Tình hình khai thác và sự phân bố ngành CNNL từ sau

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 50)

- Băng chuyền địa lý: dựa trên cơ sở sự khác biệt lãnh thổ về tự nhiên theo thời gian và

c. Tình hình khai thác và sự phân bố ngành CNNL từ sau

▪ Ngành khai thác than

Ngành công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, rồi đến Na Dương (Lạng Sơn), Đại Từ (Thái Nguyên) và Nông Sơn (Quảng Nam) qui mô nhỏ. Ngoài ra, còn khai thác một số mỏ nhỏ ở các địa phương.

Qui mô khai thác lớn nhất là Quảng Ninh. Tại đây có 3 trung tâm khai thác lớn nhất được xem là 3 tổng thể hoàn chỉnh nhất là Cẩm Phả, Hòn Gai và Uông Bí. Gắn với 3 trung tâm là hàng loạt các công ty và các xí nghiệp bổ trợ. Trong vùng có 7 nhà máy sàng tuyển, 6 nhà máy cơ khí cùng các xí nghiệp bổ trợ khác như (thăm dò, khảo sát, thiết kế, xây lắp, vật liệu mỏ, hoá chất, vận tải) và có 3 cảng chuyên dụng (Cửa Ông, Hòn Gai, Điền Công). Về LLLĐ là 75,0 vạn. Trong đó, 3.500 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học; có 1 Viện nghiên cứu và đào tạo, 2 trường trung cấp mỏ và 8 trường đào tạo CNKT.

Về sản lượng: Từ 1955 - 2002 khai thác được 250 triệu tấn than sạch (chủ yếu từ sau 1975). Phần lớn được tiêu thụ trong nước và 30% cho xuất khẩu. Năm 1995 xuất khẩu 2,82 triệu tấn (chiếm 33,6% sản lượng), đến 1996 là (XK 3,65 triệu tấn và 37,2%), 2002 là (xuất khẩu 6,0 triệu tấn và 37,7%), 2005 (xuất khẩu 17,98 triệu tấn và 52,76%)

Tình hình khai thác than từ sau 1975 ít nhiều có biến động. Thời kỳ 1975-1988 sản lượng tương đối ổn định ở mức 6 triệu tấn; Thời kỳ từ 1989-1990 sản lượng giảm mạnh do chưa thích nghi với cơ chế thị trường, từ 1995 trở đi, sản lượng than bắt đầu tăng mạnh. Đến năm 2008, sản lượng đã đạt 39,7 triệu tấn. Hình thức khai thác lộ thiên chiếm 65% sản lượng, 35% là khai thác hầm lò. Các mỏ khai thác lộ thiên là Hà Tu, Cao Sơn, Đèo Nai, Cọc Sáu, Núi Hồng, Na Dương, ưu điểm là năng suất cao, hạn chế là môi trường bị đảo lộn do phải bóc lớp đất đá thải ra gây ô nhiễm nguồn nước - không khí do bụi than. Các mỏ khai thác hầm lò là Mông Dương, Hà Lầm, Mạo Khê, Vàng Danh, Tân Lập (trong đó, các giếng lò đứng là Mông Dương, các giếng lò nghiêng là Hà Lầm, Mạo Khê, còn lại là lò bằng, hạn chế lớn nhất là năng suất thấp do chúng ta chưa có thiết bị hiện đại, vẫn là lao động thủ công, sử dụng nhiều gỗ chống lò (cứ khai thác được 1.000 tấn than cần 50 - 60m2 gỗ chống lò), tỉ lệ hao hụt còn rất lớn 40 - 50%.

Nhu cầu than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện tăng nhanh (ví dụ, nhà máy nhiệt điện Phả Lại I, Uông Bí, Ninh Bình tiêu thụ 2,5 triệu tấn/năm), chưa tính hàng loạt các nhà máy nhiệt điện đang hoạt động và xây dựng cùng với việc tăng nhanh của sản xuất xi măng, VLXD... cũng đòi hỏi nhiều về than. Với khả năng khai thác như hiện nay thì ngành than cần phải tìm kiếm thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để đảm bảo cân đối giữa cung & cầu. Bảng 3.5. Sản lượng than từ 1975 - 2008 (triệu tấn)

Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2008

+ CN khai thác dầu mỏ: Đây là ngành còn non trẻ. Năm 1986 khai thác tấn dầu đầu tiên,

nhưng từ đó đến nay ngành này đã trở thành ngành CNTĐ của đất nước. Quá trình tìm kiếm dầu- khí được tiến hành từ những năm 50 ở cả 2 miền. Theo dự báo thăm dò hiện nay, khu vực có trữ lượng lớn nhất là từ miền Trung vào đến Nam Bộ trên vùng thềm lục địa. Trên diện tích ~ 318.000km2 được điều tra bằng phương pháp địa vật lý đã xác định được 9.000km2 có triển vọng lớn, và khoảng 20 vạn km2 có triển vọng vừa và nhỏ. Bước đầu dự báo trữ lượng dầu mỏ có thể lên vài tỉ tấn và hàng trăm tỉ m3 khí đốt (Lê Quốc Sử, 1998).

Ở miền Bắc, từ 1954 Nhà nước đã quan tâm đặc biệt đến việc tìm kiếm dầu mỏ. Từ 1960- 1975 đã phát hiện mỏ khí đốt ở Tiền Hải (Thái Bình) tuy không lớn nhưng được coi là giai đoạn mở đầu cho ngành dầu - khí nước ta. Ở miền Nam, trong giai đoạn này cũng có tiến hành thăm dò ở vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nhưng chưa có kết quả cụ thể

Sau 1975, ngày 03/09/1975 Tổng cục dầu-khí được thành lập, sau đó Vietsopetro ra đời trên cơ sở Hiệp định liên Chính phủ ký kết năm 1981 và đã phát hiện nhiều địa điểm có dầu khí như có mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng và Rồng, tấn dầu đầu tiên (1986) được khai thác tại Bạch Hổ.

Sau đổi mới (1986), chúng ta tiếp tục ký kết với nhiều Công ty nước ngoài trong việc thăm dò, khai thác dầu-khí. Từ năm 1998 đến 1995, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã ký kết 29 hợp đồng với nhiều công ty lớn trên thế giới với tổng số vốn đầu tư là 1,5 tỉ USD. Nhiều mỏ mới đã phát hiện nhiều nhất là vào 1994-1995 (năm 1994 phát hiện các mỏ Hồng Ngọc, Phi Mã, Lan Đỏ, Lan Tây, Hướng Dương Bắc, Hướng Dương Nam, Rạng Đông; năm 1995 phát hiện mỏ Thanh Long và nhiều mỏ khác sau này). Mỏ Đại Hùng khai thác 1994 sản lượng 16 vạn tấn/năm. Đang khai thác các mỏ dầu-khí: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Lan Đỏ, Lan Tây, Nam Hồng Ngọc, Kewa và một số mỏ khí đốt ở bể trầm tích Thổ Chu-Mã Lai. Ngoài Vietsopetro thì các Công ty dầu khí của Ôtxtrâylia, Malaixia, Pháp, Nhật cũng đã ký kết hợp tác và đang bước vào khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa nước ta. Riêng tại Đồng bằng sông Hồng, Công ty dầu khí của Ôtxtrâylia đã khoan 2 giếng và tìm thấy dầu thô trong đá cácbônat trước tuổi đệ tam ở vùng trũng Hà Nội. (Tháng 10/2004 chúng ta đã tìm thấy dầu mỏ ở vùng biển Bắc Bộ, trữ lượng xác định ~ 800 triệu tấn, chuẩn bị khai thác). Trữ lượng dầu-khí theo dự báo khoảng 10 tỉ tấn, cho khai thác 4-5 tỉ tấn dầu (qui đổi) và 250-300 tỉ m3 khí.

Sản lượng khai thác dầu của nước ta tăng nhanh, năm 1986 là 4,0 vạn tấn, đến 2008 tăng lên > 14,9 triệu tấn (xuất khẩu 13,75 triệu tấn), Việt Nam là 1/44 nước trên thế giới có khai thác dầu và đứng hàng thứ 4 ở ĐNÁ về sản lượng.

