Tình hình phát triển: Đườn gô tô đã được phát triển từ thời Pháp thuộc Đầu tiên là

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 83 - 84)

việc nâng cấp và xây dựng mới một số đoạn trên tuyến đường Thiên Lý xuyên Bắc - Nam thời Nguyễn. Năm 1913 tổng chiều dài ~ 3.000 km. Năm 1925 đã tăng lên 20.000 km. Năm 1934 riêng đường nhựa là 33.600 km, đường đá 15.300 km. Sau năm 1939, giao thông đường bộ đã trở nên phổ biến việc đi lại dễ dàng từ nơi này đến nơi khác. Nhiều cầu cống xi măng kiên cố cũng đã được xây dựng, tiêu biểu là cầu Pôn Dume (Long Biên) qua S.Hồng được xây dựng cuối thế kỷ XIX, dài 2.500 m cho cả đường bộ và đường sắt. Cầu Tràng Tiền qua sông Hương (6 nhịp cho đường bộ) và cầu Bạch Hổ dành cho đường sắt đều dài trên 1.000 m qua sông Hương (Huế). Ngoài ra, còn có cầu Đò Lèn (160 m), Hàm Rồng (200 m), Thạch Hãn (274 m), cầu qua sông Đà Rằng (365 m)... Đến nay, mặc dù đất nước trải quan nhiều biến động, nhưng GTVT vẫn phát triển. Chúng ta đã mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới nhiều tuyến đường. Năm 1990 nâng cấp 29 quốc lộ với chiều dài 6.000 km. Năm 1993, nâng cấp 39 tuyến (13.216 km). Năm 1995 nâng cấp 47 tuyến (13.216 km). Năm 1999, tổng chiều dài đường ô tô là 181.421 km, mật độ 0,55km/km2, thuộc loại cao trong khu vực (trong số này: Quốc lộ 10%, tỉnh lộ 14%, huyện lộ 24%, đường đô thị 2,1%, đường chuyên dùng 5%, còn lại là đường làng xã 44,9%). Nhưng nhìn chung, chất lượng đường còn kém, tuy phát triển nhanh nhưng vẫn còn 5 huyện với 1250 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm. Cùng với đường ô tô, thì hệ thống các cầu cũng được cải tạo và xây dựng mới. Năm 1995, cả nước có 32.482 cầu với tổng chiều dài 556.588 m (không tính 475 cầu dành riêng cho tàu hoả), trong đó có 4.114 cầu có trọng tải trên 10 tấn. Lớn nhất và hiện đại nhất là cầu Thăng Long qua S.Hồng, nối Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài; phần chính của cầu dài 1.680 m, cộng thêm cầu dẫn ở hai đầu là 5.503 m; cầu có 2 tầng, tầng trên cho xe ô tô, tầng dưới cho tàu hoả, xe thô sơ, có 14 trụ chính, cầu cao hơn mặt nước 10 m; thông xe 07/11/1987. Ngoài ra, còn có các cầu khác như: cầu Chương Dương chạy song song với cầu Long Biên; Cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy; Cầu Cỏ May trên QL51; Cầu sông Gianh, Quán Hầu trên QL1A. Cầu Mỹ Thuận là cầu giăng dây đầu tiên ở Việt Nam và ĐNÁ bắc qua S.Tiền nối Tiền Giang - Vĩnh Long, dài

1.535,2 m, rộng 22,8 m, 4 làn xe và 2 lề cho khách bộ hành, khổ thông thuyền từ mặt nước lên là 37,5m. Khởi công 06/1997, hoàn thành 05/2000, liên doanh với Baulderstone Hornibrook (Ôxtrâylia). Hiện nay, đang XD hàng loạt cầu lớn hiện đại: cầu Cần Thơ, Rạch Miễu (01/2009 thông xe), Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Thị Nại, Bãi Cháy,v.v.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w