Vai trò Du lịch, theo “Pháp lệnh du lịch” do Chủ tịch nước ta kí 20/02/1999: “Du lịch

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 102 - 103)

- Tình hình phát triển: Đường hàng không ở nước ta xuất hiện từ thời Pháp thuộc Năm

a. Vai trò Du lịch, theo “Pháp lệnh du lịch” do Chủ tịch nước ta kí 20/02/1999: “Du lịch

là hoạt động của con người ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình; nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”. (Điểm 1, Điều 10, trang 8). Du

lịch đã và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống VH - XH, nó phát triển mạnh mẽ như là một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước. Từ sau chiến tranh TG II (đặc biệt là từ 1950) trở lại đây, hoạt động du lịch trên TG trở nên rất nhộn nhịp. Năm 1950, số khách du lịch quốc tế ~ 25,3 triệu, doanh thu 2,4 tỉ USD. Năm 1990, số khách du lịch đã tăng lên ~ 454,9 triệu và doanh thu trên 255,0 tỉ USD. Gần đây tốc độ tăng trưởng có chững lại chút ít, nhưng năm 2001 gẫn đạt 693,0 triệu khách với doanh thu ~ 462,2 tỉ USD.

Trong nền kinh tế và đời sống xã hội, du lịch có vai trò rất quan trọng: Trước hết, nó góp

phần làm tăng sản phẩm trong nước (người ta coi đây là ngành có đóng góp hàng đầu cho nền kinh tế), ví dụ, năm 2001, TSP của ngành du lịch trên thế giới đạt 3.400 tỉ USD, chiếm 10,2% GNP toàn cầu, lôi cuốn ~ 203 triệu lao động (10,6% LLLĐ thế giới). Tạo thêm việc làm cho người lao động. Là giấy thông hành của hoà bình. Góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá

dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên - xã hội (hiện nay, ở nước ta, ngành này đã thu hút ~ trên 150.000 lao động). Du lịch còn là “giấy thông hành của hòa bình”, là phương tiện để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Du lịch làm cho con người hiểu biết lẫn nhau, nắm vững hơn về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc. Du lịch còn góp phần khai thác, bảo tôn các di sản văn hóa và dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên, xã hội.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w