Sản phẩm du lịch đặc trưng SP du lịch đặc trưng nhất của vùng là du lịch tham qua n nghỉ dưỡng ở ven biển và núi (á vùng Nam Trung Bộ; du lịch sông nước và du lịch sinh thái (á

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 124 - 131)

nghỉ dưỡng ở ven biển và núi (á vùng Nam Trung Bộ; du lịch sông nước và du lịch sinh thái (á vùng Nam Bộ). Các sản phẩm có thể khai thác là: Giao tiếp và phát triển KT - XH, hội nghị, hội chợ, triển lãm. Nghỉ dưỡng ven biển, hồ, trên núi, tham quan nghiên cứu khu rừng ngập mặn. Tham quan các di tích thời chống Mỹ. Tham quan nghiên cứu các di sản VH Chàm và các di sản tôn giáo khác. Du lịch sông nước, miệt vườn ở ĐBSCL. Du lịch, nghiên cứu vùng VH các dân tộc Tây Nguyên.

- Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu

+ Các khu vực tập trung cảnh quan nghỉ dưỡng

Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng ven biển ở khu vực từ Bình Định - Phú Yên - Khánh Hoà,

bao gồm các địa danh như Vũng Rô - Đại Lãnh - Văn Phong - Dốc Lết - Bãi Tiên - Đồng Đế - Nha Trang - Hòn Trũi. Ngoài ra, còn có các bãi biển như Ninh Chữ - Cà Ná (Ninh Thuận); Phước Hải - Long Hải - Vũng Tàu; Hòn Chông (Hà Tiên).

Cảnh quan nghỉ dưỡng núi đó là 3 bậc thềm của cao nguyên Lâm Đồng với trung tâm du

lịch Đà Lạt, tại đây có các cảnh quan hồ, núi, thác nước, hệ thống biệt thự đẹp, hồ Đankia, Suối Vàng, Lâm Viên, hồ Xuân Hương, Đa Thiện, Tuyền Lâm, sân Golf và Bảo Lộc (trung tâm dâu tằm); Hệ thống S.Đồng Nai; Rừng thuần chủng thông Đà Lạt. Các hồ: hồ Yaly (Gia Lai), Biển Hồ (Plâycu), Lắc (Đắc Lắc), Dầu Tiếng (Tây Ninh), Thác Mơ (Sông Bé), Trị An (Đồng Nai), Thị Nải (Qui Nhơn), và hệ thống hồ ở Đà Lạt.

Các công viên quốc gia: Nam Cát Tiên, Bù Đăng (Bình Dương, Bình Phước), Côn Đảo,

Phú Quốc, các sân chim (Bạc Liêu, Cà Mau), rừng thông (Đà Lạt.).

+ Các khu vực tập trung nhiều di tích. Bán đảo Phượng Hoàng (Qui Nhơn); Cam Ranh

(Kh.Hoà); sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận), Xuân Lộc (Đồng Nai); chiến khu D (Lâm Đồng, Tây Ninh); núi Bà Đen (Tây Ninh); dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi (TP HCM); Bạch Dinh (Vũng Tàu); Bến Tre đồng khởi, các khám ở Côn Đảo, TP HCM,.. Các tháp Chàm (Ninh Thuận, Bình Thuận), Tây Sơn (Bình Định), toà thánh Cao đài, Đền Bà (Tây Ninh), Chùa Bà, núi Sam, núi Sập, khu di tích Óc Eo Tri Tôn, Thoại Sơn (An Giang), quê Bác Tôn (Long Xuyên), kênh Xà No (Tiền Giang)...

+ Các trung tâm lưu trú chủ yếu. TT chính: TP HCM, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu. TT

phụ là Qui Nhơn, Cần Thơ.