+ Về khí đốt: Năm 1992, Vietsopetro xây dựng đường ống dẫn khí từ mỏ Bạch Hổ vào Bà

Rịa và tới tận Thủ Đức, dài 122,5km (1995 hoàn thành) cung cấp cho nhà máy điện Phú Mĩ 1 là 80 vạn m3 khí/năm (~ 800 tấn dầu), đến năm 1996 lượng khí đã tăng gấp đôi (~ 160 vạn m3). Tháng 11/2002, đã đưa vào hoạt động đường ống dẫn khí từ 2 mỏ Lan Đỏ và Lan Tây (bể trầm tích Nam Côn Sơn), đường ống có chiều dài 399 km, công suất thiết kế là 7 tỉ m3/năm. Trước mắt đưa vào đất liền 2,7 tỉ m3/năm, cung cấp khí đốt cho nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2, 3, 4.

Năm 1986 1990 1995 2000 2005 2008 Sản lượng 40,0 2700,0 7620,0 16291,0 18519,0 14904,0

+ Những hạn chế của ngành công nghiệp dầu - khí: Đây là ngành non trẻ cho nên mới

dừng lại ở việc xuất khẩu dầu thô, chưa có một cơ sở lọc dầu lớn (trừ một số cơ sở nhỏ như Cát Lái ở ngoại ô TP HCM công suất ~ 40.000tấn/năm). Một điều bất cập lớn là trong khi chúng ta nhập hầu như tất cả các sản phẩm về xăng-dầu, nhưng lại xuất khẩu toàn bộ dầu thô sản xuất ra, vì vậy cần xúc tiến xây dựng ngay các nhà máy lọc dầu, để hạn chế việc nhập khẩu và tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp hoá dầu. Tháng 01/1998, chúng ta khởi công xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Dung Quất, công suất 6,5 triệu tấn dầu thô (hoạt động 02/2009, chậm 7 năm theo kế hoạch), dự kiến sẽ xây dựng ở Nghi Sơn và một vài nơi khác...

▪ Công nghiệp điện lực. Hệ thống các nhà máy điện bao gồm thủy điện và nhiệt điện với

qui mô khác nhau được phân bố tương đối rộng rãi ở những khu vực có nhiều tiềm năng. Sau 1975, ngành này phát triển mạnh trên cơ sở mở rộng, nâng cấp các nhà máy hiện có và xây dựng mới hành loạt các nhà máy điện với công suất lớn. Về sản lượng điện, năm 1975 chỉ mới đạt 2,4 tỉ kw/h, năm 2000 là 26,6 tỉ kw và đến năm 2008 đã lên trên 72,0 tỉ kw/h. Về cơ cấu: thuỷ điện (3/4), nhiệt điện (16,8%), tuốc bin khí (7,8%), điêzen (2,7%), các nguồn khác (0.2%). Trong cơ cấu, thuỷ điện sẽ còn tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo.

Bảng 3.7. Sản lượng điện phát ra của cả nước thời kỳ 1975 - 2005 (triệu KW/h)

Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2008

Sản lượng 2428,0 3680,0 5230,0 8790,0 14655,0 26683,0 52078,0 72100,0

▪ Các nhà máy thuỷ điện

- Ở phía Bắc: Lớn nhất là nhà máy thuỷ điện Hoà Bình công suất 1.920MW (1979 -

1994), đây là “Công trình thế kỷ”của nước ta, công trình này tạo một hồ chứa dài 200km. Nhà máy nằm ở TX Hòa Bình trên sông Đà, cách Hà Nội 70km. Thuỷ điện Thác Bà (110MW), trên sông Chảy thuộc H.Yên Bình (Yên Bái), XD 1962-1970, nhà máy có 3 tuốc bin (công suất mỗi tuốc bin 38.000KW), đã tạo ra một hồ chứa nước có diện tích 23.400 ha (trong đó diện tích mặt nước 19.050 ha), phần còn lại là diện tích của 1.331 đảo lớn nhỏ với chiều dài 80km, rộng 8- 12km, có nơi sâu tới 42 m, là hồ lớn thứ 3 (sau hồ Hoà Bình và Dầu Tiếng). Đang XD thuỷ điện Na Hang (Tuyên Quang) 342 MW; Tạ Bú, Sơn La 2.400 MW, Bản Mai (Nghệ An) 320MW

- Ở phía Nam: có thuỷ điện Trị An (400MW) trên sông Đồng Nai nơi hội lưu với sông Bé

ngay trong địa bàn chiến khu D trước đây. Đa Nhim (160MW) lấy nước ở hồ Đơn Dương gần thành phố Đà Lạt, công trình này lợi dụng độ chênh của địa hình ở rìa cao nguyên. Hàm Thuận - Đa Mi (475MW) trên S.La Ngà (Bình Thuận). Thác Mơ (150MW) trên S.Bé (Tây Ninh). Vĩnh Sơn trên S.Côn (66MW). Sông Hinh trên sông Ba (70MW)...

