+ Tuyến chạy theo hướng Bắc - Nam
QL1A: Là tuyến quan trọng nhất, chạy từ Hữu nghị quan (Lạng Sơn) đến Cà Mau, dài trên
2.300 km. Tuyến này có ý nghĩa lớn cả về KT - XH và ANQP không chỉ trong nước và cả với các nước trong khu vực. Đoạn từ Hà Nội - Lạng Sơn, Nhà nước đầu tư 750 triệu đồng để nâng cấp, với chiều dài 168km (trong đó làm mới 51km). Đoạn Hà Nội - Vinh cải tạo và nâng cấp 278km. Đoạn Vinh - Đông Hà - Nha Trang (996km). Đoạn Nha Trang - TP HCM (450km). Xây dựng tuyến đường cao tốc (QL 22) từ TP HCM - cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) dài 80 km nối với đường xuyên Á (từ Trung Quốc - CPC). Như vậy, QL1A sẽ gắn kết với các vùng trong nước, đi qua các vùng giàu tài nguyên (khoáng sản, đồng bằng phì nhiêu), các TP, TTCN lớn, nối với các nước khác trên TG.
Đường HCM:QL15 từ Suối Rút (Hoà Bình) chạy qua vùng trung du của tỉnh Thanh Hoá
đến Quảng Trị nối với quốc lộ 14 ở TP Plâycu. QL 14 từ TP Plâycu chạy qua các tỉnh Tây Nguyên và điểm cuối ở thị trấn Chơn Thành (Bình Phước). Tuyến này chạy gần song song với QL1A ở phía Tây, đi qua các vùng giàu tài nguyên về lâm sản, cây công nghiệp, khoáng sản và nơi cư trú của nhiều dân tộc ít người, có ý nghĩa lớn về kinh tế và đặc biệt là QP.
QL13: TP HCM-Lộc Ninh-CPC rồi theo S.Mê Công lên Luông Phrabăng nối Viên Chăn.
+ Các tuyến chạy theo hướng Đông - Tây (hoặc Tây Bắc-Đông Nam)
▪ Ở Bắc Bộ có các tuyến đường chính sau
QL 2: Dài 316 km, là trục kinh tế - QP quan trọng từ Hà Nội - Vĩnh Yên - Việt Trì -
Tuyên Quang - Mèo Vạc (Hà Giang) - Bảo Lạc (Cao Bằng) lên tận cao nguyên Đồng Văn (đoạn từ Tuyên Quang - Lào Cai là đường QL70). Tuyến này cắt qua vùng giàu tài nguyên, các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày.
QL 3: (323 km), từ Hà Nội-Thái Nguyên-Bắc Cạn-Cao Bằng lên Thủy Khẩu (Cao Bằng)
sang Trung Quốc. Con đường xuyên qua vùng kim loại màu quan trọng của vùng Đông Bắc.
QL 4: (315km), chạy dọc biên giới Việt - Trung từ Mũi Ngọc-Móng Cái-Hải Ninh-Tiên
Yên-Lạng Sơn-Cao Bằng-Đồng Văn. Đây là con đường chiến lược của vùng biên giới P.Bắc.
QL 5: (103 km), nối Hà Nội - Hải Phòng (cắt qua QL18 ở Hải Dương - Chí Linh - Quảng
Ninh). QL 5là một huyết mạch quan trọng ở phía Bắc, cắt ngang qua tam giác tăng trưởng kinh tế P.Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Lưu lượng xe 3500 xe/ngày đêm, trong đó 15% là xe có trọng tải > 10 tấn. Đây là tuyến đường tốt nhất ở M.Bắc do Nhật Bản đã đầu tư nâng cấp đường này theo tiêu chuẩn cấp 1 đường đồng bằng với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ (riêng một vài cây số phía Hà Nội rộng 23m, 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ). Có 12 chiếc cầu khá hiện đại.
QL 6. (522km), là con đường gần như độc đạo đi miền núi Tây Bắc. Từ Hà Nội qua trung
tâm thủy điện Hòa Bình lên cao nguyên Mộc Châu vòng xuống Điện Biên đến Mường Khoa sang Lào. Đây là đường chiến lược KTế - QP quan trọng nhất của Tây Bắc.
QL 10.(169km), từ Quảng Yên (nơi gặp QL18) chạy song song với cạnh đáy của tam giác
châu thổ sông Hồng. Nối Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định. Tuyến này đi qua vùng lúa gạo, đông dân nhất của ĐBS Hồng. Trên tuyến này đã xây dựng xong cầu Tân Đệ nối 2 tỉnh Thái Bình - Nam Định (thông xe 01/2002).
