- Băng chuyền địa lý: dựa trên cơ sở sự khác biệt lãnh thổ về tự nhiên theo thời gian và
2. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1 Khái quát chung
2.1. Khái quát chung
- Về phương diện lý luận, ở nước ta có rất ít tài liệu nghiên cứu sâu về TCLTNN. Liên quan đến vấn đề này chỉ có một vài nghiên cứu về phân vùng NN Việt Nam (Minh Chi -1960), Nhà giáo Nguyễn Văn Quang đã đưa vào giảng dạy giáo trình “Phân vùng nông nghiệp” ở ĐHSP Hà Nội. Vận dụng lý luận của nước ngoài vào thực tiễn sinh động trong TCLTNN của nước ta; có thể thấy nổi lên một số hình thức TCLTNN cụ thể như: Xí nghiệp nông nghiệp (nông trường, HTX, hay các trang trại đang xuất hiện gần đây); Thể tổng hợp nông nghiệp (mà manh nha là các vành đai xanh xung quanh các TP lớn, các vùng chuyên canh cây LT, cây công nghiệp...), và Vùng nông nghiệp sinh thái. Tất nhiên, lý luận về TCLTNN Việt Nam còn là mảng trống khá lớn, đòi hỏi công sức của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Sau 1975, Nhà nước đã công bố 7 vùng nông nghiệp - sinh thái căn cứ vào đặc điểm tự
nhiên, kinh tế, kỹ thuật cũng như định hướng phát triển KT-XH (nói chung) và phát triển nông nghiệp (nói riêng). Hiện nay, TCLTNN của nước ta được xác định theo 7 vùng nông nghiệp -
sinh thái. Các vùng này có điều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau, các điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội cho phát triển nông nghiệp cũng phân hoá; Trình độ thâm canh, CMH' sản xuất không giống nhau. Trong đó, điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên là nền tảng của sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp (bản thân nông nghiệp là ngành kinh tế hướng tài nguyên); Còn điều kiện KT - XH là các nhân tố động làm cho sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp trở thành sự tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và bảo đảm cho phát triển bền vững.
2.2. Những đặc trưng chính của từng vùng
2.2.1. Vùng Miền núi và trung du Bắc Bộ
- Các thế mạnh và hạn chế chính: Tài nguyên đất NN của vùng chủ yếu dựa vào đất
feralit hình thành trên các cao nguyên đá vôi như Mộc Châu, Nà Sản, Bắc Hà..., đất feralit hình thành trên đá sa thạch và những cánh đồng giữa núi, các dải phù sa cổ ở rìa giáp Đồng bằng sông Hồng. Địa hình bị chia cắt mạnh, có cả địa hình núi thấp, TB và cao. Khí hậu nhiệt đới núi cao, có mùa đông lạnh, ở vùng núi trong mùa đông có sương giá, sương muối, ngay trong mùa đông còn có mưa phùn cung cấp ẩm cho cây trồng (các cây ngắn ngày vụ đông). Trong vùng có một số đồng cỏ liền dải, đồi thấp thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.
- Các sản phẩm nông nghiệp CMH’: Tập trung vào cây công nghiệp dài ngày ưa khí hậu
ôn đới và cận nhiệt (chè, hồi, trẩu, sở ...) và một số cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương, thuốc lá,...). Về chăn nuôi (trâu, bò lấy thịt, sữa) và lợn. Ngoài ra, vùng có thế mạnh về các cây dược liệu quí (tam thất, sa nhân...). Các cây ăn quả cận nhiệt (đào, mận, lê, hồng...) đang phát triển mạnh ở các vùng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái...
- Thế mạnh & hạn chế. Là đồng bằng phù sa liền dải, diện tích 1,5 triệu ha (1/3 ĐB sông
Cửu Long), ĐB có hướng nghiêng từ tây bắc - đông nam. Do được khai thác sớm cho nên đồng ruộng cơ bản đã thuỷ lợi hoá, đất đai được sử dụng ở mức độ cao. Có hệ thống đê điều để ngăn lũ, hạn chế việc bồi đắp phù sa vào đồng bằng (có nhiều ô trũng, sâu). Nét đặc sắc của đồng bằng là có mùa đông lạnh (luân phiên các ngày lạnh và các ngày nắng ấm). Vì vậy, vùng có điều kiện phát triển các loại cây trồng - vật nuôi đa dạng cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Mật độ dân cư tập trung đông nhất cả nước. Người dân cần cù, có kinh nghiệm thâm canh, có các làng nghề thủ công rất phát triển. Là nơi có mật độ các đô thị dày đặc nhất cả nước, có nhiều TP lớn.