- Ở Tây Nguyên, tiềm năng về thủy điện tập trung ở phía Tây 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai.

Thượng lưu sông Xê Xan có đến 6 khu vực có khả năng thủy điện, trong đó lớn nhất là thuỷ điện Yaly (720MW), khởi công xây dựng cuối 1995 trên sông Xê Xan, tổ máy số 1 phát điện cuối

Xê Xan 4, ở thượng lưu có Plây Krông, tổng công suất lên tới 1500MW. Trên dòng Srê Pôk có thuỷ điện Buôn Kuôp (280MW) khởi công 12/2003; Buôn Tua Srah (85MW) khởi công cuối 2004; Xrê Pôk 3 (137MW), Srê Pôk 4 (33MW), Đức Xuyên (58MW), Đ’rây H’linh mở rộng lên 28MW. Trên lưu vực sông Đồng Nai (ở Tây Nguyên) đang xây dựng thuỷ điện Đại Ninh

(300MW), Đồng Nai 3 (180MW), Đông Nai 4 (340MW), sẽ đi vào hoạt động từ 2008 đến 2010 Bảng 3.8. Một số nhà máy thuỷ điện hiện có (hoặc đang xây dựng) tính đến 2006.

Vùng Tên nhà máy Công suất(MW) Địa điểm Ghi chú

MN’TD PB’

Thác Bà 120 Sông Chảy Hoạt động 1970

Hoà Bình 1920 Sông Đà Hoạt động 1994

Na Hang 342 Sông Gâm

Đang xây dựng

Tạ Bú 2400 Sông Đà

Trung Bộ

Bản Vẽ 320 Sông Cả Đang xây dựng

Vĩnh Sơn 66 Sông Côn Hoạt động 1994

Sông Hinh 70 Sông Hinh Hoạt động 1999

Hàm Thuận - Đa Mi 475 Sông La Ngà Hoạt động 2000

Nam Bộ

Thác Mơ 150 Sông Bé Hoạt động 1994

Trị An 400 S.Đồng Nai Hoạt động 1988

Tây Nguyên

Đa Nhim 160 Lưu vực

S.ĐồngNai Hoạt động 1974 Đại Ninh 300 Lưu vực sông Đồng Nai 3 nhà máy này đang XD, dự kiến hoạt động vào 2008-2010 Đồng Nai 3 180 Đồng Nai 4 340

Yali 720 Sông Xê Xan Hoạt động 2002

Xê Xan 3 780 (tính cả Yali là 1500) Lưu vưc Sông XêXan Hoạt động 2006 Xê Xan 3A Đang xây dựng Xê Xan 4 Plây Krông Buôn Kuôp 280 Lưu vực

Sông XrêPôk Đang xây dựng

Buôn Tua Srah 85

Xrê Pôk 3 137

Xrê Pôk 4 33

Đức Xuyên 58

Đrây Hling 28

▪ Các nhà máy nhiệt điện

Ở phía Bắc: Nhiệt điện Phả Lại 1 công suất 440MW (hoàn thành 1986) và Phả Lại 2

công suất 600MW (2003), nằm gần khu mỏ Quảng Ninh nơi cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng, với TTCN Hà Nội thuộc loại lớn nhất của cả nước có nhu cầu về điện năng cho sản xuất & sinh hoạt rất lớn. Nhà máy điện Uông Bí - Quảng Ninh (150MW), đã nâng cấp lên 300MW, nhà máy nằm trên thị xã cùng tên ở rìa đông bằng châu thổ S.Hồng, phục vụ chủ yếu cho KCN khai thác than và cảng Hải Phòng. Nhiệt điện Ninh Bình (100MW) nằm ở khu vực núi Cánh Diều, phía Đông Nam châu thổ S.Hồng, phục vụ cho KCN của các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và nhu cầu tưới tiêu ở vùng trũng của đồng bằng. Nhiệt điện Cao Ngạn- Thái Nguyên (116MW). Na Dương