- Một số khu du lịch tiêu biểu nhất

▪ Nha Trang. TP Nha Trang có diện tích 238 km2, nằm trên QL1A và tuyến đường sắt TN. Đầu mối của QL21-Buôn Ma Thuột sang Crachiê (CPC) và lên Đà Lạt. TP nằm bên vùng biển đẹp, giàu hải sản nhất cả nước, cách TP HCM 450km, cách Hà Nội 1.450km, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch phía Nam. Có 7 km đường bờ biển toàn là bãi tắm đẹp, nước trong xanh, bầu trời quanh năm xanh ngắt như vùng Địa Trung Hải. Chếch về phía Đông Nam của TP có 5 - 6 hòn đảo đứng chụm đầu vào nhau, lớn nhất là Hòn Tre (25 km2), có núi cao tới 460 m cách thành phố 3 km, ra đảo bằng thuyền máy mất ~ 20 phút (được mệnh danh là hòn đảo

ngọc). Từ đây ta sẽ nhìn ra khơi thấy có vài ba đảo nhỏ như hòn Cau, hòn Nón, và nhỏ nhất là

hòn Yến. Ngoài các danh lam thắng cảnh tự nhiên, Nha Trang còn lưu giữ nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị. Đi về P.Bắc có cầu Xóm Bóng (200m) soi mình trên dòng sông xanh, dưới chân là cù lao Bến Cá tấp nập ghe thuyền. Qua cầu Xóm Bóng, chếch về phía bên trái là tháp Chàm Pônaga cổ kính (còn gọi là Tháp Bà) đây là công trình độc đáo của người Chăm. Thành phố có Viện Hải dương học, thành cổ Nha Trang, khách có thể thăm suối Dầu và công trình thuỷ lợi suối Dầu, ở đây có nhiều cơ sở SX hàng thủ công mỹ nghệ (trạm khắc gỗ mun, cẩm lai, sơn mài, mây, tre, thêu ren và các sản phẩm lưu niệm của biển).... Trong số các di tích trên, thì tháp Chàm Pônaga là đáng lưu ý nhất. Nhóm tháp này được XD trên một quả đồi đá hoa cương (trước đây đứng trơ vơ giữa biển, nay đã dính vào đất liền, nằm bên bờ bắc của S.Cái - Nha Trang). Khu tháp Pônaga được XD trong nhiều thời kỳ, kéo dài từ TK thứ VII-XII. Những tháp đẹp nhất được XD vào năm 813 và 817, đến nay một số đã đổ nát chỉ còn 4 tháp nguyên vẹn; Trong đó, một tháp thờ thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo); một tháp thờ thần Gaxêna mình người, đầu voi (con trai thần Siva). Tháp lớn nhất là Pônaga (tháp Bà cao 23m), XD năm 817, thờ Pônaga (là nữ thần Uma - vợ thần Siva). Tháp Bà là ngọn tháp tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc Chàm, xây bằng gạch nung, hình tứ giác, trên có chóp tròn hình kim tự tháp. Trên cửa tháp có hình thần Siva bốn tay, cưỡi bò đực Nađin. Trong tháp có bàn thờ bằng đá, trên có tượng Pônaga mười tay, ngồi xếp bằng, đầu đội mũ hình bông sen. (Riêng mặt tượng làm bằng gỗ trầm đã bị quan Pháp lấy đi năm 1946), nay được thay bằng mặt tượng khác.

▪ Đà Lạt: Nằm trên cao nguyên tương đối bằng phẳng với độ cao 1.500m, gồm các mặt bằng lượn sóng, thoải, rộng được cấu tạo chủ yếu bằng đá phiến biến chất và đá granit. Năm 1893 Alêchxăng Yecsanh, một thầy thuốc 30 tuổi khi đi qua khu vực Lang Biang với những cánh rừng thông bạt ngàn đã lọt vào mắt Ông. Năm 1899, theo yêu cầu muốn tìm nơi XD khu nghỉ mát núi của toàn quyền ĐD Pôn Đume, ông đã giới thiệu khu rừng thông này. Vào cuối thế kỷ trước, giữa khu rừng quê hương của người Lạt và người Mạ đã mọc lên vài ngôi nhà gỗ - khai sinh cho TP tương lai. Đến 1911, toàn quyền Anbe Xarô mới quyết định cho lập khu nghỉ mát tại đây. Phong cảnh Đà Lạt hết sức ngoạn mục, do nằm trên độ cao khá lớn, TP quanh năm mát mẻ, nhiệt độ TB năm là 180C (tháng cao nhất không > 200C, thấp nhất không < 150C). Nếu lấy hồ Xuân Hương trong nội thành làm tâm, thì Đà Lạt có bán kính 15km với nhiều đối tượng cho khách tham quan du lịch, Đà Lạt là TP hồ với các hồ như Xuân Hương, Than Thở, Chiến Thắng, Đa Thiện... Mỗi hồ có một lịch sử, một tên gọi rất gợi cảm, như: Hồ Xuân Hương có hình mảnh trăng lưỡi liềm chếch theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, viền quanh hồ là con đường nhựa láng bóng tiếp nối của nhiều con đường khác từ các nơi trong TP đổ về, bao quanh hồ còn có những đồi thông kế tiếp

