1. Vai trò của ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Vai trò của ngành này thể hiện rất rõ trong cơ cấu bữa ăn của nhân dân (thực phẩm có
dinh dưỡng cao). Tiêu thụ BQ cả nước 14kg cá /người (thành thị 17kg, nông thôn 13 kg). Góp
phần tạo ra mặt hàng xuất khẩu quan trọng (năm 1995 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 621,4 triệu
USD, chiếm 11,4% tổng giá trị hàng xuất khẩu cả nước, đến năm 2000 tăng lên 1.478,5 triệu USD (10,1%), năm 2005 là 2.723,5 triệu USD (8,4%) và năm 2008 là 4.510,1 triệu USD (7,2%). Tốc độ tăng từ 1995 – 2008 là 7,3 lần (đứng hàng thứ 5 sau hàng dệt, may, dầu thô, giày dép, gạo). Thị trường được mở rộng tới 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, ngành này đã thu hút
3,1% số lao động có việc làm của cả nước (1,1 triệu lao động), bao gồm 45,0 vạn lao động làm
nghề đánh bắt, 56,0 vạn lao động làm nghề nuôi trồng và 6 vạn lao động trong lĩnh vực chế biến.
2. Tình hình phát triển2.1. Sản lượng thủy sản 2.1. Sản lượng thủy sản
Sản lượng thủy sản ở nước ta tăng khá nhanh. năm 1990 sản lượng đạt 890,6 ngàn tấn (khai thác 728,5 ngàn tấn, nuôi trồng 162,1 ngàn tấn), đến 1995 sản lượng là 1584,4 ngàn tấn (1195,3 ngàn tấn và 389,1 ngàn tấn). Năm 2008, sản lượng thủy sản tăng lên 4,60 triệu tấn (khai thác 2136,4 ngàn tấn, nuôi trồng 2465,6 ngàn tấn). Trong cơ cấu, thủy sản nuôi trồng tăng nhanh về tỉ trọng từ 18,2% (năm 1990) tăng lên 53,58% (năm 2008)
Sản lượng cao nhất là ĐB sông Cửu Long 2,70 triệu tấn (58,70% cả nước), DH Nam Trung Bộ (14,70% cả nước), ĐB sông Hồng (9,20%).
Bảng 3.15. Sản lượng thủy sản phân theo địa phương từ 1995 – 2008 (nghìn tấn)
1995 2000 2005 2008
Cả nước 1584,40 2250,5 3465,92 4602,03
Đồng bằng sông Hồng 110,30 194,00 324,38 424,79
Trung du và miền núi phía Bắc 40,20 55,10 98,81 133,31
Đông Bắc 37,04 51,10 91,13 122,70
Tây Bắc 3,18 4,0 7,67 10,61
Duyên hải miền Trung 448,08 627,81 871,57 985,56
Bắc Trung Bộ 108,71 164,87 247,71 309,31
Duyên hải Nam Trung Bộ 339,37 462,93 623,85 676,25
Tây Nguyên 8,90 10,28 14,58 18,43
Đông Nam Bộ 157,60 194,26 310,77 338,0
Đồng bằng sông Cửu Long 819,20 1169,0 1845,82 2701,9
2.2. Đánh bắt hải sản (chủ yếu là cá biển)
Tất cả các tỉnh ven biển đều có ngành khai thác phát triển đặc biệt phát triển mạnh ở DH Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Năm 2008, sản lượng cá biển của cả nước đạt 1,47 triệu tấn. ĐB sông
Cửu Long (38,15% cả nước), DH Nam Trung Bộ (30,42% cả nước), Đông Nam Bộ (14,30% cả nước). Các tỉnh dẫn đầu về khai thác cá biển vẫn là Kiên Giang (253,0 ngàn tấn), Bà Rịa - Vũng Tàu (199,1 ngàn), Cà Mau (101,3 ngàn tấn).
Bảng 3.16. Sản lượng cá biển phân theo vùng 1995, 2000, 2005 và 2008 (nghìn tấn)
Các vùng 1995 2000 2005 2008
Cả nước 722,1 1075,3 1.367,5 1.475,8
Đông Bắc (Quảng Ninh) 11,2 18,4 24,4 26,3
Đồng bằng sông Hồng 24,4 44,6 63,1 69,2
Bắc Trung Bộ 64,7 96,4 131,3 157,3
Duyên hải Nam Trung Bộ 231,2 329,7 420,4 448,9
Đông Nam Bộ 78,0 120,5 199,3 211,1
Đồng bằng sông Cửu Long 312,5 465,7 529,1 563,0
- Trong cơ cấu, cá biển chiếm tỉ trọng tuyệt đối (74,0%). Trong đó, cá nổi (53,2%), cá đáy
(36,3%); phần còn lại là tôm và mực (26,0%).
