Tình hình phát triển: Đường hàng không ở nước ta xuất hiện từ thời Pháp thuộc Năm

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 91)

1913 đã có chuyến bay đầu tiên từ Sài Gòn - Gò Công. Sân bay đầu tiên được XD là Tân Sơn Nhất, sau đó là Gia Lâm. Đến chiến tranh thế giới II, toàn bộ Đông Dương đã có sân bay đi lại giữa 3 nước. Trong chiến tranh chống Mỹ, mạng lưới sân bay khá phát triển: Ở miền Bắc có các sân bay Gia Lâm, Cát Bi, Đồ Sơn, Kiến An, Vinh, Đồng Hới, Lạng Sơn, Lào Cai, Tiên Yên, Nà Sản, Điện Biên... Ở miền Nam có tới 282 sân bay lớn - nhỏ như: Tân Sơn Nhất, Liên Khương, Phan Rang, Đà Nẵng Chu Lai, Phú Quốc, Phú Bài, Qui Nhơn, Tuy Hoà, Trà Nóc, Rạch Giá, Lộc Ninh, Côn đảo.v.v., phục vụ cho chiến tranh. Ngày 15/01/1956, ngành hàng không dân dụng Việt Nam được hình thành. Tháng 04/1993 thành lập Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines.

Cả nước có ~ 313 điểm gọi là sân bay, trong đó có 80 sân bay có khả năng hoạt động, đã đưa vào khai thác 21 sân bay với nhiều đường bay quốc tế và trong nước. Có 5 sân bay QTế (Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Bài và Hải Phòng)

Các đường bay trong nước khai thác dựa trên 3 đầu mối Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà

Nẵng: Từ Hà Nội đi: Đà Nẵng (606 km), TP HCM (1.138 km), Huế (549 km), Điện Biên (301 km), Nà Sản (145 km), Nha Trang (1.039 km), Vinh (261 km)... Từ TP HCM đi: Hà Nội, Buôn Ma Thuột (260 km), Nha Trang (318 km), Phú Quốc (300 km), Đà Lạt (214 km), Hải Phòng (1.111 km), Huế (630 km), Plâycu (384 km), Qui Nhơn (430 km), Tuy Hoà (381 km), Rạch Giá (125 km),... Từ Đà Nẵng: tới Buôn Ma Thuột (260 km), Đà Lạt (476 km), Hải Phòng (554 km), TP HCM (603 km), Nha Trang (436 km), Plâycu (227 km), Vinh (401 km),...

Các đường bay quốc tế, đường bay đầu tiên đi Trung Quốc (1956), Viên Chăn (1976),

Băng Cốc (1978), PhnômPênh (1979) và sau này là hàng loạt các nước khác … Từ Hà Nội đi: Băng Cốc (969 km), Đu Bai (5.158 km), Quảng Châu (797 km), Hồng Công (871 km), Xơun (2.730 km), Đài Bắc (1.661 km), Viên Chăn (485 km)... Từ TPHCM đi: Băng Cốc (742 km), Đu Bai (5.619 km), Hồng Công (1.509 km), Cao Hùng (1.961 km), Cualalămpơ (1.010 km), Menbơn

(6.708 km), Ôsaka (3.945 km), PhnômPênh (212 km), Xơun (2.952 km), Xingapo (1.095 km), Xitni (6.849 km), Đài Bắc (2.229 km), Viên (9.132 km), Zurich (9.718 km)...

Về số máy bay hiện có: 10 chiếc Airbus A320; 4 chiếc Boeing 767 - 300; 2 chiếc Fokker

70 và 6 chiếc ATR 72. Gần đây Vietnam Airlines đã mua thêm các máy bay hiện đại như Boeing 777 và ATR, (cuối năm 2008 đã đặt mua 14 chiếc ATR) nâng tổng số máy bay đang sử dụng lên khoảng 48 chiếc. Dự kiến vào năm 2010 sẽ là 73 chiếc.

Bảng 3.2. Mạng lưới sân bay phân bố theo các vùng (đến năm 2007).

Vùng Tổng

số

Đang hoạt động

Tên các sân bay đang hoạt động

Tây Bắc 3 2 Nà Sản (Lai Châu) và Điện Biên

Đông Bắc 10 0

Đồng bằng sông Hồng 3 3 Nội Bài,Gia Lâm (Hà Nội) và Cát Bi (Hải Phòng) Bắc Trung Bộ 11 3 Vinh (Nghệ An), Phú Bài (Huế), Đồng Hới Nam Trung Bộ 16 5 Đà Nẵng, Chu Lai, Tuy Hoà, Phù Cát (Bình

Định), Nha Trang, Cam Ranh (quân sự)

Tây Nguyên 14 3 Liên Khương, Plâycu , Buôn Ma Thuột

Đông Nam Bộ 9 4 Tân Sơn Nhất, Vũng Tàu (chuyên dụng), Biên Hoà (quân sự), Côn Đảo

Đồng bằng sông Cửu Long 12 4 Trà Nóc (Cần Thơ), Phú Quốc, Rạch Giá (Kiên Giang), Cà Mau

Các sân bay quan trọng: Tân Sơn Nhất, là sân bay lớn nhất của nước ta, có CSHT hiện

đại, dễ dàng hội nhập với khu vực và quốc tế. Được XD đầu thế kỷ XX, cách trung tâm TP 6 km về hướng Tây Bắc. Diện tích 1.400ha, là sân bay ra đời sớm nhất của nước ta và cả Đông Dương. Sân bay có ý nghĩa quan trọng đặc biệt không chỉ đối với vùng KTTĐPN, mà cho cả Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam Trung Bộ. Hàng ngày có ~ 100 chuyến bay (trong và ngoài nước). Có trên 25 hãng hàng không quốc tế đang khai thác các chuyến bay. Sân

bay Nội Bài cách trung tâm Hà Nội 30km về phía Bắc (ở huyện Sóc Sơn). Sân bay được khởi

công xây dựng từ 1/5/1960 với tính chất vừa là sân bay quốc tế, vừa là sân bay quân sự trong thời chiến. Hiện nay sân bay có vai trò quan trọng là cầu nối của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với các vùng trong nước và quốc tế. Sân bay Đà Nẵng là sân bay lớn nhất ở miền Trung, song về ý nghĩa kém hơn 2 sân bay trên. Nhưng với các tỉnh miền Trung thì đây là cửa ngõ quan trọng nhất để tiếp cận với bên ngoài.

- Định hướng phát triển

Tiếp tục mở rộng và hiện đại hoá các sân bay, để đạt 25 - 30 triệu hành khách và 26,0 vạn

tấn hàng hoá vào 2010.

Ở miền Bắc, đầu tư, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài để có thể chuyên chở 6,0 - 7,0 triệu

Biên. Phục hồi sân bay Cao Bằng, Hà Giang. Chuẩn bị điều kiện hình thành một sân bay quốc tế mới, hỗ trợ cho sân bay Nội Bài.

Ở miền Nam, hiện đại hoá sân bay Tân Sơn Nhất để có thể tiếp nhận 10,0 triệu hành

khách và 10,0 vạn tấn hàng hoá vào 2010. Dự kiến xây dựng sân bay Long Thành (Đồng Nai) hiện đại 6,0 triệu lượt hành khách. Mở rộng sân bay Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc, Côn Đảo.

Ở miền Trung, nâng cấp sân bay Đà Nẵng, đảm bảo khoảng 2,5 triệu lượt hành khách

(2010). Cải tạo sân bay Chu Lai phục vụ cho khu công nghiệp Dung Quất. Cải tạo sân bay Nha Trang (Khánh Hoà), Phù Cát (Bình Định), Đông Tác (Phú Yên), Plâycu, Huế, Vinh...

● ĐƯỜNG ỐNG

Ngành này chưa phát triển, ngoài hệ thống đường ống dẫn nước trong thành phố, trong kháng chiến chống Mỹ xuất hiện đường ống dẫn dầu và hiện nay là đường ống dẫn khí đốt.

Đường ống dẫn dầu đầu tiên ở nước ta là đường ống B12 (Bãi Cháy - Hạ Long), đường kính 273 mm và 159 mm dài 275 km, vận chuyển xăng - dầu vào ĐB sông Hồng, hoạt động từ những năm 60. Tháng 12/1993, để phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng khí ở Bà Rịa - Vũng Tàu và một số nhà máy điện khác. Chúng ta đã liên doanh với CH Triều Tiên XD đường ống dẫn khí đốt từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền (Bà Rịa - Vũng Tàu và Thủ Đức), dài 122,5 km (trên đất liền 16,5 km). Năm 1995 đã đưa vào đất liền ~80 vạn m3 khí, đến năm 1996 sản lượng khí sẽ tăng gấp đôi. Ngày 26/11/2002, chính thức đưa vào hoạt động đường ống dẫn khí từ 2 mỏ khí Lan Đỏ và Lan Tây (bể TT Nam Côn Sơn), chiều dài 399 km, cung cấp khí đốt cho nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ II, III. Dự kiến giai đoạn đầu sẽ đưa vào đất liền khoảng 2,7 tỉ m3/năm, sau khi ổn định sẽ đưa vào đất liền khoảng 7 tỉ m3/năm. Thời gian khai thác là 20 năm. Khi đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn đi vào hoạt động ổn, nguồn khí đốt cung cấp cho 3 nhà máy điện ở Phú Mỹ 2, 3, 4 công suất của 3 nhà máy điện này sẽ đạt 774 MW, trở thành nhà máy điện lớn thứ 2 của cả nước (sau Hoà Bình), cung cấp thêm 40% sản lượng điện cho cả nước. Tại tổ hợp khí - điện - đạm Phú Mỹ sẽ SX một lượng phân đạm khá lớn, đưa sản lượng phân đạm SX trong nước sẽ tăng thêm ~ 1/3. Dự kiến sau đó sẽ XD tiếp đường ống dẫn khí từ Phú Mĩ - Thủ Đức và một số nơi khác.

