Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống mận, hồng, đào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển cây ăn quả ôn đới (Mận, Hồng, Đào) chất lượng cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 39 - 41)

IV. Địa điểm, Nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu

3. Ph−ơng pháp nghiên cứu

3.4. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống mận, hồng, đào.

3.4.1. Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống mận, đào

- Gốc ghép là đào thóc địa ph−ơng (đ−ợc xác định làm gốc ghép thích hợp cho mận, đào).

+ Công thức 1: Kích cỡ bầu: 17 x 25 cm, đ−ờng kính bầu 10,8 cm, t−ơng đ−ơng 82 bầu/m2.

+ Công thức 2: Kích cỡ bầu 13 x18 cm, đ−ờng kính bầu 8,2 cm, t−ơng ứng với mật độ 148 bầu/m2.

+ Công thức 3: Trồng ngoài đất, theo luống, mật độ 0,1 x 0,2 m, t−ơng ứng với mật độ 50 cây/m2.

- Xác định nguyên liệu đóng bầu với 2 công thức:

+ Công thức 1: Cát vàng1/3 + phân chuồng1/3 + mùn c−a 1/3 + NPK 5%

+ Công thức 2: Đất màu nâu đỏ ở tầng canh tác +10% phân chuồng + 5% NPK. - Mắt ghép: Đào chín sớm Earlygrande, mận chín muộn Blackamber và Simka. - Ph−ơng pháp ghép với 2 công thức:

+ Ghép mắt nhỏ có gỗ.

+ Ghép áp đoạn cành (ghép phổ biến ở Lào cai). - Thời vụ ghép: mùa thu và mùa đông.

- Thử nghiệm nhân giống tại vùng nóng(Hà Nội, H−ng yên) và vùng mát(Mộc Châu- Sơn La, Sapa-Lào Cai, Ngân sơn-Bắc Kạn).

3.4.2. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống hồng Fuyu

Gốc ghép gồm 4 giống: hồng quả tròn Lạng Sơn, hồng quả dẹt Lạng Sơn, hồng Lập Thạch – Vĩnh Phúc và giống hồng mỏ chim (ở Đài Loan sử dụng làm gốc ghép cho hồng Fuyu). Giống Lập Thạch là giống thích hợp với nhiều giống địa ph−ơng trong n−ớc.

Cây gốc ghép đ−ợc ra ngôi trong bầu nhựa plastic đen, đ−ờng kính 14 cm, cao 28 cm; hỗn hợp bầu là 2/3 đất phù sa sông hồng + 1/3 phân hữu cơ hoai mục + 3kg lân sinh học/1m3 hỗn hợp.

Năm 2004 thí nghiệm đ−ợc tiến hành ở 2 điểm: Viện Nghiên cứu Rau Quả và xã Đức Vân - Ngân Sơn – Bắc Kạn.

Tại Viện Nghiên cứu Rau Quả, thí nghiệm bố trí với 12 tổ hợp ghép (4 giống gốc ghép, 3 giống cho mắt ghép Fuyu, Nhân Hậu và hồng địa ph−ơng Ngân Sơn (mắc tẩy – giống hồng ngâm không hạt).

Tại Ngân Sơn, thí nghiệm bố trí với 4 tổ hợp ghép (2 giống gốc ghép: hồng Lập Thạch và hồng Mỏ chim; 2 cành ghép: hồng Fuyu và hồng Ngân Sơn).

- Ph−ơng pháp ghép sử dụng là ghép mắt có gỗ và ghép đoạn cành nối ngọn.

Năm 2005, thí nghiệm chỉ tiến hành với 2 gốc ghép (giống hồng Lập Thạch và giống hồng Mỏ chim) và 2 cành ghép (hồng Fuyu và hồng Nhân Hậu).

- Thời vụ: 10 tháng 8; 20 tháng 8; 30 tháng 8 và 10 tháng 9.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển cây ăn quả ôn đới (Mận, Hồng, Đào) chất lượng cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 39 - 41)