- Về phạm vi khai thác, thì 75 - 80% sản lượng khai thác ở ven bờ (tính đến độ sâu 30m), số còn lại 20 - 25% là ở độ sâu 30 - 50m và các vùng biển tương đối xa. Trong năm có 2 vụ đánh bắt chính: vụ Nam từ tháng 4 - 9 (55%) và vụ Bắc từ tháng 10 - 3 năm sau (45% sản lượng)
- Về ngư cụ: Đánh bắt bằng lưới kéo (kéo cá, tôm, te, xiệp) chiếm 27,5% sản lượng khai thác; Bằng lưới vó (vó ánh sáng, vó mành đèn, mành chà) 27%; Bằng lưới rê (rê thu, lưới quàng, lưới gộc, lưới the) 24,5%; Bằng lưới vây (xăm, rùng) 10%; Bằng lưới cố định (lưới đáy, lưới đăng) 6,8%; Bằng câu trực tiếp (câu vàng, câu tay) 4,2%.
Tình hình khai thác hải sản có nhiều biến động. Khó khăn nhất là thời kỳ 1976-1980, sản
lượng sa sút do thiếu nhiên liệu, phụ tùng thay thế, phương tiện đánh bắt và LLLĐ giảm. Sau đổi mới, nhờ thử nghiệm mô hình “ tự cân đối, tự trang trải” với động lực là xuất khẩu. Sản lượng bắt đầu tăng nhanh, nhưng cho đến 1995, ngư nghiệp vẫn còn trong tình trạng chậm phát triển, hiệu quả kinh tế thấp, sự bành trướng của tàu thuyền cỡ nhỏ làm cho nguồn lợi hải sản (nhất là ven bờ) bị suy giảm nhanh, nhiều vùng có nguy cơ cạn kiệt. Trước tình hình đó, Nhà nước đã tập trung đầu tư cho việc đóng mới và nâng cấp hàng trăm tàu thuyền đánh cá xa bờ, trang bị các phương tiện hiện đại, từ đó ngư nghiệp đã bắt đầu phát triển, hiệu quả kinh tế cao hơn
Bảng 3.17. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ và tổng công suất theo vùng từ 2000 - 2008
2000 2002 2005 2008 Số tàu (chiếc) (nghìn CV) Số tàu (chiếc) (nghìn CV) Số tàu (chiếc) (nghìn CV) Số tàu (chiếc) (nghìn CV) Cả nước 9766 1385,1 15988 1947,5 20537 2801,1 22529 3326,1 ĐB Sông Hồng 263 59,3 559 99,2 936 108.5 1020 111,8 DH miềnTrung 5965 36,3 8834 590,9 11052 853,5 12978 117,4 Đông Nam Bộ 112 905,9 2155 293.70 3033 437,1 2642 300,8 ĐB S.Cửu Long 3426 905871 4440 963.7 5516 1402,0 5889 1739,5
- Ngư trường vùng vịnh Bắc Bộ: Nguồn lợi khá phong phú, độ sâu trung bình 50m, có
nhiều đảo lớn như Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Trữ lượng chiếm ~ 24,9% cả nước. Khả năng cho khai thác 32,5 vạn tấn/năm (49,2% cá nổi, 50,8% cá đáy). Tuy nhiên, mới khai thác 35,5% (11,4 vạn tấn). Phương tiện đánh bắt chủ yếu là các tàu thuyền công suất nhỏ. Việc đánh bắt bằng các phương tiện trên đã làm cho nguồn hải sản ven bờ suy giảm nhanh, nhiều dấu hiệu cho thấy đã khai thác quá mức. Vì vậy phải vươn ra ngoài khơi, nhưng lại gặp khó khăn trong việc trang bị các tàu có công suất lớn, vốn đầu tư vượt quá khả năng của ngư dân.