- Lạng Sơn (110MW). Trong kế hoạch sẽ xây dựng nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh) 600MW;

nhiệt điện Hà Tĩnh… Ngoài ra, còn có hàng chục nhà máy nhiệt điện công suất từ 100–200MW đang hoạt động ở nhiều tỉnh thuộc miền Bắc

Ở phía Nam. Các nhà máy điện phần lớn chạy bằng dầu FO tập trung xung quanh các TP

lớn như nhiệt điện. Thủ Đức (165MW), Hiệp Phước (375MW), Chợ Quán (53MW), Chợ Lớn (20MW)... đều ở quanh TP HCM, Trà Nóc - Cần Thơ (35MW). Các nhà máy lớn chạy bằng khí như Bà Rịa (328MW), Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (4164MW), Cà Mau (750MW) .

Ở Miền Trung: đang khởi công xây dựng nhiệt điện Hà Tĩnh (thuộc loại lớn hiện nay)

Bảng 3.9. Một số nhà máy nhiệt điện đã hoạt động và đang xây dựng Tên nhà

máy

Công suất

(MW) Địa điểm Tên nhà máy

C.Suất

(MW) Địa điểm

Phả lại 1 440 Hải Dương Phú Mĩ 1,2, ,4 4164 BRịa-VT

Phả Lại 2 600 Hải Dương Bà Rịa 328 BRịa-VT

Uông Bí 300 Q.Ninh Cà Mau 750 Cà Mau đang

xây dựng

Na Dương 110 Lạng Sơn Thủ Đức 165 Tp HCM

Cao Ngạn 116 Th.Nguyên Hiệp Phước 375

Ninh Bình 110 Ninh bình Chợ Quán 20

Cẩm Phả 600 (Dự kiến) Trà nóc 35 Tp Cần Thơ

Đã hình thành ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện và tự giải quyết trang thiết bị, tuốc bin cho các nhà máy thủy điện từ 0,4 - 250MW với áp lực cột nước từ 10 - 130m. Nhà máy công cụ số 1 Hà Nội đã chế tạo thành công tuốc bin nước 1.000KW cho các trạm thủy điện vừa như Bản Hoàng, Thông Gót (Cao Bằng); S.Cùng, Đại Quang, Duy Sơn 2, Phú Ninh (Quảng Nam); Hảo Sơn (Phú Yên); Ea Tiêu (Đắc Lắc)... Đã chế tạo các loại biến áp từ 3.500 - 10.000KVA. Đã thiết kế và xây dựng qui hoạch điều phối điện trên phạm vi cả nước, hình thành mạng lưới điện quốc gia thống nhất, khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng giữa các vùng.

Về mạng lưới điện: chúng ta đã XD đường dây tải điện 500kv1 và 2. Đường dây tải điện 500kv I Bắc - Nam dài 1.488km từ Hoà Bình – Plâycu - Đà Nẵng - Phú Lâm. Khởi công 5/4/1992 - 11/1994. Hàng năm đã chuyển tải khoảng 3,0 - 4,0 tỉ kwh điện cho miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ. Đây là công trình đồ sộ, với tổng số vốn 5.714 tỉ đồng, sử dụng 2,5 vạn lao động là kỹ sư, công nhân kĩ thuật (trong đó, có trên 100 kỹ sư giỏi được đào tạo ở nước ngoài). Công trình này bao gồm 3 bộ phận: Bộ phận đường dây đã sử dụng 2,6 vạn tấn dây điện; xây dựng 3.434 móng (~25 vạn m3 bê tông); dựng 3.434 cột (cột thấp nhất 18m, trung bình 42m, cột vượt cao 82m); sử dụng 6 vạn tấn thép. Bộ phận xây lắp đã xây 4 trạm biến thế lớn, trạm nâng thế đầu tiên ở Hoà Bình (220/500kv - 900MVA); Đà Nẵng (220/500kv - 450MVA); Plâycu (220/500kv - 450MVA) và cuối cùng là trạm hạ thế Phú Lâm (500KV/220KV - 900MVA). Bộ

phận kéo dây với chiều dài 1.488 km. Trong đó 300 km đi qua địa hình núi cao, 64 lần vượt sông.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w