Các vùng sản xuất vật liệu xây dựng

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 66)

- Ở nước ta, ngành khai thác và luyện kim đã xuất hiện từ rất sớm Nghề luyện đồng có từ

c.Các vùng sản xuất vật liệu xây dựng

▪ Vùng SXVLXD Bắc Bộ (từ Thanh Hoá trở ra): vùng này tập trung hàng loạt các nhà

máy xi măng, gạch công nghiệp, gốm ceramic và sứ vệ sinh dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng, đồng thời là vùng sản xuất VLXD lớn nhất cả nước. Vùng vùng tập trung 11 nhà máy, gồm Hải Phòng 0,4 triệu tấn/năm; Tràng Kênh - Chinh Fong (Hải Phòng) 1,4 triệu tấn/năm; Hoàng Thạch (I, II) 2,3 triệu tấn; Phúc Sơn 1,8 triệu tấn; 3 nhà máy của Quảng Ninh (Lang Bang A, B và Hạ Long) 4,5 triệu tấn; Bút Sơn I, II (Hà Nam) 2,8 triệu tấn; Tam Điệp (Ninh Bình) 1,2 triệu tấn; Bỉm Sơn I, II, III (Thanh Hoá) 2,3 triệu tấn; Nghi Sơn (Thanh Hoá) 2,3 triệu tấn. Các loại vật liệu khác như gạch, gốm ceramic, sứ vệ sinh, kính XD ở Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Thái Bình; Trong số này có 3 xí nghiệp sứ vệ sinh (30 - 50 vạn sản phẩm/năm), 5 xí nghiệp gạch gốm (TB/nhà máy > 1,0 triệu m2). Riêng nhà máy gạch Giếng Đáy (Quảng Ninh) 3,0 - 4,5 tỉ viên/năm và xí nghiệp kính Đáp Cầu 28 triệu m2/năm.

▪ Vùng SXVLXD Trung Bộ(Nghệ An – Bình Thuận):Về nguồn nguyên liệu vùng có thế mạnh lớn về cát thuỷ tinh. Về sản xuất xi măng, hiện nay mới chỉ có xi măng Hoàng Mai (Nghệ An), là lớn nhất, tiếp đến là Thành Mỹ (Đà Nẵng) 1,5 triệu tấn/năm và Vân Xa (T-T- Huế) 0,5 triệu tấn/năm. Số còn lại là 5 trạm nghiền clanhke, qui mô nhỏ, có ý nghĩa địa phương. Gạch men ceramic và sứ vệ sinh có ở Đà Nẵng, Huế. Trong đó, gạch gốm-sứ (công suất ~3 triệu m2/năm).

▪ Vùng SXVLXD Nam Bộ. Về xi măng: Từ 2 cơ sở cũ SX clanhke và nghiền xi măng ở

cách xa nhau, từ Hà Tiên (Kiên Giang) về Thủ Đức (TP HCM), vùng đang nâng cấp các nhà máy cũ và XD thêm một số nhà máy mới: Kiên Lương 1 (từ 1,0 triệu tấn lên 1,3 triệu tấn/năm) và XD mới nhà máy xi măng Sao Mai (Kiên Giang) công suất 1,76 triệu tấn/năm (liên doanh với Thuỵ Sĩ), một phần clanhke được đưa về nghiền ở Vĩnh Long (0,1 triệu tấn), Cần Thơ (0,2 triệu tấn), Phước Thắng (Vũng Tàu) 0,5 triệu tấn, Thủ Đức 1,2 triệu tấn, Bình Diễn (TP HCM) 0,2 triệu tấn. Hạn chế lớn nhất của vùng là nguồn nguyên liệu (đá vôi) rất ít, chỉ có ở Hà Tiên. Sản xuất gạch, gốm, sứ vệ sinh, dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ, kết hợp với việc du nhập kĩ thuật, trong vùng

có một số cơ sở SX gạch gốm, sứ vệ sinh và phân bố chủ yếu ở TP HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ (mỗi tỉnh có 1 xí nghiệp).

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 66)