nhau. Thông cũng là nét riêng của Đà Lạt, người ta còn gọi Đà Lạt là TP trong rừng thông. Hồ Than Thở cách trung tâm 5km về P.Đông Bắc giữa rừng thông mênh mông, không gian ở đây rất yên tĩnh ngoài tiếng thông reo. Do độ chênh lệch của các bề mặt cao nguyên xếp tầng gây nên những bước hụt của các dòng chảy (sông, suối) khi chuyển từ bề mặt cao xuống bề mặt thấp đã tạo nên ở Đà Lạt hàng loạt các thác nước. Thác Cam Ly, nằm ngay trung tâm TP, cách hồ Xuân Hương 2km về P.Tây. Đi chếch về P.Tây Bắc 13 km là đến một vùng đẹp nổi tiếng: vùng Đankia với thác Angkrôet (nơi đây đang triển khai dự án du lịch Đankia-Suối Vàng với số vốn đầu tư lên tới vài trăm triệu USD). Trên QL20 từ Di Linh-Lâm Viên (trước khi vào TP) là một chùm 4 ngọn thác: Guga, Pôngua, Đa Tâm Ly, Pren. Thác Pren nằm ngay trên QL20 cao 13m, được coi là thác đẹp nhất trong chùm thác này. Đà Lạt còn là TP của các loài hoa (nhờ khí hậu và đất đai phù hợp), ở đây có 1.500 loài hoa được trồng ở các trang trại hoặc gia đình với các loài nổi tiếng như đỗ quyên, mimôda, cẩm tú cầu, hoa “xin đừng quên em” và hàng loạt các loại hoa lan. Hoa Đà Lạt không chỉ tôn vẻ đẹp cho TP mà còn là nguồn hàng XK quan trọng. Là thành phố du lịch, Đà Lạt có ưu thế của sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch tự nhiên với các di tích VH - lịch sử và dân tộc. Đà Lạt có ít nhất 3.000 biệt thự, mỗi biệt thự toạ lạc trong một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng với những nét kiến trúc riêng. Chính vì thế, Đà Lạt không lẫn với bất kỳ một thành phố nào khác. Tuy nhiên, Đà Lạt còn gặp không ít những khó khăn đó là sự xuống cấp của CSHT, CSVC-KT phục vụ khách du lịch; là sự suy thoái của tài nguyên, môi trường,... vấn đề đặt ra trước mắt cần phải làm còn rất lớn.

