Khái quát Phạm vi lãnh thổ: bao gồm lãnh thổ còn lại tính từ Bình Định trở vào Vùng

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 121)

bao gồm một lãnh thổ rộng lớn với các ĐKTN, KT-XH rất đa dạng. Phía bắc giáp vùng du lịch Bắc Trung Bộ, phía tây giáp đất nước Chùa Tháp, phía đông và Đông Nam giáp biển Đông. Phạm vi bao gồm 29 tỉnh, TP từ tỉnh Bình Định trở vào (5 tỉnh DHNTB, 5 tỉnh Tây Nguyên, 6 tỉnh - TP của vùng Đ.Nam Bộ, 13 tỉnh của ĐBSCL). Diện tích 146.390 km2, dân số 39.046,8 ngàn người, mật độ dân số 267 ng/km2 (44,2% diện tích và 47,0% dân số cả nước). Vùng này có 2 á vùng là á vùng Nam Trung Bộ và á vùng Nam Bộ. Có tam giác tăng trưởng du lịch TP HCM- Nha Trang-Đà Lạt. Nét đặc trưng của vùng này rất đa dạng về tự nhiên, phong phú về sắc thái dân tộc, nhưng không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế. Trong vùng có vựa lúa lớn nhất cả nước (ĐBSCL), có vùng cây CN lớn nhất cả nước (Đ.Nam Bộ, Tây Nguyên), có TP HCM thuộc loại lớn nhất cả nước, tất cả đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động du lịch. GTVT có thể liên hệ được với nhiều vùng và nhiều nước trên thế giới qua các tuyến đường như QL 1A, đường sắt, đường sông, biển, hàng không.

- Tiềm năng du lịch

Bảng 5.18. Các tài nguyên du lịch về tự nhiên điển hình.

Tài nguyên DL Thắng cảnh Bãi biển Nước khoáng Rừng (+) Các điểm du lịch Giá trị K/năng Giá trị K/năng Giá trị K/năng Giá trị K/năng

Nha Trang ↑ ↑ ↑ ↑ - - - - Đại Lãnh ↑ → ↑ → - - - - Qui Nhơn - - ↑ → - - - - Biển Hồ → ↑ - - - - - - Đà Lạt ↑ ↑ - - - - ↑ ↑ Ea Keo - - - - - - → → Vũng Tàu → ↑ ↑ ↑ - - - - Côn Đảo ↑ ↓ → ↓ - - - - TrịAn-NamCátTiên ↑ → - - - - ↓ → Hà Tiên ↑ → - - - - - - Phú Quốc ↑ → - - - - ↑ → Cà Mau ↑ ↓ → → - - → ↓ Vĩnh Hảo - - - - ↑ ↑ - - Bạc Liêu - - - - → → - -

Ghi chú: ↑ Cao ↓Thấp →Trung bình

+ Về tự nhiên: Lãnh thổ nằm ở phần cuối của đồng bằng Nam Trung Bô (từ Bình Định),

toàn bộ vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, điều này tạo nên sự đa dạng về địa hình có sức thu hút khách du lịch. Đây là khu vực có bãi biển đẹp nhất cả nước, kéo dài từ Đại Lãnh - Văn Phong - Nha Trang. Ngoài ra, còn có một số bãi biển khác: Quy Nhơn, Long Hải, Phước Hải, Vũng Tàu. Vùng có nhiều đảo với những đặc sản nổi tiếng, có sức thu hút khách du lịch lớn (từ Mũi Nạy đến vịnh Cam Ranh có 20 đảo, có 7 đảo có tổ chim yến nằm cheo leo trên vách đá). Các tỉnh Tây Nguyên nằm trên cao nguyên xếp tầng, có Đà Lạt là TP du lịch nổi tiếng nhất cả nước. Khí hậu của vùng rất thuận lợi cho du lịch, đặc biệt là trên các cao nguyên khí hậu luôn mát mẻ, nhiệt độ biến đổi nhanh chóng ngày/đêm, nhưng nhiệt độ cực đại chưa bao giờ vượt quá 300C và cực tiểu không dưới 4,90C. Tài nguyên nước và nước khoáng rất có giá trị cho du lịch. Nước khoáng có nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Sông ngòi dày đặc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên sinh vật trong vùng có khu vực mang sắc thái của hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm, đó là khu dự trữ tự nhiên Suối Trai (Tây Sơn - Bình Định), khu dự trữ tự nhiên Kon Cha Răng (Kbang-Gia Lai), trạm thuần dưỡng động vật Ea Keo (TX Buôn Ma Thuột), vườn quốc gia Cát Tiên, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đất mũi Cà Mau

+ Tài nguyên du lịch nhân văn

Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. Ở vùng đồng bằng, ngoài người Việt, còn có người Chăm với nền VH Chàm nổi tiếng (các di tích còn để lại với kiến trúc cổ bằng đá hoặc bằng gạch). Ở Tây Nam Bộ có người Khơ Me đã đóng góp lớn vào nền VM của các dân tộc Nam Á trước đây. Các dân tộc Tây Nguyên lại có những đặc trưng riêng, ở những vùng núi cao có các dân tộc Ê Đê, Giarai, Ba Na, Xơ Đăng, M’Nông, Cà Tu, Tà Ôi... Tuy trình độ phát triển KT-XH còn thấp, nhưng được tổ chức khá chặt chẽ vì vậy nền văn hóa của họ có một bản sắc rất riêng biệt. Về phương diện dân tộc, có thể khai thác những nét độc đáo của từng dân tộc & coi đó

văn nghệ dân gian với nhạc cụ rất độc đáo như đàn tơrưng, krông pút... các điệu múa đặc sắc của núi rừng Tây Nguyên. Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian ở đây mang sắc thái riêng với lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, hát trường ca, thần thoại...

Bảng 5.19. Các tài nguyên du lịch nhân văn điển hình.

Tài nguyên du lịch Lịch sử Văn hóa Kiến trúc Bảo tàng Các điểm du lịch Giá trị K/năng Giá trị K/năng Giá trị K/năng Giá trị K/năng

Tây Sơn → → - - - - - - ThápChàmĐôngDương - - - - → → - - Tháp Đôi - - - - → → - - Tháp Hoàng đế và tháp Cảnh Tiên → → - - → → - - Tháp Chàm Pônaga - - - - ↑ ↑ - - Tháp Chàm Poklong Garai - - - - → → - - Núi Sam → → → → - - - -

Chùa Linh Sơn → → → → - - - -

Toà thánh Tây Ninh → → - - ↑ ↑ - -

Nhà tù Côn đảo ↑ ↑ - - - - - -

H/Trg Thống Nhất ↑ ↑ - - - - - -

Lăng Lê Văn Duyệt - - - - → ↑ - -

Chùa Phụng Sơn → ↑ → ↑ - - - -

Chùa Giác Lân - - - - → ↑

Bảo tàng TP HCM - - - - - - ↑ ↑

BT Hải dương học - - - - - - ↑ ↑

Ghi chú: ↑ Cao ↓Thấp →Trung bình

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w