- Ngư trường vùng biển Trung Bộ: do thềm lục địa hẹp, nên hầu hết việc khai thác lại tập
trung ở ven bờ. Tiềm năng ở đây hạn chế hơn, khả năng khai thác hàng năm chỉ đạt 24,0 vạn tấn (cá nổi 83,3% và cá đáy 16,7%), chiếm 18,4% trữ lượng cả nước. Sản lượng đánh bắt mới đạt khoảng 83% của khả năng cho phép (gần 20,0 vạn tấn).
- Ngư trường vùng biển Đông Nam Bộ: Giàu tiềm năng nhất với phần lớn diện tích ở độ
sâu dưới 60m. Trữ lượng khai thác có thể đạt 49,0 vạn tấn/năm (42,9% cá nổi và 57,1% cá đáy), chiếm 37,5% trữ lượng cả nước. Sản lượng khai thác hiện nay đạt 40,1 vạn tấn (đạt 82,3% của khả năng cho phép). Tốc độ gia tăng hàng năm ~ 9,2%.
- Ngư trường vùng biển Tây Nam Bộ: độ sâu TB là 50m, thềm lục địa rộng (chiếm 19,2%
trữ lượng cả nước). Khả năng khai thác 25,0 vạn tấn (52% cá nổi và 48% cá đáy). Sản lượng đánh bắt là 21,3 vạn tấn, đạt 83,5% khả năng cho phép. Tốc độ 9,5%/năm cao nhất cả nước.
2.3. Nuôi trồng thủy sản
▪ Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nuôi trồng thủy sản liên quan chặt chẽ với diện tích mặt nước, diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản liên tục tăng. Năm 1987 cả nước mới có 249,0 ngàn ha, thì đến 1995 tăng lên 453,6 ngàn ha, năm 2005 là 952,6 ngàn ha và năm 2008 là 1.052,6 nghìn ha; ĐB sông Cửu Long (71,5% diện tích cả nước), Đồng bằng sông Hồng (9,7%). Các tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất: Cà Mau (293,2 ngàn ha – 27,9% cả nước), Bạc Liêu (125,6 ngàn ha – 12,0%), Kiên Giang (134,6 ngàn ha – 12,8%).
Bảng 3.18. Diện tích mặt nước và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của các vùng từ 1995 - 2008 Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn)
1995 1999 2005 2008 1995 1999 2005 2008 Cả nước 453,60 524,60 952,60 1052,6 389,07 480,77 1477,9 8 2465,6 ĐB sông Hồng 58,80 66,80 89,20 121,2 53,38 96,99 215,10 322,14 MN-TDPB’ 26,10 32,30 49,70 37,9 13,61 20,07 57,17 50,16 DH miền Trung 41,20 52,00 73,70 77,9 23,47 37,10 114,42 155,31 Tây Nguyên 4,20 4,70 8,30 10,7 4,41 6,32 11,34 15,02 Đông Nam Bộ 33,90 35,90 51,80 52,7 27,67 25,18 78,14 84,37 ĐB S.Cửu Long 289,40 332,90 680,20 572,2 266,98 295,10 1002,8 1 1838,6 ▪ Về sản lượng
- Nuôi trồng (cá, tôm, nhuyễn thể, rong biển nước ngọt, lợ, mặn) năm 2008 cả nước là
2,46 triệu tấn; ĐB sông Cửu Long 74,6%, ĐB sông Hồng 13,1% cả nước. Cao nhất là An Giang (315,44 ngàn tấn – 12,80% cả nước), Đồng Tháp (281,33 ngàn tấn – 11,4%), Cần Thơ (181,74 ngàn tấn), Cà Mau (174,47 ngàn tấn), Bến Tre (157,0 ngàn tấn) .
- Sản lượng cá nuôi cả nước 1,86 triệu tấn; ĐB sông Cửu Long chiếm 76,16% cả nước, ĐB sông Hồng 13,10%. Cao nhất là An Giang (313,7 ngàn tấn), Đồng Tháp (279,65 ngàn tấn), Cần Thơ (181,65 ngàn tấn), Bến Tre (117,45 ngàn tấn)
- Sản lượng tôm nuôi của cả nước 388,35 ngàn tấn. ĐB sông Cửu Long (79,0% cả nước), DH Nam Trung Bộ (9,65%); các tỉnh có sản lượng cao nhất là Cà Mau (94,2 ngàn tấn - 24,28% của cả nước), Bạc Liêu (63,98 ngàn tân – 16,48%), Sóc Trăng (58,79 ngàn tấn – 15,14%).
