Nhân tố kinh tế-xã hội (KT XH)

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 41)

- Băng chuyền địa lý: dựa trên cơ sở sự khác biệt lãnh thổ về tự nhiên theo thời gian và

b. Nhân tố kinh tế-xã hội (KT XH)

- Về cơ sở vật chất - kĩ thuật: Mặc dù nước ta, xây dựng và phát triển kinh tế từ điểm xuất

phát thấp lại chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài. Từ sau 1975 (nhất là sau đổi mới) hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho công nghiệp đã được kiện toàn và phát triển; Nền công nghiệp nước ta đã có được cơ sở vật chất - kĩ thuật nhất định (kể cả kết cấu hạ tầng phục vụ cho ngành như công nghiệp khai thác than, dầu, thuỷ điện, mạng lưới GTVT); Đã hình thành hàng loạt các ngành công nghiệp cơ bản như vật liệu, cơ khí... Cụ thể, năm 1997 cả nước có 617.805 cơ sở sản xuất công nghiệp (trong đó có 669 cơ sở sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) thì đến 12/2001 cả nước có 685.320 cơ sở sản xuất công nghiệp (trong đó có 1.449 cơ sở sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

- Về lực lượng lao động: SXCN đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình độ CMKT

và tay nghề cao thì ở nước ta còn rất hạn chế. Tuy vậy, nếu so với các ngành kinh tế khác, đội ngũ lao động CN tuy ít về số lượng nhưng lại tương đối tốt về chất lượng. Ví dụ, trong 2 ngành SXVC cơ bản (nông nghiệp & công nghiệp), năm 2002: tổng số lao động trong CN khai khoáng 23,6 vạn người, trong các ngành CN chế biến là 3,5 triệu người; lao động trong N-L-N là 25,6 triệu người. Về hàm lượng chất xám thì lao động có kĩ thuật trong CN-XD chiếm 34% tổng số lao động có kĩ thuật của cả nước; trong khi đó lao động có kĩ thuật trong nông nghiệp chỉ 14%.

Phân bố nguồn lao động (cả lao động có kỹ thuật) chưa hợp lý, tập trung chủ yếu ở các TP lớn và các trung tâm công nghiệp lớn.

- Về thị trường: trong nền kinh tế thị trường, thị trường là một trong những nhân tố quan

trọng nhất ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu các ngành công nghiệp. Trên thực tế, công nghiệp có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn, bởi vì công nghiệp cung cấp TLSX, trang thiết bị cho tất cả các ngành kinh tế; công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho mọi tầng lớp nhân dân. Nhưng công nghiệp của nước ta hiện đang đối mặt với thị trường ở ngay trong quá trình CNH’ và HĐH’ nền kinh tế. Trong đó, nông nghiệp - nông thôn là nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn nhất. Muốn vậy, cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông làm cho mọi thông tin cập nhật tới quảng đại quần chúng nhân dân; từ đó sẽ kích thích tiêu dùng của xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp hơn đối với công nghiệp. Đối với thị trường nước ngoài, việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, khu vực và với các nước láng giềng vừa tạo ra cơ hội mới nhưng cũng đặt ngành công nghiệp nước ta vào thế cạnh tranh, đòi hỏi các sản phẩm công nghiệp phải có chất lượng tốt, giá thành hạ và mẫu mã đẹp. Đây là một khó khăn lớn đối với ngành công nghiệp nước ta.

▪ Để phát triển CN chúng ta có nhiều thuận lợi: Việt Nam đã hội nhập với thị trường

đông dân, sức mua ngày càng tăng. Hoa Kỳ bỏ cấm vận đã mở rộng thêm phạm vi hoạt động kinh tế. Thị trường truyền thống (Nga, Đông Âu) đang có xu hướng ổn định và quay trở lại hợp tác bình đẳng sau một thời gian gián đoạn. Các thị trường khác được mở rộng một cách vững chắc. Đường lối đổi mới cùng chủ trương, chính sách của Nhà nước được ban hành đã khuyến khích phát triển CN. Chính sách mở cửa cùng với luật đầu tư ra đời đang tiếp tục được hoàn thiện đã có tác dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế trong đó có CN. Thị trường Việt Nam lại khá hấp dẫn và trở thành nơi thu hút mạnh vốn ĐTNN. Ví dụ (năm 1988), khi chúng ta có ĐTNN, thì 10 năm sau (1988-1998) công nghiệp đã thu hút 1.208 dự án (chiếm 48,5% số dự án ĐTNN). Đến năm 2002, công nghiệp đã thu hút 2.689 dự án (chiếm 60,7% tổng số dự án đầu tư). Công nghiệp dầu khí là ngành thu hút ĐTNN nhiều nhất. Ngoài ra, nguồn vốn ĐTNN cùng với một số công nghệ mới cũng đã được tăng cường trong các ngành như bưu chính - viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, lắp ráp ô tô-xe máy, hoá chất, CB' thực phẩm, SX HTD... Nhiều dự án đã có vai trò nhất định trong sự nghiệp CNH’ đất nước (xi măng Ching Fong, Nghi Sơn, Hoàng Mai, ô tô Mê Công...).

4.1.5. Đặc điểm phát triển công nghiệp ở nước ta

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w