- Sản phẩm nông nghiệp CMH': Lúa gạo (là vùng trọng điểm LT - TP số 2 cả nước, sản
lượng lương thực chiếm 18% cả nước, nhưng BQLT/ng lại thấp hơn mức TB của cả nước). Các loại thực phẩm (đàn lợn, gia cầm, các loại rau vụ đông là thế mạnh của vùng, bò sữa ven các TP lớn). Cây CN (đay, cói,...)
2.2.3. Vùng Bắc Trung Bộ
- Thế mạnh và hạn chế chính: Địa hình phía tây là dãy Trường Sơn Bắc, tiếp đến là vùng
đồi trung du, đến đồng bằng nhỏ hẹp chạy sát ven biển, phía Đông là Biển Đông. Các đồng bằng thu hẹp dần về phía Nam. Tài nguyên đất NN dựa trên các vùng đất phù sa có nguồn gốc sông - biển, chủ yếu là đất cát pha. Đất feralit tập trung ở vùng trung du và có một ít đất đỏ ba dan ở Phủ Quì (Nghệ An) đến Quảng Trị. Như vậy, địa hình, đất đai của vùng có những nét khá đặc biệt, có thế mạnh để khai thác tổng hợp cả Lâm-Nông-Ngư. Khí hậu có tính chất chuyển tiếp của khí hậu Bắc Bộ với khí hậu Nam Bộ, vẫn có mùa đông lạnh (nhưng ngắn ~ 90 ngày), vì vậy cũng có thể phát triển các cây trồng - vật nuôi ưa nhiệt độ ≤ 200C. Vào tháng 5 - 7, gió mùa tây nam hoạt động, thời tiết rất khô, nóng, hạn hán xảy ra ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi. Có nhiều sông nhưng ngắn và dốc, thuỷ chế chênh lệch giữa mùa lũ và kiệt, công tác thuỷ lợi gặp nhiều KK, chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất. Ven biển (Quảng Bình) chịu ảnh hưởng của cát bay vào đất liền. Người dân có kinh nghiệm đấu tranh chống thiên tai và chinh phục thiên nhiên. Trong vùng đã có một số cơ sở CNCB' nông sản, một số đô thị vừa và nhỏ.
- Sản phẩm nông nghiệp CMH': Các sản phẩm nông nghiệp của vùng chủ yếu cung cấp cho CNCB’ TP. Sản phẩm chính của ngành trồng trọt là lạc, mía, cam, có một ít hồ tiêu, cao su, cà phê. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, có một ít hươu, dê. Thủy - hải sản.
2.2.4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Thế mạnh và hạn chế chính: Dãy Trường Sơn chạy sát gần biển, sườn dốc về phía đông
(biển). Đồng bằng nhỏ, hẹp, ven biển có nhiều cồn cát (Ninh Thuận, Bình Thuận), nhiều vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ hải sản. Sông ngắn, dốc. Quĩ đất nông nghiệp hạn chế. Khí hậu nóng quanh năm, nhiệt độ TB 25-270C. Lượng mưa giảm dần từ Bắc vào Nam, khô hạn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là phía nam của vùng. Có nhiều đô thị dọc ven biển, GTVT khá thuận lợi.
- Sản phẩm nông nghiệp CMH': Quan trọng nhất là thuỷ sản. Về chăn nuôi, đây là vùng
Định, Quảng Nam. Về trồng trọt, sản phẩm hàng hoá đáng kể là dừa và mía. Ngoài ra, trong vùng có một ít dâu tằm ở Quảng Nam, Bình Định.
2.2.5. Vùng Tây Nguyên
- Thế mạnh và hạn chế chính: Đây là vùng cao nguyên xếp tầng rộng lớn, độ cao trung
bình 700 - 800m/biển. Địa hình thấp dần từ đông sang tây. Khí hậu nhiệt đới trên núi, nhiệt độ trung bình năm 19 - 200C, điều hoà quanh năm. Là đầu nguồn của nhiều sông suối. Khí hậu phân ra 2 mùa khô - mưa rõ rệt. Mùa khô rất thiếu nước, mực nước ngầm hạ thấp nên công tác thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn. Là vùng có nhiều dân tộc ít người, sau 1975, người Việt di cư lên xây dựng vùng kinh tế mới khá đông, chủ yếu là ở các tỉnh phía bắc và ven biển miền Trung. Về trình độ phát triển KT-XH nói chung còn thấp, CSHT yếu kém, GTVT mới đang được nâng cấp, các CS CNCB' chưa phát triển. Tây Nguyên vẫn còn tồn tại hình thức canh tác thô sơ (phát, đốt rừng, chọc, trồng tỉa). Hiện nay đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá với các vùng CMH' cây dài ngày và chăn nuôi bò. Sự suy thoái lớp phủ rừng đang là vấn đề đặt ra đối với vùng
- Sản phẩm nông nghiệp CMH': Cà phê, cao su, cây chè, chăn nuôi bò sữa và bò thịt.