Gần đây, nghề nuôi tôm đang phát triển khá mạnh (chủ yếu là tôm nước lợ) do nhu cầu xuất khẩu lớn, tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế. Nuôi tôm nước lợ thích hợp nhất là ở các tỉnh phía nam có thể khai thác 2 - 3 vụ/năm (phía bắc chỉ khai thác được 1 vụ/năm). Vì lợi ích kinh tế, cho nên diện tích rừng ngập mặn ở Nam Bộ đang bị tàn phá mạnh đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái; ở miền Trung, một vài nơi các vuông tôm vượt qua cả QL 1A và đường sắt Thống nhất dẫn tới những tác hại nghiêm trọng về cảnh quan môi trường.
Bảng 3.19. Sản lượng cá nuôi và tôm nuôi phân theo địa phương từ 1995 – 2008 (nghìn tấn)
1995 2000 2005 2008
Cá Tôm Cá Tôm Cá Tôm Cá Tôm
Cả nước 209,14 55,32 391,05 93,50 971,18 327,1 9 1863,3 1 388,36 ĐB sông Hồng 48,24 1,33 84,39 3,60 167,52 8,28 234,41 8,22 TDMN P Bắc 12,01 0,55 21,67 0,92 41,73 5,35 58,00 6,58 Đông Bắc 10,09 0,55 18,78 0,915 35,71 5,30 49,37 6,51 Tây Bắc 1,92 0,00 2,89 0,008 6,02 0,05 8,63 0,07 DH miền Trung 14,48 5,67 24,15 18,19 52,33 33,31 77,66 51,21 B.Trung Bộ 11,72 0,89 20,52 2,08 44,88 12,51 62,43 13,72 DHN Trung Bộ 2,76 4,77 3,63 16,11 7,45 20,80 15,22 37,49 Tây Nguyên 4,41 0,00 7,18 0,02 11,09 0,06 14,70 0,06 Đông Nam Bộ 10,53 0,65 18,90 1,79 46,25 14,42 59,31 15,21 ĐB S.Cửu Long 119,47 47,12 234,76 69,00 652,26 265,76 1419,0 307,07
- Ngoài ra, nghề nuôi cua cũng đang phát triển tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía nam
(78%). Nghề nuôi nhuyễn thể (ngao, sò lông, trai ngọc...) đang phát triển mạnh ở Quảng Ninh, Khánh Hoà. Nuôi rong biển phát triển ở các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung.
3. Định hướng phát triển
phát triển đàn cá. Đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ (ưu tiên XD kết cấu hạ tầng trên các đảo Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quí, Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo) phục vụ cho đánh bắt xa bờ và bảo vệ an ninh vùng biển. Nâng cấp các cảng cá ở các tỉnh dọc DH miền Trung. Đầu tư phát triển đội tàu thuyền đánh bắt xa bờ hiện đại, trang bị các thiết bị đồng bộ về thăm dò, hàng hải. Tổ chức thu mua-CB’-xuất thẳng trên biển đối với sản phẩm cá tươi để thực hiện được việc đánh bắt dài ngày.
- Đối với chương trình nuôi trồng thuỷ sản. Chú trọng phát triển các sản phẩm có giá trị
xuất khẩu (tôm càng xanh, cá ba sa,..), có hình thức nuôi thích hợp đối với từng vùng như cá lồng, cá bè... Tổ chức tốt các dịch vụ về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh. Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ven biển, tập trung vào tôm. Hình thành vùng nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu. Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, tập trung vào các loại cá như cá cam, cá song, tôm hùm. Có thể nuôi bè nổi như ở Khánh Hoà, Đà Nẵng, Quảng Nam. Thử nghiệm nuôi trai ngọc và nhân đại trà ở các eo, vịnh kín, ít chịu ảnh hưởng của sóng gió.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành thủy sản nước ta.
2. Dựa vào bảng 3.15. Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất sự thay đổi về sản lượng thủy sản của cả nước. Giải thích tại sao có sự thay đổi đó.
3. Giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long chiếm ưu thế về sản lượng thủy sản (cả khai thác và nuôi trồng) so với các vùng khác?
4. Những vấn đề đã và đang đặt ra trong việc đẩy mạnh phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.
5. Dựa vào bảng 3.21. Hãy so sánh nghề nuôi cá và tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sồng Hồng.