Di tích văn hoá lịch sử

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 107 - 108)

Đây là tài sản vô giá của quốc gia và nhân loại, có khả năng thu hút đặc biệt khách du

lịch. Trên thế giới đến 1998. Hội Đồng di sản thế giới đã công nhận 582 di sản. Trong đó, 444 di sản văn hoá, 117 di sản thiên nhiên và 21 di sản hỗn hợp vừa văn hoá vừa tự nhiên. Ngày 1/12/1999 tại Ma Rốc, Hội Đồng di sản thế giới công nhận thêm 48 di sản nữa. Ở Việt Nam, đến năm 2007 có 7 di sản được công nhận là Cố đô Huế (1993), vịnh Hạ Long (1994), Tháp Chàm Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An (1999), Phong Nha-Kẻ Bàng (2003), gần đây là di sản Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế.

Di tích văn hoá - lịch sử là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa

đựng các giá trị điển hình do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Các di tích và thắng cảnh lại được chia ra các di tích văn hoá khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hoá nghệ thuật và các thắng cảnh. Ngoài di tích, còn phải kể đến các bảo tàng, bởi vì nó cũng có giá

trị thu hút khách du lịch. Cho đến 2003, cả nước có gần 4 vạn di tích các loại (trong số này có 2.715 di tích được Bộ văn hoá xếp hạng; được chia ra di tích lịch sử chiếm (51,2%); di tích kiến trúc nghệ thuật (44,2%); di tích khảo cổ (1,3%); thắng cảnh (3,3%).

Về viện bảo tàng, cả nước có 117 (trong đó, bảo tàng TW (6), bảo tàng thành phố (79),

bảo tàng chuyên ngành (32 thì có 24 thuộc lực lượng vũ trang). Tổng số hiện vật đang lưu giữ là 1.997.701, trong đó đã trưng bày 87.515 hiện vật, và 606.886 hiện vật đang được kiểm kê khoa học (có 489 trống đồng).

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 107 - 108)