Ngoài ra, còn có các vùng CMH' rau, hoa ở Đà Lạt chuyên SX các loại rau, hoa cao cấp phục vụ cho các thành phố và xuất khẩu.
2.2.6. Vùng Đông Nam Bộ
- Thế mạnh và hạn chế chính: Địa hình là vùng đồi lượn sóng thuộc sườn Tây Nam dãy
Trường Sơn. Độ cao ~ 200 - 300m/biển. Đất trồng chủ yếu là đất ba dan và đất xám phù sa cổ. Có một số vùng trũng để nuôi trồng thuỷ sản. Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình 22-250C. Có hai mùa khô - mưa rõ rệt. Có nhiều sông ngắn cùng đổ ra cửa Soi Rạp (như sông Đồng Nai, Bé, La Ngà, Vàm Cỏ Đông) các sông này có ý nghĩa lớn về thuỷ điện và thuỷ lợi, tuy nhiên vào mùa khô có hiện tượng thiếu nước. Là vùng được khai thác sớm, có các TP, TTCN lớn là thị trường tiêu thụ nông sản, có nhiều các cơ sở CNCB’.
- Sản phẩm nông nghiệp CMH': Đây là vùng cao su lớn nhất cả nước. Cây cà phê, phát
triển mạnh từ sau 1980, hồ tiêu... Các cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá). Vùng cây ăn quả (xoài, bưởi, măng cụt .v.v.)
2.2.7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Thế mạnh & những hạn chế. Là ĐB rộng lớn nhất của nước ta. Phù sa màu mỡ, lại được bồi đắp hàng năm. Tiềm năng nông nghiệp lớn nhất là dải phù sa ngọt tập trung giữa S.Tiền và S.Hậu. Những vùng đất bị nhiễm phèn và mặn đang được cải tạo để mở rộng diện tích. Khí hậu cận xích đạo, nguồn nhiệt phong phú (9.500-10.0000C/năm), nhiệt độ trung bình 25-270C, lượng mưa tập trung theo mùa (mùa mưa chiếm 85-90%), có 2 mùa (lũ và kiệt), ít chịu ảnh hưởng của bão. Vùng rừng ngập mặn dọc duyên hải (bán đảo Cà Mau) là những hệ sinh thái có năng suất rất cao, ý nghĩa kinh tế lớn, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản. Do đặc điểm về hình thái của các cửa sông và chế độ thuỷ triều, nên đồng bằng chịu ảnh hưởng mạnh của sự xâm nhập mặn (nhất là trong mùa kiệt). Vùng có khả năng phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng - vật nuôi đa dạng. Thuỷ sản đã trở thành thế mạnh đặc sắc của vùng. Mặt khác, thiên nhiên đã tạo ra tập quán canh tác đặc trưng của vùng “con người sống chung với lũ, tránh lũ vụ chính”. Việc cải tạo đất phèn-mặn, chống xâm nhập mặn có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển NN của vùng.
Về điều kiện KT-XH, vùng được khai thác mạnh từ thế kỷ 17; người dân có kinh nghiệm canh tác cây lúa nước, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản; sớm tiếp cận với nền kinh tế thị trường, lại nằm kề với vùng tiêu thụ hàng nông sản (Đ.Nam Bộ). GTVT đường thuỷ rất thuận lợi. Đã hình thành mạng lưới các đô thị và các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ.
- Sản phẩm nông nghiệp CMH': Lúa gạo (chiếm ưu thế cả về diện tích và sản lượng của
cả nước, là vùng xuất khẩu gạo chủ yếu của nước ta). Về sản xuất thực phẩm (thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm (đặc biệt là vịt). Là vùng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất cả nước; cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói). Các cơ sở công nghiệp chế biến được phát triển rộng khắp đã góp phần tạo thế ổn định cho các vùng nông nghiệp CMH'.
2.3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta