CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch Do nằ mở giữa tuyến giao thông huyết mạch

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 118)

TBD và các cảng dọc ven biển trong nước, hàng hoá vận chuyển cho Lào đều thông qua cảng này. Ngày 01/04/1998, sân bay Đà Nẵng trở thành sân bay quốc tế, có thể tiếp nhận các loại máy bay hạng nặng như Boeng 747, đây là cửa ngõ thứ 3 đưa đón khách quốc tế. Ngoài ra còn có sân bay Phú Bài và một số sân bay quân sự cũ ở Quảng Trị và Quảng Ngãi có thể hỗ trợ cho 2 sân bay này trong hoạt động du lịch. Vùng có tuyến đường sắt Thống Nhất và QL 1A chạy dọc theo bờ biển, có QL9 qua cửa khẩu Lao Bảo sang Lào (cửa khẩu quốc tế 1993) rất thuận lợi cho việc đưa đón khách du lịch theo đường bộ từ Lào và Thái Lan sang. Về hệ thống điện vùng còn gặp nhiều khó khăn. Mạng lưới TTLL, viễn thông vẫn còn ở trình độ thấp. Việc cấp - thoát nước cho các khu du lịch còn nhiều bất cập. Như vậy so với các vùng du lịch khác trong cả nước, CSVC - KT của vùng còn ở tình độ thấp kém. Các cơ sở lưu trú như khách sạn phần lớn đều được cải tạo từ các cao ốc được xây dựng cho các mục đích khác như khách sạn Hương Giang, Phương Đông, Thái Bình Dương,... Hiện nay đã có một số khách sạn mới xây dựng tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng và Huế như khách sạn Tre Xanh (Đà Nẵng) cao 11 tầng, thuộc loại lớn nhất TP.

- Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng. Sản phẩm du lịch đặc trưng nhất là: du lịch

tham quan các di tích văn hoá - lịch sử kết hợp với du lịch biển; hang động và du lịch quá cảnh. Một số sản phẩm có thể khai thác: Tham quan nghiên cứu các di sản văn hoá truyền thống, như di sản văn hoá thời nhà Nguyễn (Huế), di sản văn hoá Chàm (Quảng Nam). Tham quan các di sản thời kì chống Mỹ (ở tất cả các tỉnh trong vùng). Nghỉ dưỡng, giải trí ở cảnh quan ven biển, hồ và núi, hang động. Tham quan vườn quốc gia, khu dự trữ tự nhiên. Các hình thức du lịch biển (ven biển, hải đảo).

- Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu

Các khu vực tập trung nhiều di tích văn hoá truyền thống: Di sản văn hoá thời Nguyễn ở

Huế và phụ cận như Cấm Thành; Các khu lăng tẩm, cảnh quan, tài nguyên nước khoáng xung quanh Huế, các di tích dọc sông Hương. Di sản văn hoá Chàm ở Mỹ Sơn (cố đô Chàm), kinh đô Trà Kiệu, Bảo tàng Chàm, đô thị cổ Hội An (cảng Chàm cũ) và các thành cổ ở Quảng trị, Đồng Hới... Các di sản văn hoá dân tộc ít người ở các huyện vùng cao A Lưới, Hiên, Giằng, Hương Hoá. Khu công giáo La Văng (Hải Lăng). Cụm đền, chùa Ngũ Hành Sơn.

Các khu cảnh quan nghỉ dưỡng, giải trí: Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển có các bãi tắm

Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô (Huế), Non Nước, Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cửa Tùng (Q.Trị), Đèo Ngang - Lý Hoà, bãi Đá nhảy (Q.Bình). Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng sông, hồ: phá Tam Giang, đầm Cầu Hai (Huế), hồ Phú Ninh (Quảng Nam), vịnh Nam Ô (Đà Nẵng), S.Hương (Huế), S.Hàn (Đà Nẵng). Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng núi: Bạch Mã (Huế), Bà Nà (Đà Nẵng), đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Lý Hoà, bán đảo Sơn Trà. Cảnh quan núi đá, hang động Phong Nha (Q.Bình).

Khu vực tập trung các di tích thời chống Mỹ: Cụm Vĩnh Mốc - Hiền Lương, địa đạo, di

tích ở ranh giới tạm thời giữa 2 miền trên sông Bến Hải (Quảng Trị). Cụm QL 9: Cửa Việt, sân bay Ái Tử, Cam Lộ, Khe Sanh, sân bay Tà Cơn (Quảng Trị), đường Hồ Chí Minh, nghĩa trang

Trường Sơn. Cầu Thạch Hãn, thành cổ Quảng Trị, cửa Thuận An, bán đảo Sơn Trà. Các sân bay Đà Nẵng, Nước Mặn, Chu Lai, Phú Bài...

Thành phố cổ: Huế, thành phố cảnh quan, bố cục rất hài hoà, có hệ thống các di tích thời

Nguyễn. Hội An: cảng Chàm cũ, đã được Nhà nước công nhận là thành phố cổ và là di sản văn hoá thế giới (ngày 01/12/1999).

- Các trung tâm lưu trú chủ yếu. Do yêu cầu liên kết trong hoạt động du lịch giữa Huế - Đà Nẵng; vùng có 2 trung tâm lưu trú chủ yếu là Huế và Đà Nẵng. Trung tâm phụ là Đông Hà, vì ở đây là đầu mối giao thông quan trọng với Lào sau khi sân bay Phú Bài được mở rộng.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 118)