phấn (PCNA), quả to, giòn trung bình, dễ bị gẫy cuống, giữ đ−ợc phẩm chất lâu sau thu hoạch, là giống chín muộn. Ngoài ra một số giống nh− Izu, Saijo, Nishimurawase, Atago, Tonewase,... cũng đ−ợc trồng khá phổ biến (Sato, A; Yamada, M , 2000).
Theo Leng Ping; Shancun Hong - Tr−ờng cao đẳng làm v−ờn thuộc tr−ờng Đại học tổng hợp Bắc Kinh – Trung Quốc, ở Nhật Bản có khoảng 400 giống hồng đ−ợc phân thành 4 nhóm gồm: nhóm hồng ngọt 13% số giống; nhóm bán ngọt chiếm 32%; nhóm hồng chát 44% và nhóm nửa chát chiếm 11% (Leng Ping; Shancun Hong, 2003).
Wen LenChie- Trung tâm di truyền thực vật quốc gia thuộc Viện Nghiên cứu Nông Nghiệp Đài Loan (TARI) cho biết một số giống th−ơng mại chính của Đài loan là Suzchou: giống giấm chín, Niouhsin: hồng giòn (crisp), Shihshih: hồng sấy khô (dry). Các giống Fuyu và Jiro là 2 giống chủ đạo thuộc nhóm không chát, không biến đổi khi thụ phấn (PCNA) đ−ợc trồng ở vùng có độ cao trung bình 600-1000m. Fuyu có khả năng thích ứng hẹp hơn Jiro - giống có khả năng trồng ở miền Trung Đài Loan có độ cao thấp hơn. Hai kiểu gen thuộc nhóm PCNA đ−ợc chọn lọc từ thế hệ con cháu của
Fuyu lai với một giống nào đó không rõ tên, biểu hiện có hoa đực và đã đ−ợc trồng ở miền Trung Đài Loan có độ cao thấp hơn từ khoảng năm 1940 (Wen Len Chie, 2000).
Theo Bellini, E. Giordani, E, v−ờn hồng đầu tiên ở Italy đ−ợc thành lập tại Salerno vào đầu năm 1900. Vùng Campania (gồm các tỉnh Naples, Salerno và caserta) có nhiều ng−ời sản xuất hồng nhất và hiện nay sản l−ợng hàng năm xấp xỉ 21.000 tấn, chiếm 50% sản l−ợng cả n−ớc ý. Hơn 60% sản l−ợng từ những v−ờn cũ là những v−ờn trồng lẫn lộn nhiều loài khác nhau, 40% còn lại là những v−ờn mới đ−ợc trồng với kỹ thuật hiện đại và tỷ lệ thích hợp. Giống đ−ợc trồng nhiều nhất là "Kaki Tipo", không chát, thịt quả biến đổi màu khi thụ phấn (PVNA), nếu có thụ phấn thì thịt quả có màu Vani (vanilla- coloured), không đ−ợc thụ phấn thì quả cần phải để chín kỹ (over ripening) hoặc phải khử chát mới ăn đ−ợc. Có một số giống địa ph−ơng có cả hoa đực và hoa cái có thể làm cây thụ phấn cho hồng Tipo (Bellini E. Giordani E. , 2001).
Nhìn chung các n−ớc trên thế giới đều sử dụng các giống thuộc nhóm không chát làm giống chủ đạo trong sản xuất hồng th−ơng mại, đặc biệt là trao đổi buôn bán quốc tế. Các giống hồng địa ph−ơng thuộc nhóm hồng chát đ−ợc sản xuất phục vụ tiêu thụ nội địa là chính và diện tích các giống này đang dần bị thu hẹp do bị thay thế bởi giống hồng không chát.
ở Việt Nam, theo Phạm Văn Côn (2000) có 3 loại hồng chính:
- Hồng lông (Diospyros tonkinensis Linn): phân bố rải rác ở khắp miền Bắc. Quả to, tròn hoặc hơi dẹt; khi còn xanh vỏ quả có phủ lớp lông tơ, nhiều chất nhờn và chấm đen. Phẩm chất loại này kém (có vị chát và hôi) nên không đ−ợc ng−ời tiêu dùng −a chuộng.
- Hồng cậy (Diospyros lotus Linn): xuất hiện rải rác ở các tỉnh phía Bắc. Quả tròn, dẹt, bé, trọng l−ợng chỉ 10g/quả, tr−ớc đây ng−ời dân th−ờng dùng lấy nhựa phất quạt.
- Hồng trơn (Diospyros kaki Thund (L): phát triển nhiều ở các tỉnh phía Bắc và Đà Lạt. Lá nhẵn, hình bầu dục hoặc elip, mặt trên lá màu xanh sẫm, mặt d−ới có lông màu xanh nhạt hoặc trắng. Cây sinh tr−ởng khỏe. Phẩm chất tùy thuộc vào giống.
Trong 3 loài trên chỉ có hồng trơn là có giá trị th−ơng mại cao. Loại này đ−ợc phân làm 2 nhóm dựa vào ph−ơng pháp khử chát là hồng giấm và hồng ngâm.
Hồng ngâm: chất chát (tanin) ở dạng dễ hòa tan, vì vậy hồng đ−ợc ngâm trong n−ớc sạch để tanin hòa tan vào n−ớc và không còn vị chát ngay trong trạng thái cứng.
Một số giống hồng ngâm phổ biến ở n−ớc ta nh− hồng Bảo Lâm – Lạng Sơn, hồng Quản Bạ - Hà Giang, hồng ngâm Lục Yên – Yên Bái, hồng Thạch Hà - Hà Tĩnh,...
Hồng giấm (đỏ): chất tanin thuộc dạng khó tan, nh−ng có thể chuyển thành nhiều chất khác (trong đó có đ−ờng, vì vậy làm tăng độ ngọt cho quả) thông qua quá trình tác động của nhiệt độ hoặc các chất làm chín (đốt h−ơng, đất đèn, ethylen...). Sau quá trình chín, hồng trở nên mềm và dễ bị tổn th−ơng, bởi vậy đòi hỏi cao về bao bì đóng gói và vận chuyển. Các giống hồng đỏ phổ biến ở n−ớc ta nh− hồng Thạch Thất, hồng Nhân Hậu, hồng Sơn D−ơng, hồng Đà Lạt....
Tóm lại tất cả các giống hồng ở n−ớc ta đều thuộc nhóm hồng chát, phải quả xử lý ngâm hoặc giấm mới có thể ăn đ−ợc, do vậy phát triển trồng hồng hàng hóa ngày nay cần đẩy mạnh hơn nữa việc trồng thử nghiệm các giống hồng không chát để thay thế giống hồng chát trong n−ớc.