Nội thương

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 98 - 99)

- Tình hình phát triển: Đường hàng không ở nước ta xuất hiện từ thời Pháp thuộc Năm

b. Nội thương

- Dưới thời phong kiến, hoạt động nội thương đã được đẩy mạnh. Vào thế kỉ XVI-XVII,

hoạt động này đã rất nhộn nhịp. Trong đó, có một số đô thị nổi tiếng cho đến nay vẫn còn nhắc đến như Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Gia Định (Sài Gòn)...

- Thời Pháp thuộc, bên cạnh các chợ quê, xuất hiện các chợ có qui mô lớn như Đồng

Xuân (Hà Nội), chợ Sắt (Hải Phòng), chợ Rồng (Nam Định), chợ Vinh (Nghệ An), chợ Đông Ba (Huế), chợ Bến Thành (Sài Gòn). Hoạt động này tuy thăng trầm lúc lên - lúc xuống, nhưng nó là điều kiện rất cần thiết để phục vụ cho đời sống và sản xuất xã hội

- Từ 1990 trở lại đây. Sau một thời gian khó khăn và khủng hoảng, nhờ tác động của các

chính sách vĩ mô (đặc biệt là sự thay đổi cơ chế quản lý) ngành đã tìm ra lối ra và phát triển mạnh. Sự phát triển này thể hiện ở tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng khá nhanh (1990 là ~ 19.031,2 tỉ đồng, năm 1998 tăng lên 180.500tỉ đồng (tăng ~ 9,5 lần) và đến năm 2002 là 272.793 tỉ đồng (gấp ~ 14,3 lần so với năm 1990).

- Tuy nhiên, hoạt động này diễn ra cũng không đều giữa các vùng lãnh thổ. Những vùng

có nền kinh tế phát triển hoạt động này tấp nập hơn (ngược lại); ví dụ: năm 2002: Tổng mức bán lẻ hàng hóa của Đông Nam Bộ chiếm 35,8% doanh số bán lẻ cả nước ĐB sông Cửu Long (19,5%), ĐB sông Hồng (19,0%); Thấp nhất là Tây Bắc (1,0%). Các tỉnh có tổng mức bán lẻ cao

nhất TP HCM (25,4% cả nước), Hà Nội (9,3%). Về thành phần kinh tế: tổng mức bán lẻ cao nhất là kinh tế ngoài QD (tập thể, tư nhân) chiếm 81,0%, đến kinh tế QD (17,2%) và khu vực kinh tế có vốn ĐTNN (1,8%). Vấn đề đặt ra là hoạt động của ngành còn phân tán, manh mún, hàng thật - hàng giả cùng tồn tại trên thị trường làm cho lợi ích của người kinh doanh và tiêu dùng chưa được bảo vệ đúng mức. Vì thế, trong tương lai, cần gắn chặt thương mại - tiêu dùng - sản xuất; đẩy mạnh phát triển thị trường thương mại nội địa thống nhất trên phạm vi cả nước. Hình thành các tập đoàn thương mại mà nòng cốt là kinh tế QD. Định hướng đến 2010, nội thương sẽ chiếm 3,7% giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ và 13,3% GDP.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w