CNCB’ sản phẩm trồng trọt: Bao gồm các ngành xay xát gạo và chế biến các loạ

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 69)

nguyên liệu khác thành đường, bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát, chè, thuốc lá, trong đó ngành xay xát gạo có qui mô lớn và phân bố rộng khắp.

+ Ngành công nghiệp xay xát phát triển mạnh mẽ và có tốc độ tăng trưởng tương đối

nhanh. Năm 1985, sản lượng gạo, ngô xay xát chỉ đạt 6,3 triệu tấn, thì đến 1990 đã tăng lên 8,0 triệu tấn, năm 1995 là 15,6 triệu tấn và năm 2005 tăng lên 29,62 triệu tấn. Hiện nay cả nước có trên 30 xí nghiệp xay xát quốc doanh qui mô lớn (không kể các trạm xay xát nhỏ). Ở miền Nam, các cơ sở này phân bố rộng khắp, song những xí nghiệp hiện đại tập trung ở TP HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp... Ở miền Bắc, lớn hơn cả là các nhà máy xay xát ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hàm Rồng (Thanh Hoá).

+ Công nghiệp đường mía cũng đã hình thành từ lâu với nguồn nguyên liệu dồi dào tại

chỗ. Năm 1995 cả nước có 22,48 vạn ha trồng mía, sản lượng mía cây 10,7 triệu tấn. Đến năm 2005, diện tích 28,8 vạn ha, sản lượng 16,7 triệu tấn mía cây. Các vùng nguyên liệu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và DH Nam Trung Bộ. Sản lượng đường (đường kính) năm 1985 là 46,6 ngàn tấn, đến 1995 tăng lên 93,0 ngàn tấn, năm 1999 là 208,4 ngàn tấn và năm 2005 là 1032,0 ngàn tấn. Vào đầu thế kỷ XXI này cả nước có 41 nhà máy đường, mạng lưới các nhà máy đường được phân bố rộng khắp từ Bắc-Nam (Việt Trì, Vạn Điểm, Sao Vàng, Sông Lam và nhiều nhà máy đường ở các tỉnh P.Nam). Vấn đề đặt ra đối với ngành mía đường hiện nay là đảm bảo cân đối giữa vùng nguyên liệu với CSCB’ để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.

+ Công nghiệp rượu, bia, nước ngọt phát triển với tốc độ nhanh do nhu cầu ngày càng

tăng của nhân dân. Về sản xuất bia, năm 1985 mới có ~ 86,6 ngàn lít, thì 10 năm sau (1995) sản lượng đã tăng lên 465,0 ngàn lít và năm 2005 là 1,46 triệu lít. Về sản xuất rượu: sản lượng rượu (rượu trắng, rượu mùi) năm 1985 là 35,3 triệu lít, năm 1995 là 51,37 triệu lít và năm 2005 là 221,09 triệu lít. Từ 2 trung tâm là Hà Nội và Sài Gòn trước đây, ngành rượu-bia-nước giải khát đã mở rộng sang các trung tâm khác như Thái Nguyên, Hạ Long, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng...hầu như tỉnh nào cũng có.

+ CNCB’ chè. Ngành chế biến chè tập trung chủ yếu ở TDMN’PB’. Ở miền Nam chỉ tập

trung ở 2 tỉnh là Gia Lai (với các XNCB' Bàu Cạn, Đắc Doa, Biển Hồ) và ở Lâm Đồng (Cầu Đất, Bảo Lộc). Sản lượng chè tăng khá nhanh, nhất là những năm gần đây. Năm 1985 (20.500 tấn), 1995 (24.239 tấn), năm 1999 (63.697 tấn), năm 2005 là (127.236 tấn), năm 2008 (200.147 tấn)

+ SX thuốc lá tập trung chủ yếu ở các TP lớn: Hà Nội, TP HCM và các Tp khác (Hải

Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt). Sản lượng có sự dao động, nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tăng, năm 1995 (2.147 tr.bao), 2005 (4.484,7 tr.bao), 2008 (4412,6 triệu bao)

+ Ngành CB' dầu thực vật gắn với cơ sở nguyên liệu từ sản phẩm của các cây có dầu như

ngày nay đa dạng hơn, đã đứng vững trên thị trường nội địa. Sản lượng dầu thực phẩm tăng nhanh, năm 1985 (19.125 tấn, năm 2005 (371.500 tấn), 2008 (642.500 tấn)

+ CB’ sản phẩm đồ hộp, rau quả phát triển mạnh ở các TP gần vùng nguyên liệu, phục vụ

nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sản lượng không thật ổn định (tuy có tăng), năm 1985 (12.800 tấn), 1995 (12.784 tấn), 1999 (13.868 tấn), năm 2005 (72.789 tấn), năm 2008 (89.298 tấn)

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w