Một vài khu vực du lịch tiêu biểu nhất

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 116 - 118)

▪ Vịnh Hạ Long. Là thắng cảnh nổi tiếng của vùng biển Đông. Cách Hà Nội 151 km. Là vịnh kín trong vùng biển rộng. Diện tích 15.000km2. Đường bờ biển khúc khuỷu với bãi tắm đẹp là Bãi Cháy. Có hàng ngàn đảo lớn nhỏ (chủ yếu là đảo đá vôi). Hạ Long có nhiều đảo muôn hình muôn vẻ, mỗi đảo được gọi theo vật mà về hình dạng làm cho trí tưởng tượng của khách du lịch càng thêm phong phú như hòn Con Cóc, hòn Con Voi, hòn Gà Chọi, hòn Mái Mơ... Có những hang động đẹp, có tên gọi gắn liền với truyền thuyết như hang Đầu Gỗ (hang Dấu Gỗ), động Thiên Cung, hang Trinh Nữ... Mặt nước Hạ Long luôn phẳng lặng, ít khi có sóng lớn. Nước biển trong xanh màu ngọc bích. Khí hậu ấm áp, mát mẻ trong lành. Hạ Long có nhiều đặc sản quý như cá, tôm he, hải sâm, bào ngư... Trên các đảo đá có nhiều chim thú, nhất là gà ri, chim xanh, sơn dương, khỉ, kỳ đà... nhiều đảo có ngọc trai, san hô... Hạ Long có sức hấp dẫn kì diệu khách du lịch, bởi nó vừa hùng vĩ, vừa duyên dáng, vừa thơ mộng. Cảnh sắc ở đây không đơn điệu, luôn luôn mới ở các góc độ quan sát và thay đổi theo thời gian. Khách có thể tham quan vào bất kỳ mùa nào cũng thấy được những cái riêng đầy quyến rũ. Tuy nhiên, do thu hút đông đảo khách du lịch đến, vì vậy vấn đề môi trường cần phải đặt ra, để giữ được vẻ đẹp ban đầu của nó.

▪ Tam Đảo. Điểm du lịch nằm ở độ cao 879 m. Tam Đảo là dãy núi nằm ở ranh giới 3 tỉnh Vĩnh Phúc - Tuyên Quang - Thái Nguyên, có ba ngọn nhô cao là Thiên Nhị - Thạch Bàn - Phù Nghĩa là ngọn cao nhất là 1.591m, ba ngọn núi này như ba hòn đảo bồng bềnh giữa biển mây. Phong cảnh núi non ở đây rất hình vĩ, có khả năng quan sát được một vùng rộng lớn của đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ TB 180C. Do có địa hình chắn gió, cho nên lượng mưa TB hàng năm lên tới 2.630mmm, cũng vì vậy mà cây rừng quanh năm xanh tốt, sông suối nhiều đủ cung cấp nước cho các vùng lân cận. Tam đảo có vườn quốc gia với diện tích 37.000ha. Tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, có tới 620 loài thân gỗ và thân thảo, trong đó 40% là loại sồi, dẻ (ở đây có cây pơmu là cây gỗ quí, điển hình cho rừng nhiệt đới trên núi). Là nơi nghỉ mát trong mùa Hạ, nơi nghỉ cuối tuần của thủ đô Hà Nội và các khu vực xung quanh.

▪ Chùa Hương. Là một thắng cảnh nổi tiếng nhất của nước ta. Cách Hà Nội 60km về phía Nam, là khu vực rộng lớn, bao gồm cả núi, rừng, hang động, sông suối thuộc Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Tây. Đây là một quần thể thắng cảnh và các di tích; đó là các suối Yên, suối Tích con đường chính dẫn khách vào thăm các di tích; đó là các quả núi có hình dáng đẹp như núi Mâm Xôi, núi Con gà, núi Voi, Núi lân, núi Qui, núi Phượng...; đó là các động của Chùa Tiên, động Hương Tích, động Hinh Bồng, động Ngọc Long (Tuyết Sơn); đó là các chùa như chùa Ngoài (chùa Chò), chùa Trong (chùa Hương), chùa Hinh Bồng, chùa Long Vân, chùa Bảo Đài...; đó là 5 pho tượng bằng đá trắng ở chùa Tiên, tượng phật bà Quan Âm bằng đá xanh (nghệ thuật điêu khắc Phật giáo từ thời Tây Sơn), tượng Cửu Long đúc bằng đồng cách đây ~ 200 năm. Trọng điểm của thắng cảnh chùa Hương là động Hương Tích với chùa Hương. Tại đây còn ghi lại bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1767-1982) khắc vào vách đá 5 chữ “ Nam Thiên Đệ nhất

Động”. Hội chùa Hương diễn ra vào rằm tháng 2 (âm lịch), nhưng thực tế khách đã đi hội từ

15/01 - 15/03 (âm lịch), số khách hàng năm vài chục vạn người.

▪ Kim Liên - Nam Đàn. Nam Đàn có diện tích 295,2 km2, số dân khoảng 17,0 vạn người. Có các điểm du lịch thuộc làng Chùa, làng Sen, xã Kim Liên quê nội và ngoại của Bác Hồ. Mộ bà Hoàng Thị Loan (xã Nam Giang), núi Thiên Nhẫn và thành Lục Niên gắn với khởi nghía Lê Lợi, mộ Nguyễn Thiếp (thuộc xã Nam Kim). Khu vực thị trấn Nam Đàn có nhà cụ Phan Bội Châu, đến xã Hồng Long có dòng sông Lam chảy qua huyện. Khu di tích Kim Liên ở Làng Sen (quê nội của Bác), có ngôi nhà 5 gian của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; có bảo tàng Kim Liên ghi lại cuộc đời hoạt động của Bác; có nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quy (thày dạy của Bác thời niên thiếu) và có giếng Cốc với kỷ niệm gắn bó của Bác với nhân dân trong thôn làng. Ở làng Hoàng Chù (quê ngoại) của Bác có ngôi nhà 3 gian xây dựng từ 1883 nơi Bác ra đời, có ngôi nhà gỗ 5 gian của gia đinh cụ Hoàng Xuân Đường và nhà thờ họ Hoàng Xuân.