QL 18 (dài 208 km), từ Nội Bài - Bắc Ninh - Phả Lại - Đông Triều - Uông Bí - TP Hạ
Long - Cẩm Phả - Tiên Yên - Móng Cái. Về phương diện kinh tế, đây và là tuyến hành lang quan trọng của vùng KTTĐPB' nối thủ đô với cảng Cái Lân. Chất lượng đường khá tốt.
▪ Ở Trung Bộ có các tuyến đường chính sau
QL 7: từ thị trấn Diễn Châu - Nậm Cắn; nối Xiêng Khoảng - Vinh - cảng Cửa Lò. Đây là
tuyến ra biển gần nhất của các tỉnh Đông Bắc Lào.
QL 8: từ TX Hồng Lĩnh đi cửa khẩu Cầu Treo sang Lào gặp QL 13 đi Viên Chăn.
QL 9: từ Đông Hà qua cửa khẩu Lao Bảo. Là cửa khẩu quan trọng hàng đầu nối Lào với
biển Đông. Tháng 11/1996 Chính phủ đã phê duyệt cho nâng cấp tuyến này, đến 09/1997 hoàn thành đủ cho 4 làn xe qua lại thuận lợi.
Ngoài ra, còn một số tuyến chạy theo hướng Đông - Tây: QL 217 từ Thanh Hoá qua biên
giới nối với Sầm Nưa (Lào). QL19 Qui Nhơn - Plâycu - Đức Cơ - CPC. Một số tuyến đường nối hai trục dọc QL1A - QL14 ở Duyên hải Nam Trung Bộ (QL 25, 26, 27, 28 .v.v.).
▪ Ở Nam Bộ (từ TP HCM) có các tuyến đường quan trọng sau
QL 20 (dài 300km), từ ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai) - Bảo Lộc (vùng chè, dâu tằm nổi
tiếng) - Đà Lạt, sau đó nối với QL 21 đi Buôn Ma Thuột. Tuyến này rất nhộn nhịp với các sản phẩm rau, quả, chè, cà phê và các dòng khách du lịch Lâm Đồng - TP HCM.
QL 51.Là tuyến xuyên suốt tam giác tăng trưởng TP HCM - Biên Hoà - Vũng Tàu. QL51
được cải tạo, mở rộng, nâng cấp thành đường cao tốc dài 170km. Tuyến này có cầu Cỏ May được XD lại dài 223m, có 9 nhịp.
Ngoài ra,còn có tuyến QL 22 từ TP HCM đi cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Tuyến từ thị
xã Tây Ninh qua cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh). Tuyến Bắc S.Tiền chạy ven bờ sông sang Cămpuchia. Tuyến Hà Tiên-Rạch Giá (Kiên Giang) chạy dọc biển rồi ngược lên vượt qua S.Hậu tới Vĩnh Long nối với các tuyến khác.
▪ Một số tuyến đường cao tốc: Thăng Long-Nội Bài 13,8 km, thiết kế hiện đại, nối Thăng
Long - sân bay QTế Nội Bài. Láng - Hoà Lạc, dài 30 km (vốn đầu tư 1.124 tỉ đồng). Nối thủ đô
với thành phố vệ tinh Hoà Lạc. Con đường này trước mắt nhằm khai thác vùng phụ cận Hà Nội, về lâu dài sẽ đầu tư phát triển khu vực Xuân Mai - Hoà Lạc - Ba Vì trở thành KCN kĩ thuật cao, là khu đô thị mới và du lịch phía Tây thủ đô. Nội Bài - Hải Phòng - Hạ Long, phục vụ cho du lịch
Hạ Long. TP HCM - Gò Dầu (Tây Ninh). Đường này xuất phát từ Thủ Thiêm nối với đường cao tốc Biên Hoà đi Vũng Tàu, phục vụ nhu cầu phát triển của TP HCM…
- Định hướng phát triển
▪ Đối với tuyến xuyên Việt: Nâng cấp toàn bộ tuyến QL1A từ biên giới Việt - Trung đến
Năm Căn. Xây dựng xa lộ Bắc - Nam chạy song song với QL1A ở phía Tây từ Hoà Lạc theo QL15 - QL14 - QL13 - TP Hồ Chí Minh.
▪ Đối với trục Đông-Tây: nối các cửa khẩu ở biên giới - cảng biển. Hình thành tuyến Cái Lân-Bắc Ninh-Hà Nội-Việt Trì-Yên Bái-Lào Cai. Nâng cấp các trục QL8, QL9, QL25, QL51.
▪ Đối với các vùng
Ở miền Bắc: Hình thành hành lang đường bộ trong tam giác tăng trưởng Bắc Bộ. Hoàn
thành tuyến Hà Nội - Hạ Long (4 làn xe) chạy song song với QL18 cũ. Nâng cấp QL10 và các tuyến không qua TP Hải Phòng. Tiếp tục cải tạo các tuyến QL 2, 3, 4A, 4B, 6, 21, 32, 70. Đối với thủ đô Hà Nội, cải tạo mạng lưới đường đô thị, mở rộng và xây dựng mới các tuyến vành đai, đường cửa ô, đường xuyên tâm.