▪ Đảo Phú Quốc. Phú Quốc là đảo lớn nhất nước ta, diện tích 557 km2. Chiều dài 50km, nơi rộng nhất 30km, nơi hẹp nhất 15km. Tuy là đảo, nhưng địa hình ở đây lại rất đa dạng. Đảo có khu rừng nguyên sinh rộng lớn, ngay sau khu rừng là các làng chài Cây Dừa, Dương Đông, Cửa Cạn, Hàm Ninh. Khí hậu ôn hoà, mát mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển mạnh. Rừng Phú Quốc có nhiều tầng với các loại cây rất lớn như cây trầm hương (2 người ôm không xuể), cây lim vỏ xám đanh như vẩy đồng với độ cứng không kém gì sắt thép; các cây khác như kiền kiền, mun, quế... Quế Phú Quốc vỏ dày, có nhiều hương dầu. Bên cạnh rừng quế là vùng đồi thấp với đủ các loại cây khác như hồ tiêu, dừa, cà phê (tiêu Phú Quốc nổi tiếng cả nước, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng). Động vật trong rừng cũng rất đa dạng và hầu như không có thú dữ (trừ cá sấu sống từng đàn trong các vùng đầm lầy). Mật ong Phú Quốc cũng rất nổi tiếng, ngọt và thơm của mùi hương quế. Thị trấn Dương Đông nằm trên cửa sông cùng tên với nhiều nhà cửa, hàng quán xinh xắn. Chợ có nhiều nét phảng phất chợ Tây Nguyên pha lẫn nét riêng của chợ vùng duyên hải, hải đảo. Phú Quốc có bãi biển đẹp, tiêu biểu nhất là bãi Khem, bãi này rộng - dài vài km, hầu như vẫn còn ở dạng nguyên sơ, rất hấp dẫn khách du lịch. Bên cạnh cảnh quan núi- sông-rừng-biển, Phú Quốc còn là mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh chống xâm lược với tên tuổi của Nguyễn Trung Trực và các anh hùng vô danh. Tại đây còn là nơi giam cầm các chiến sỹ cách mạng (có lúc lên tới vài vạn tù chính trị), nhưng hiện nay các nhà tù Phú Quốc hầu như đã bị phá huỷ hoàn toàn; mặt khác, về cơ sở hạ tầng còn hạn chế cùng với sự xuống cấp của môi trường và nhất là tình trạng di cư tự do tới Phú Quốc đã và đang gây trở ngại lớn cho sự phát triển du lịch tại đảo này.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là tài nguyên du lịch ? Các loại tài nguyên du lịch ở nước ta.

2. Tại sao tài nguyên du lịch được coi là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch? Phân tích những thế mạnh và hạn chế cần khắc phục để phát triển du lịch của nước ta. Liên hệ với địa phương.

3. So sánh những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên và nhân văn trong phát triển du lịch giữa các vùng du lịch ở nước ta. Cần có những biện pháp nào để khắc phục những hạn chế đó.

4. Căn cứ vào bản đồ Du lịch Việt Nam, với tư cách như là một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu tuyến du lịch xuyên Việt (tài nguyên du lịch, các trung tâm du lịch trên tuyến này).

5. Sưu tầm tài liệu, viết báo cáo về hoạt động du lịch tại một khu du lịch tiêu biểu (...) ở nước ta hiện nay. Hướng phát triển.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Sơ lược các khu chế xuất được thành lập tại Việt Nam (tính đến 2006).

▪ Khu chế xuất Tân Thuận: (Thành lập 24/09/1991). Tân Thuận (Q7) được chọn là nơi thực hiện đồ án KCX đầu tiên ở nước ta. Dự kiến sẽ có ~ 300 xí nghiệp nước ngoài hoạt động. KCX này được thành lập đầu tiên, trước hết là do TP HCM có VTĐL rất thuận lợi, CSHT thuộc loại tốt nhất của cả nước (có sân bay quốc tế, cảng Bến Nghé, cảng Sài Gòn..., LLLĐ dồi dào có kĩ năng, kỹ xảo và tác phong công nghiệp; các dịch vụ văn hóa, thông tin... cũng rất nhanh nhạy. Vị trí: KCX Tân Thuận nằm ở phía Đông Bắc quận 7, cách trung tâm Tp HCM 4km, nằm gọn trong một bán đảo hình thành bởi khúc uốn của S.Sài Gòn (giới hạn từ kho 14 đến rạch Tắc Rối). Diện tích 300ha, địa hình ~ bằng phẳng, ở độ cao 0,8-1,6m, ba mặt Đông, Tây, Bắc giáp S.Sài gòn, mặt Tây Nam giáp tỉnh lộ 15. Có điều kiện thuận lợi về thương mại, ngay tại bờ Tây có cảng Bến Nghé, gần đó có cảng Sài Gòn và cảng sông Tân Thuận, ở cách sân bay Tân Sơn Nhất 10km, ở khu vực đông dân, nơi cung cấp nhân công dồi dào. Nằm trên địa bàn Tp HCM, KCX Tân Thuận tận dụng được ưu thế vốn có của Tp này về ĐKTN, Tp sẽ là nơi gia công hoặc tiêu thụ cho KCX các sản phẩm dệt, măy mặc, CB' cao su, CB' lâm sản, LT-TP, cơ khí chế tạo và sửa chữa lắp ráp điện tử, vi điện tử, VLXD... LLLĐ dồi dào, có tay nghề cao, Tp HCM có thể cung cấp đủ lao động cho KCX theo đúng ngành nghề và trình độ. Về hạ tầng cơ sở KCX ở đây khá tốt, thuận tiện cho giao thông vận tải. Do được một công ty liên doanh của Việt Nam và Đài Loan xây dựng, nên hệ thống CSHT của KCX có điều kiện hội nhập kinh nghiệm và kĩ thuật tiên tiến của một KCX hiện đại trên thế giới. Giao thông: KCX Tân Thuận có tuyến đường cao tốc được XD ở bên ngoài (dài 17,8km, rộng 60m, chi phí gần 50 triệu USD) nối liền KCX với QL1, đi qua 2 huyện Nhà Bè và Bình Chánh (với các trọng điểm vận chuyển đường sông của các tỉnh phía Nam), nối liền đường giao thông chính từ Bắc đến Nam. Hai bên đường sẽ XD 5 cụm CN vệ tinh cho KCX và dân cư với hệ thống GT hiện đại cho mỗi cụm. XD một bến tàu chuyên dùng, tàu trọng tải 1,0-2,0 vạn tấn cập bến được. Có hệ thống kho quá cảng hàng hải, hàng không. Điện: đã XD nhà máy điện Hiệp Phước (P.675MW) cung ứng đủ và ổn định cho KCX và vùng lân cận. Nước: Công ty Tân