5.2.3. TÌNH HÌNH VÀ CƠ CẤU VẬN TẢI

a. Tình hình vận chuyển

Trong thời gian qua, cả khối lượng vận chuyển - luân chuyển đều tăng, đặc biệt từ sau đổi

mới. Tuy nhiên, mức độ tăng có khác nhau ít nhiều.

Vận chuyển hành khách tăng đều qua các năm, đặc biệt là trong những năm gần đây. Nếu như vào 1985 (trước đổi mới), khối lượng hành khách vận chuyển là 387,5 triệu lượt người, thì đến năm 2002 tăng lên 853,7 triệu lượt người (tăng ~2,2 lần), năm 2005 là 1.287,6 triệu lượt người (tăng 3,4 lần) so với 1985. Hành khách luân chuyển cũng tăng tương ứng là (13.486,9 triệu người/km và 39.388,6 triệu người/km, tăng 2,9 lần), năm 2005 là 54.629,6 triệu người/km (tăng 4,1 lần) so với 1985

Về hàng hoá: Vận chuyển hàng hóa tăng nhanh, năm 1985 là 53,68 triệu tấn thì đến năm

2002 là 241,0 triệu tấn, năm 2005 là 317,30 triệu tấn (tăng 5,9 lần so với 1985). Tương tự vậy, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng tương ứng là 12.710,2 triệu tấn/km (1985) và 56.431,7 triệu tấn/km (2002), năm 2005 là 79.992,1 triệu tấn/km (tăng 6,3 lần) so với 1985

B ng 5.3. V n chuy n hành khách và hàng hoá t 1990 - 2007.ả ậ ể ừ Hàng hoá Hành khách Vận chuyển (Ngàn tấn) Luân chuyển (Triệu tấn/km) Vận chuyển (Ngàn người) Luân chuyển (Triệu người/km) 1990 88414,9 17766,2 376,5 15252,4 1992 101715,5 20738,2 4489 17664,4 1994 120330,5 24072,9 525,4 21247,5 1996 151154,9 33029,1 607,4 26874,2 1998 178779,7 37262,7 691,3 29458,8 2000 206010,3 45469,8 761,7 33000,8 2002 241041,8 56431,7 853,7 39388,6 2004 295495,3 75015,4 1198,2 48756,1 2005 317308,8 79992,1 1287,6 54629,6 2007 596800,9 134883,0 1638,0 77358,6

b. Cơ cấu vận tải

Bảng 5.4. Cơ cấu khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá phân theo loại đường (%)

Loại đường 1995 2000 2005 2008 Hành khách Hàng hóa Hành khách Hàng hóa Hành khách Hàng hóa Hành khách Hàng hóa Đường sắt 1,56 3,21 1,28 2,80 0,95 1,91 0,63 1,30 Đường bộ 78,19 64,82 81,29 64,59 86,94 64,77 89,80 68,34 Đường sông 19,83 26,76 17,06 25,64 11,63 24,15 8,99 21,15 Đương biển 5,19 6,95 9,14 9,20 Đường hàng không 0,43 0,02 0,37 0,02 0,48 0,02 0,57 0,02 Bảng 5.5. Cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo loại đường (%)

Loại đường Hành1995 2000 2005 2008 khách Hàng hóa Hành khách Hàng hóa Hành khách Hàng hóa Hành khách Hàng hóa Đường sắt 8,85 5,66 9,86 3,51 7,91 2,93 5,90 2,23 Đường bộ 66,13 16,38 68,92 14,33 66,91 17,54 69,06 15,51 Đường sông 8,04 28,05 7,73 25,79 5,91 17,87 4,22 12,55 Đương biển 49,61 56,17 61,43 69,55 Đường hàng không 16,98 0,29 13,50 0,21 19,28 0,24 20,83 0,16

Vận tải hành khách: Đường bộ chiếm ưu thế cả về hành khách và hàng hoá, tiếp theo là

đường sông. Vận tải hàng hoá: xếp theo thứ tự là đường bộ - sông - biển - sắt - hàng không. Về

c. Các đầu mối giao thông chủ yếu

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w