Ở miền Trung: Tiếp tục nâng cấp QL1A; cải tạo QL15 nối QL14. Nghiên cứu thiết lập
tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua miền Trung, trước hết tập trung cho đoạn Huế - Đà Nẵng - Dung Quất với giải pháp xuyên đèo Hải Vân (6km). Nâng cấp các tuyến QL9 từ Quảng Trị - Savanakhet (Lào) - Mục Đa Hản (Thái Lan) và các tuyến hành lang Đông - Tây nối với Mianma. Tiếp tục cải tạo QL14B từ Đà Nẵng nối vào QL14 ở Bắc Kon Tum. Nâng cấp QL24 từ Quảng Ngãi - Kon Tum. Nâng cấp QL26 từ Ninh Hoà - Buôn Ma Thuột và các QL 19, 25, 27, 28, 29.
Ở miền Nam: Hoàn thành việc mở rộng và nâng cấp QL1A , QL51. Xây dựng đường cao
tốc từ Bình Dương nối QL 22 qua Đồng Nai đến Vũng Tàu (4 - 6 làn xe); Đường cao tốc TP HCM - Long Thành. Nâng cấp QL13, XD một số đoạn mới để nối với đường N1 (dọc biên giới từ Tây Ninh - Kiên Giang). Cải tạo QL 60 ở ven biển từ Tiền Giang - Cà Mau. Cải tạo đường đô thị, đường vành đai xanh, nút giao thông ở TP HCM.
● ĐƯỜNG SẮT
- Khái quát chung: Tổng chiều dài 2.632 km, mật độ 0,8km/100km2, thuộc loại cao sovới khu vực ĐNÁ. Toàn bộ hệ thống đường sắt có từ trước CM 8/45 được phục hồi và xây dựng với khu vực ĐNÁ. Toàn bộ hệ thống đường sắt có từ trước CM 8/45 được phục hồi và xây dựng lại. Riêng tuyến Tháp Chàm - Đà Lạt (48 km), Sài Gòn - Lộc Ninh (141) km và Sài Gòn - Mỹ Tho (71 km), hiện nay không SD. Trừ tuyến đường sắt Thống Nhất, còn lại hầu hết tập trung ở miền Bắc. Khoảng 84% tổng chiều dài đường sắt cả nước khổ rộng 1,0m, 7% đường có tiêu chuẩn quốc tế (1,435m), 9% là đường lồng (1,0m và 1,435m).
Tuyến đường sắt được XD đầu tiên ở ĐD và Việt Nam là Sài Gòn - Mỹ Tho dài 71km
(khởi công 1880 - 20/07/1885 hoàn thành). Pháp XD tuyến này nhằm vơ vét thóc gạo của ĐBSCL để xuất khẩu (tuyến này không tiếp tục mở đến miền Tây được do gặp 2 con sông lớn là S.Tiền và S.Hậu).
Ngày 04/10/1936:khai thông tuyến Xuyên Việt, dài 1.730 km (Hà Nội - Sài Gòn). Ngoài ra, một số tuyến đường nhánh cũng được XD như Diêu Trì - Qui Nhơn (15 km), Mường Mán - Phan Thiết (12 km), bến Đông Xo - Lộc Ninh (69 km) và Tháp Chàm - Đà Lạt với 3 đường ray song song (ở giữa là đường ray răng cưa) để leo dốc tới độ cao 1.550m (01/07/1914 - 08/12/1932). Các cầu lớn và đường hầm, lớn nhất là cầu Long Biên qua S.Hồng. Các hầm xuyên núi dài nhất là hầm xuyên đèo Cả 1.190m (giáp ranh Phú Yên-Khánh Hoà). Ở Hải Vân có 7 hầm (dài nhất là hầm Sen 562 m.)
Sau 1954: Ở miền Bắc mạng lưới đường sắt được khôi phục và phát triển. Tuy nhiên lại bị
chiến tranh phá hoại gây thiệt hại nhiều đoạn. Còn ở miền Nam ngành này bị suy thoái (năm 1954 chỉ khai thác 930 km/1.406 km; năm 1965 là 627 km và năm 1975 chỉ còn 77 km).
Sau 1975, khôi phục, cải tạo, nâng cấp, kết hợp với XD mới thêm một số đoạn. Ngày
4/12/1976 đường sắt Xuyên Việt đã sửa xong. Ngày 31/12/1976 khánh thành đường sắt thống nhất Hà Nội - TP HCM. Ngày 14/2/1996 tái khai thông tuyến đường sắt liên vận Việt - Trung.