Thuận đã XD một nhà máy nước ngọt (34.000m3/ngày), bảo đảm đủ nước cho SX và sinh hoạt của KCX. Bưu điện-

viễn thông: KCX sẽ phối hợp với Tp HCM xây dựng mạng lưới thông tin viễn thông hiện đại có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về thông tin liên lạc (trong và ngoài nước). Các công trình tiện ích: công trình thoát nước, để điều phòng hộ, nền đất được thiết kế kĩ thuật và XD hoàn chính, đảm bảo an toàn cho kiến trúc trong khu. Nhà máy xử lý nước thải và hệ thống ống dẫn nước thải từ nước sinh hoạt và CN có tính ô nhiễm thấp phù hợp với các nước đang phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong KCX có trồng cây xanh để tăng tính thẩm mĩ và chống ô nhiễm. Có các tiện nghi và tiện ích công cộng khác như trung tâm bảo vệ sức khỏe, vệ sinh, phòng chữa cháy, các nhà nghỉ tạm cho công nhân... phục vụ tốt cho các nhà đầu tư. Công ti Tân Thuận tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư qua việc tổ chức cung ứng các loại dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế: tư vấn đầu tư, tư vấn quản trị, kế toán và kiểm toán, tư vấn bảo hiểm, thiết kế và thi công XD, tư vấn về tuyển dụng và huấn luyện LĐ... KCX Tân Thuận ở vào vị trí thuận lợi cả về GTVT (thủy-bộ-hàng không). Các tiện nghi về điện, nước, bưu điện, viễn thông được quan tâm thực hiện cộng với các ưu đãi về thuế xuất nhập, thuế lợi tức... đã tạo cho KCX một lợi thế hiếm có khi kêu gọi đầu tư. Chỉ sau 1 năm (ngày khởi công XD), đã cấp 7 GP thành lập xí nghiệp trong KCX. Trong đó xí nghiệp Liên Minh đi vào hoạt động đầu tiên (thời gian làm thủ tục cho đến khi đi vào SX chỉ mất có trên 9 tháng) được xem như một điển hình về tốc độ thực hiện dự án đầu tư nước ngoài. Đến cuối 1996, đã có trên 100 xí nghiệp được cấp GP xây dựng và hàng chục xí nghiệp đã có sản phẩm xuất khẩu. các ngành xin đầu tư là dệt, may mặc, lắp ráp điện tử, bao bì, đồ chơi, CBTP, đồ da... Để tránh ô nhiễm

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 124 - 131)