● Vùng du lịch Bắc Trung Bộ

- Khái quát.

Phạm vi lãnh thổ : Bao gồm 6 tỉnh (từ Quảng Bình - Quảng Ngãi). Nằm ở vị trí trung gian

của đất nước. Diện tích 34739 km2. Dân số 6103,3 ngàn người, mật độ dân số 176 ng/km2 (2005).

 Phía Bắc giáp Hà Tĩnh, phía Nam giáp Bình Định và Kon Tum, phía Đông là biển, phía Tây giáp Lào. Đây là mảnh đất đầy biến động trong suốt chiều dày lịch sử.  Là vùng có những nét tương phản cả về tự nhiên - kinh tế - lịch sử. Sông Gianh (Quảng Bình) là chiến tuyến suốt thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh gần 100 năm. Sông Bến Hải (Q.Trị) mặc dù chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời, song cũng là nỗi đau nhức nhối của dân tộc trong suốt trên 20 năm chia cắt Tiếng súng đầu tiên tại cửa Hàn (Đà Nẵng 1858) mở màn cho thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta. Cũng tại đây, năm 1964, tên lính viễn chinh Mỹ đầu tiên cũng đặt chân lên để tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở M.Nam. Núi Thành (Quảng Nam), trận đọ súng đầu tiên giữa quân giải phóng với bọn xâm lược Mỹ, đã khẳng định một chân lý ví đại: “Chúng ta có thể đánh và đánh

thắng được Mỹ”. Hội An, từ TK 18 đã là một thương cảng sầm uất. Về mặt tự nhiên. Việc hình

thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp, ở vị trí giao lưu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam; giữa 2 đơn vị kiến tạo lớn và là nơi gặp gỡ giữa 2 luồng thực vật di cư từ Hymalaya (qua Vân Nam) xuống và từ Malaixia lên đã tạo cho thiên nhiên của vùng có một sắc thái độc đáo. Khoảng 4/5 diện tích tự nhiên của vùng là đồi núi và cồn cát, bị chia cắt thành những mảnh nhỏ hẹp, độ dốc lớn. Phía Tây là dãy Trường Sơn kéo dài như một bức trường thành, độ cao TB từ 600 - 800m, không chỉ chạy song song với biển mà còn có nhiều nhánh đâm ra biển như Hoành Sơn “cỏ cây chen lá, đá chen hoa”, Bạch Mã, có Hải Vân được mệnh danh là

“ Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Các đồng bằng ở đây đều nhỏ hẹp, có nhiều cồn cát, đụn cát lấn

sâu vào đất liền. Bờ biển nhiều đầm phá. Khí hậu của vùng cũng có những nét khác biệt lớn (do có dãy Hoành Sơn và Bạch Mã đâm ngang ra biển). Vì vậy, ở Nghệ-Tĩnh mang những nét của khí hậu M.Bắc, thì ở Quảng Bình lại mang những nét của khí hậu M.Nam. Giữa Huế - Đà Nẵng cách nhau không xa, nhưng Huế có thời kỳ mưa trắng đất, trắng trời, thì ở Đà Nẵng chói chang ánh nắng, hầu như không có mùa đông. Với điều kiện khí hậu như trên, buộc các nhà quản lý du

lịch phải có sự nghiên cứu thấu đáo, để xác định thời gian tối ưu cho khách du lịch... Do ảnh hưởng của khí hậu, địa hình cho nên sông ngòi đều ngắn và dốc, nhưng thảm thực vật rừng lại rất phong phú với nhiều loại gỗ quí (gụ, táu...), động vật còn bảo tồn được nhiều loài quí hiếm. Vùng biển có nhiều bãi tắm đẹp, biển có nhiều nguồn hải sản. Có các đảo nổi tiếng như Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, QĐ Hoàng Sa. Về tài nguyên nhân văn: có cố đô Huế, một quần thể di tích triều Nguyễn rất đa dạng, đô thị cổ Hội An, kinh đô Trà Kiệu và thánh địa Mỹ Sơn, một di tích nổi tiếng về văn hoá Chàm...tất cả đã được công nhận là di sản của nhân loại.

Bảng 5.16. Các tài nguyên du lịch tự nhiên điển hình của vùng Bắc Trung Bộ.

Tài nguyên DL Thắng cảnh Bãi biển Nước khoáng Rừng (+)

Các điểm du lịch Gía trị K/Năng Giá trị K/Năng Giá trị K/Năng Giá trị K/Năng

Động Phong Nha ↑ - - - - - -

Bạch Mã - - - - - - ↑ →

Lăng Cô → → ↑ → - - - -

Đèo Hải Vân → ↑ - - - - - -

Bán đảo Sơn Trà → ↑ - - - - - -

Bãi biển Đà Nẵng - - ↑ ↑ - - - -

Ngũ Hành Sơn ↑ ↑

Cù Lao Chàm ↑

Nc khg BànThạch → ↓

Bãi biển Mỹ Khê ↑ ↑

Bãi biển Sa Huỳnh → →

Ghi chú: ↑Cao ↓Thấp →Trung bình

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 2) (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w